Huỳnh
Hoa dịch
25-11-2017
Chuyến
công du châu Á của Trump cho thấy Tập đã mạnh lên như thế nào
“Nước Mỹ trên hết” chỉ giữ vị trí thứ hai sau
những hợp đồng thương mại do Trung Quốc vạch ra.
*
Sự hiếu khách mà tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhận
được trong chuyến công du châu Á thật nồng hậu đến nỗi ông có lẽ cảm thấy thoải
mái hơn là ở Washington, nơi ông phải thường xuyên cãi cọ với báo chí. Nhưng
trong khi ông Trump thích thú tận hưởng sự đối đãi thượng khách dành cho ông và
quảng bá chính sách thương mại “nước Mỹ trên hết, song phương trên hết” của ông
thì chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khôn khéo tự đặt mình vào vị thế nhà
lãnh đạo về tự do thương mại và phát triển toàn cầu.
Ngay cả chính sách bành trướng của ông Tập ở Biển
Đông đã hầu như không bị đụng đến.
Vào đầu tháng 11, tiêu đề chính trên trang bìa của tạp
chí Time tuyên bố “Trung Quốc đã thắng”. Bài báo viết về năng
lực cạnh tranh của hệ thống kinh tế của một đất nước dưới sự cai trị chuyên chế,
đối nghịch với sự kết hợp thị trường tự do với nền dân chủ tự do của phương
Tây. Nhưng, sau chuyến thăm của ông Trump, cũng có thể nói như vậy về địa chính
trị.
Thật khôi hài là chuyến đi “nước Mỹ trên hết” lại
làm nổi bật cái lợi thế mới có được của Trung Quốc so với Hoa Kỳ trên đấu trường
quốc tế - một lợi thế mà nước này có thể sẽ duy trì ít nhất là trong nhiệm kỳ tổng
thống của ông Trump.
Có thể
tiên đoán được con người hay thay đổi
Ông Trump đã bắt đầu chuyến công du vào ngày 5/11 bằng
một cuộc chơi golf ở ngoại ô Tokyo, cùng với ông có thủ tướng Nhật Bản Shinzo
Abe. Lịch trình như xoáy lốc của ông đưa ông tới Nam Hàn để hội kiến với tổng
thống Moon Jae-in và tới Trung Quốc để đàm đạo với ông Tập.
Tại Việt Nam, ông Trump tham dự hội nghị Diễn đàn Hợp
tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở thành phố Đà Nẵng và có buổi gặp gỡ,
thực tế là cuộc họp thượng đỉnh, với tổng bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng
ở Hà Nội.
Cuối cùng, ở Philippines, ông tổng thống tham dự hội
nghị cấp cao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và có các cuộc hội đàm song
phương với tổng thống Rodrigo Duterte và thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi.
Có vẻ như ông Trump thật sự vui thích – ông hài lòng
tới mức không tiếc lời ngợi khen các nhà độc tài như ông Tập và ông Duterte.
Ông gọi chủ tịch Trung Quốc là “một người tử tế”, một lãnh tụ “vĩ đại” và cho
biết ông “cảm kích” với cách Bắc Kinh chào đón ông. Ở Manila, ông nói ông được
đón tiếp “như thượng khách mà chưa ai… từng được đối đãi như vậy. Và đó thật sự
là dấu hiệu của sự tôn kính, có lẽ chỉ dành cho tôi một chút thôi, còn thật sự
dành cho đất nước chúng ta”.
Rất có thể lòng hiếu khách hào phóng này được dàn dựng
cẩn thận không phải vì người ta tôn kính ông mà vì lo ngại tính hay thay đổi
khét tiếng của ông tổng thống.
Trước chặng dừng ở Việt Nam của ông Trump, hôm 6-11,
một số phóng viên địa phương cho biết, các quan chức của đảng Cộng sản đã triệu
tập các tổng biên tập của các tổ chức truyền thông quan trọng ở các thành phố lớn,
và yêu cầu họ không đăng, không phát sóng bất kỳ bài báo nào có nội dung tiêu cực
về ông Trump. Không có yêu cầu nào như vậy đối với việc tường thuật về ông Tập
hoặc thậm chí về các nhà lãnh đạo Việt Nam – chỉ riêng ông Trump thôi.
Các chính phủ châu Á đã gắng hết sức để tránh mọi bất
đồng với “nhân vật hay thay đổi nhất trong trật tự thế giới” như lời ông Vali
Nasr, hiệu trưởng trường nghiên cứu quốc tế cao cấp thuộc Đại học Johns Hopkins
miêu tả ông Trump trong một bài diễn văn đầu năm nay.
Ông tổng thống cũng biểu lộ tính cách đồng bóng đó
qua việc đột ngột đảo ngược kế hoạch ban đầu để bỏ qua hội nghị thượng đỉnh
Đông Á ở Manila ngày 14/11, ngày cuối cùng của chuyến công du. Rồi, trong một sự
thay đổi nữa, ông ra về mà không tham dự hội nghị.
Nhưng mặt khác, ngày qua ngày, nghị trình của ông Trump
lại trở nên dễ dự đoán hơn: thúc đẩy các hợp đồng thương mại song phương “nước
Mỹ trên hết”, chào bán hàng hóa Mỹ, thúc đẩy độc lập và chủ quyền của từng quốc
gia và gạt sang một bên những vấn đề gai góc như tranh chấp lãnh thổ ở biển
Đông, cách xử lý của bà Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo trong thực tế của
Myanmar, đối với cuộc khủng hoảng người Rohingya và cuộc chiến tranh chống ma
túy đầy chết chóc của ông Duterte.
Ý muốn của ông Trump bỏ qua những đề tài gay cấn, những
vấn đề phức tạp là khá rõ ràng khi ông không ép được ông Tập đưa ra những cam kết
mới về Bắc Hàn.
Tại cuộc hội đàm ngày 12/11 với chủ tịch Việt Nam Trần
Đại Quang, ông Trump đề nghị làm trung gian hòa giải cuộc tranh chấp ở Biển
Đông – thực sự đảm nhiệm một lập trường trung lập, giữ khoảng cách. “Tôi là một
trọng tài, một người điều đình rất giỏi”, ông nói với báo chí sau cuộc họp.
Nhưng cùng ngày hôm đó, ông Duterte tuyên bố rằng vấn đề Biển Đông “tốt nhất là
để yên không đụng tới”. “Ngày nay, Trung Quốc là cường quốc kinh tế số 1 và
chúng tôi phải là bạn bè của nhau”, ông Duterte nói với một cuộc họp các doanh
nhân ở Manila.
Ngày 13/11, sau hàng loạt cuộc họp, bộ trưởng ngoại
giao Indonesia Retno Marsudi nhận xét: “Nhìn chung, vấn đề Biển Đông đã bị làm
dịu đi tại hội nghị cấp cao này”.
Tương tự như vậy, không cuộc họp nào có ông Trump
tham dự mà công khai đề cập tới vụ thanh lọc sắc tộc người thiểu số Rohingya ở
Myanmar và những vụ giết chóc không qua xét xử lan tràn trong cuộc chiến chống
ma túy của ông Duterte.
Ông Tập hầu như không có gì phải lo lắng trong suốt
thời gian ông Trump thăm viếng các nước láng giềng của Trung Quốc. Ông ta tập
trung vào việc thuyết phục các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương rằng Trung
Quốc rất nghiêm túc trong công cuộc cải tổ kinh tế nội địa, thúc đẩy một hệ thống
thương mại đa phương và ủng hộ các mục tiêu phát triển bền vững – bao gồm cả sự
phát triển kinh tế mà không gây cản trở các sáng kiến về biến đổi khí hậu và các
nỗ lực bảo vệ môi trường khác.
Ở đây có một thái độ đạo đức giả sâu sắc. Trung Quốc,
nơi mỗi năm có hàng ngàn người bị hành quyết mà không được xét xử công bằng tại
tòa án, là một trong những nước có thành tích nhân quyền tệ hại nhất – mà đây
là một yếu tố then chốt của sự phát triển bền vững. Nhưng sự khác biệt trong vị
thế công cộng giữa ông Trump và ông Tập – đặc biệt là việc ông Trump cứ liên tục
nhấn mạnh vào cơ chế thương mại song phương - có vẻ như làm cho nhiều người
quên đi cái thực tế ấy.
Chủ nghĩa
song phương một phía
Ông Trump thường than phiền về hoạt động trợ cấp của
chính phủ, về các doanh nghiệp nhà nước, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và mất
cân bằng thương mại – những cú đánh của ông chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, dù ông
cũng chê trách Việt Nam về thặng dư thương mại của nước này trong buôn bán với
Mỹ và ép Việt Nam mua sắm khí tài quân sự của Mỹ. Về lý do tại sao ông ưa thích
các thỏa thuận thương mại song phương, ông đã lên án các khuôn khổ đa phương là
“những hợp đồng lớn trói tay trói chân chúng tôi, làm mất chủ quyền của chúng
tôi và làm cho áp đặt luật lệ có ý nghĩa, trong thực tế trở nên bất khả thi”.
Sự nhấn mạnh vào chủ quyền và độc lập trái ngược với
thái độ bàng quan mà ông Trump thể hiện trong vấn đề nhân quyền, mà những kẻ lạm
dụng nhân quyền thường nhấn mạnh rằng đây chỉ là một mối quan tâm nội địa.
Trong một sự tương phản rõ rệt, các nhà lãnh đạo Nhật
Bản, Trung Quốc và ASEAN đều kêu gọi thúc đẩy các thỏa thuận thương mại đa
phương, các quan hệ đối tác kinh tế đầy tham vọng và hiện đại hơn – chẳng hạn
như hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà người tiền nhiệm của ông
Trump, tổng thống Barack Obama, đã ủng hộ. Ông Trump rút ra khỏi hiệp định này
ngay sau khi ông nhậm chức tổng thống.
Các nước APEC và ASEAN đã nhiều lần nhấn mạnh sự ủng
hộ của họ đối với các hiệp định đa phương có tính chất thay thế TPP, kể cả hiệp
định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đang được bàn thảo – khác với
TPP, hiệp định này có cả Trung Quốc và Ấn Độ. Họ cũng nhắm tới một hiệp định
thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương rộng lớn hơn, gọi là FTAAP.
Khi phác thảo một tuyên bố chung của hội nghị bộ trưởng
các nước APEC, phía Hoa Kỳ nhiền lần nhấn mạnh vào yêu cầu phải nói rõ những
thiếu sót của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và tầm quan trọng của các hiệp
định song phương, làm cho việc phát hành bản tuyên bố bị chậm lại. Được biết
phía Hoa Kỳ cũng đã phản đối việc đề cập tới hiệp định FTAAP trong bản Tuyên bố
Đà Nẵng của hội nghị cấp cao APEC, cho dù cuối cùng khu vực thương mại tự do được
đề nghị này vẫn xuất hiện trong bản tuyên bố.
Những người ủng hộ chủ nghĩa đa phương đã bắt đầu
trông mong tới cái ngày mà ông Trump sẽ rời khỏi Nhà Trắng. Một trường hợp đáng
lưu ý: tại Đà Nẵng bộ trưởng thương mại của 11 quốc gia đã ký vào TPP còn lại
đã đồng ý tiếp tục tiến tới với hiệp định này mà không có Hoa Kỳ, văn bản hiệp
định mới điều chỉnh còn có một điều khoản quy định thể thức để Hoa Kỳ có thể
tham gia trở lại sau này.
Bản thân cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng có những
cảm xúc lẫn lộn về sự nhấn mạnh vào chủ nghĩa song phương của ông Trump. “Tính
chất phức tạp của một dĩa mì spaghetti mà mỗi sợi mì là một hiệp định thương mại
song phương riêng lẻ” có thể là gánh nặng đáng kể cho các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh ở nhiều nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, ông Steven Okun, lãnh đạo
tổ công tác về TPP của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Singapore, nói với báo The
Nikkei.
Có thể nói chắc rằng, mọi cuộc đàm phán thương mại một
đối một giữa Hoa Kỳ và một đối tác chính nào đó – đặc biệt là Trung Quốc – đều
có khả năng lôi kéo sự chú ý ra khỏi những động thái cuối cùng để đưa hiệp định
TPP vào thực hiện. Và nếu như những cuộc đàm phán đó được tiến hành theo những
cách thức nghiêm túc và xây dựng, chúng có thể giúp hồi sinh những cuộc trao đổi
qua lại giữa Mỹ với các quốc gia Đông và Đông Nam châu Á.
Nhưng nếu chính phủ của ông Trump cứ tập trung vào
chuyện sử dụng cây gậy, chẳng hạn như điều khoản “Super 301” trong luật thương
mại Mỹ và các biện pháp trả đũa khác, những mối ràng buộc đó có thể sẽ bị xung
đột thêm nữa. Đà suy thoái ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở châu Á có thể sẽ tăng tốc,
làm rộng mở một khoảng trống quyền lực mà Trung Quốc đang khao khát lấp đầy.
Nguồn:
No comments:
Post a Comment