Lê Thiên
19/11/2017
Từ đầu tháng 11/2017, khi có tin bà Trịnh Văn Bô
(nhũ danh Hoàng Thị Minh Hồ) từ giã cõi đời ở tuổi 104, truyền thông trong nước
rộ lên chuyện dâng vàng, hiến nhà, mượn nhà, cướp nhà xảy ra tại Miền Bắc Việt
Nam từ hơn nửa thế kỷ qua. Không ít cây bút có hạng trong guồng máy CSVN trước
đây hay đương thời như Bùi Tín, Quốc Phong, Nguyễn Công Khế… cũng tiết lộ những
trò bỉ ổi, gian xảo và ác độc của nhà cầm quyền CSVN từ hơn nửa thế kỷ qua!
Hiến,
mượn và cướp. Tuyệt chiêu!
Ngày 5 tháng 11, 2017, bà Hoàng Thị Minh Hồ, góa phụ
của ông Trịnh Văn Bô về bên kia thế giới “mang theo những đắng cay mà
bà đã gánh chịu hơn nửa thế kỷ qua vì bị lừa đảo, phụ bạc và cướp giật.” Ông
Bô, chồng bà đã chết năm 1988, báo chí VN gọi là “chết trong nỗi uất ức
bị lừa và bị cướp”.
Ông, bà Bô được biết tới là cặp vợ chồng tư sản đã từng
“hiến” cho Hồ Chí Minh và đảng của ông ta tới 5147 lượng vàng! Ông, bà Bô cũng
đã từng chứa chấp, che giấu, nuôi ăn, nuôi ở ông Hồ Chí Minh cùng đám đồ đệ của
ông. Lại hiến luôn cho Hồ ngôi nhà khang trang của mình ở số 48 Hàng Ngang, Hà
Nội. Sau đó, CSVN biến ngôi nhà này thành Nhà Bảo tàng cấp Nhà Nước. “Chừng
đó chưa đủ! Vào năm 1954 khi Hồ Chí Minh từ rừng về phố, đám lâu la quân đội của
Hồ, đứng đầu là đại tướng tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, đã đến
‘mượn tạm’ ngôi nhà khang trang bà đang ở tại số 34 phố Hoàng Diệu, cũng tại Hà
Nội”.
Cái trò “mượn tạm” ấy có giao kèo giấy trắng mực đen
hẳn hoi, ghi rõ thời hạn 2 năm, đích thân Hoàng Văn Thái, Đại tướng Tổng Tham
mưu trưởng Quân đội CSVN ký tên. Nhưng rồi “2 năm kéo dài thành mấy chục
năm và ngôi nhà đã trở thành cơ ngơi riêng của tên tướng (cướp) Hoàng Văn Thái. Năm
1978, Hoàng Văn Thái được cấp một ngôi nhà mới hơn dành cho cấp tướng. Song
ngôi nhà số 34 của bà Bô vẫn không được trả lại cho bà mà rơi vào tay Võ Điện
Biên – con trai đầu của Võ Nguyên Giáp và vợ của hắn là con gái của tên tướng
cướp nhà Hoàng Văn Thái”. Thật ra, trước khi Hoàng Văn Thái vào cư ngụ
và chiếm đoạt ngôi nhà ấy thì tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã từng “nương náu” một
thời gian.
Can
xăng hỗ trợ
Nhờ hiến vàng, hiến nhà (nhà số 48 Hàng Ngang), cho
mượn nhà (nhà số 34 Hoàng Diệu), ông bà Trịnh Văn Bô được đền ơn trả nghĩa bằng
cái danh hiệu gió thoảng mây bay: “Nhà tư sản yêu nước!” Ngày
ông Bô chết hồi năm 1988, người ta thấy xuất hiện mấy dòng chữ “Vô cùng
thương tiếc anh Trịnh Văn Bô” của Võ Nguyên Giáp với cái Huân
chương Độc lập hạng Nhất tặng cho ông Bô mang theo xuống tuyền đài, chẳng
biết ông Bô có mang đi được không.
Giờ (năm 2017) đến phiên bà Bô – Hoàng Thị Minh Hồ
ra đi, người ta lại ồn ào tổ chức lễ tang trọng thể cho bà, ồn ào “lên
phương án đặt tên đường” cho ông bà, trong khi cái nhà ở số 34 Hoàng
Diệu ký mượn 2 năm đã trải qua hơn nửa thế kỷ rồi, chủ nhân đích thực và cả con
cháu ông bà vẫn còn là kẻ đang “chiếm hữu nhà và cư trú trái pháp luật”!
Nhà báo Quốc Phong có bài “Nỗi buồn nhân đôi của
gia đình ông bà Trịnh Văn Bô” trên báo Thanh Niên ngày 07/11/2017 với
lời kết như sau: “Vậy là nỗi buồn nhân đôi khi cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ
đã qua đời, dù đã ở ngôi nhà 34 Hoàng Diệu hơn chục năm nay, song sổ đỏ thì vẫn cứ chờ đợi, chờ vắt sang cả thế kỷ 21 mà
vẫn chưa biết nó bị tắc ở chỗ nào?”
Việc bà Bô vào ở được trong nhà mình đã diễn ra đầy
kịch tính: Khi đã 90 tuổi, bà Bô vẫn dám liều, mang theo can xăng, dắt con cháu
cùng liều xâm nhập, không ai dám làm gì bà, song về mặt giấy tờ thì bà và con
cháu bà trở thành… kẻ cướp nhà! Hay nói như Đoàn Phú Hòa “nữ chủ nhân phải
tìm cách “nhảy dù” vào lấy lại cùng với can xăng trong tay sẵn sàng quyết tử!”(Đàn
Chim Việt ngày 09/11/2017 – Vì sao họ không trả lại nhà 34 Hoàng Diệu
cho cụ Trịnh Văn Bô).
Ông Đoàn Phú Hòa giải thích: “Việc nhà nước
tiến hành cải tạo và quản lý ngôi nhà 34 Hoàng Diệu của ông bà Trịnh Văn Bô
cũng giống như nhà nước đã tiến hành cải tạo và quản lý hàng trăm ngôi nhà khác
ở Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh thành khác. Bởi vì … nhà nước không xem xét
lại các trường hợp đã tiến hành cải tạo nhà đất trong thời kỳ cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh trước đây, coi đây là một vấn đề thuộc về lịch sử
đã qua, không có ‘hồi tố.’” Còn nói gì nữa tới hàng ngàn, hàng vạn nạn
nhân ở Miền Nam Việt Nam sau 30/4/1975!
Điều
gì sẽ xảy ra nếu…?
Quả thế, sau 30/4/1975, cả Miền Nam Việt Nam, từ
thành thị tới thôn quê, đều rơi vào cơn hỗn loạn HIẾN, MƯỢN, KÊ KHAI, TRƯNG DỤNG,
TRƯNG THU như vậy! Ai có một lúc hai nhà trở lên đều buộc phải hiến cái thứ
hai, thứ ba… Không ký hiến thì tịch thu và bị tội chống cách mạng, chống chính
sách! Hoặc là trại cải tạo hoặc là “vùng kinh tế mới”!
Vàng bạc, đá quý cũng thế! Phải kê khai! Phải dâng nộp!
Đến con trâu, con bò, cái máy cày cũng phải dâng nộp vì là “tư liệu sản
xuất” thuộc “tài sản xã hội chủ nghĩa”! Người ta nói
rằng cả ông bà Trịnh Văn Bô, bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long và bao nhiêu nhà
tư sản, địa chủ ở Miền Bắc hồi năm 1945 cũng đã phải hiến vàng bạc, nộp lúa gạo
cũng đều dưới họng súng hay đe dọa tù đày như vậy. Thế nên vào thời ấy, người
dân gọi Tuần lễ Vàng là Tuần lễ Vét Vàng! Cái gọi là Tuần lễ Vàng thời đó cũng
“cao su” kéo dài ra giống như cái thời hạn cải tạo 10 ngày, một tháng ở Miền
Nam sau này vậy. Hiến chưa đạt ý Đảng, ý Bác, ắt không khỏi bị kết tội chống
Bác, chống Đảng, chống Cách mạng! Điển hình, bà Nguyễn Thị Năm có hai người con
trai đi theo Đảng, nhiệt tình với Đảng, thành phần cốt cán của Đảng, lập nhiều
chiến công? Mặc kệ! bà Năm vẫn bị lôi ra đấu tố, bắn gục… Ông bà Bô may mắn hơn
vì đã tuôn hết vàng cho đảng, hiến nhà cho đảng.
Trong câu chuyện mượn nhà của ông bà Trịnh Văn Bô,
có một chi tiết đáng ghi: Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang đã thuộc về “Cách mạng” từ
trước năm 1954. Rồi thì như nhà báo Quốc Phong tường thuật, “hai vợ chồng rời
nhà 48 Hàng Ngang theo kháng chiến, năm 1954 trở về, đào lên,
dưới giếng vẫn còn nguyên 1,4 tấn bạc nén được gia nhân chôn giúp.”
(Quốc Phong, Nỗi buồn nhân đôi… Báo Thanh Niên 07/11/2017). Phải
rồi! Biết đâu ông bà Bô cũng đã chôn giấu vàng bạc hàng tấn ở đâu đó trên mảnh
đất của ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu!? Ngôi nhà này nhất định không trả có thể là
vì cáci bóng vàng bạc còn lấp lánh đâu đó!
Ông Bùi Tín, cựu đại tá Bộ đội cụ Hồ, cựu phó Tổng
Biên Tập báo Nhân Dân của CSVN lại kể: “Tôi hỏi: Sao bà không biết gì về
Cộng sản trước đó mà lại tin tưởng Cách mạng đến mức giao cả một lượng tài sản
lớn như thế giúp đất nước? Cụ Hoàng Thị Minh Hồ bảo tôi rằng, cũng là do cụ Hồ
đã có lời với vợ chồng bà, mà ông bà lại rất tin cụ Hồ!”
Một bên ngỏ lời (xin), một bên cả tin, sẵn sàng mở rộng
hầu bao và… HIẾN! Hết hết cho Bác. Đến nỗi, nếu không có đến hơn 5 ngàn lượng
vàng của ông bà Bô, Hồ Chí Minh lấy gì đút lót cho lũ tướng Tàu? Hà Ứng
Khâm (500 lượng), Lư Hán (300 lượng), Tiêu Văn (200 lượng) như nhà báo
Quốc Phong tiết lộ trên Thanh Niên ngày 07/11/2017 qua bài Nỗi buồn
nhân đôi nêu trên?
Cuộc
vận động trời long đất lở và sự phủi ơn
Điều người ta thắc mắc là: Sau khi “thắng lợi vẻ
vang”, thống trị cả Miền Bắc… tại sao Hồ không hề có một lời cám ơn công khai đại
ân nhân của mình, nếu quả ông Hồ còn chút lương tri? Tại sao bưng bít
công lao trời biển của ân nhân mình? Đến nỗi cho tới “năm 2016, khi Hội
đồng Tư vấn đặt tên đường phố thành phố Hà Nội đề xuất đưa tên doanh nhân Trịnh
Văn Bô vào danh sách hiệp thương để đặt tên đường phố, thì vẫn có người cho rằng
người dân họ không biết nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô là ai!!” (Quốc
Phong, báo Thanh Niên).
Đâu phải chỉ có một vài tên vô lại hậu sinh của đảng
CSVN cố tình quên ơn ông bà Trịnh Văn Bô, mà sự vô lại và vô ơn bạc nghĩa đã có
nguồn gốc từ chính Hồ Chí Minh và đám đồ đề sát cánh ông như Trường Chinh, Phạm
Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Công, Hoàng Quốc Việt, Tôn Đức Thắng, Lê
Văn Lương….
Nhà báo Nguyễn Trung Dân ngày 14/11/2017 nêu câu hỏi:“Chuyện
nhà ông bà Trịnh Văn Bô là chuyện lớn, nhưng lớn đến mức những người can thiệp
là ‘hết cỡ’ của đất nước rồi mà vẫn không giải quyết được thì phải nghĩ sao về
những con người ấy?” Những con người ấy – theo chúng tôi, họ là những
kẻ chỉ biết tuân theo mệnh lệnh, bảo gì nghe nấy, sai đâu đánh đó. “Bác” đi đầu,
lâu la theo sau thôi? Mặc dầu năm 1969, “Bác” đã vĩnh viễn ra đi, nhưng xác ướp
của “bác” thì hãy còn đấy, chình ình giữa Ba Đình! Bầy tôi của “Bác”, đố kẻ nào
dám làm sai?
Giấy mượn nhà đã ký từ thời “Bác” còn sống (năm
1954). Cho tới năm 1969, Hồ Chí Minh mới chết. Vậy là cái nhà mượn kia trải qua
đến hơn 7 lần 2 (cái hạn 2 năm giao kèo trả nhà), tại sao không giải quyết
được?
Lại
huy động vàng trong dân
Sau 30/4/1975, khắp Miền Nam Việt Nam trải qua một
giai đoạn khủng bố trắng rùng rợn Đảng dùng để đánh tới tấp vào người dân qua
những cuộc cải tạo nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp,
cải tạo văn hóa tư tưởng, hết sức dã man. Tiếp theo sau là những màn gọi là“vận
động quần chúng” kê khai tài sản, huy động vốn… Tiếp tục hiến đất, hiến
nhà, tham gia quỹ tiết kiệm, mua công trái phiếu, “bỏ vào tiện lợi, lấy
ra dễ dàng”… Mất trắng, lại có nguy cơ tù tội, mất mạng! Thế là hàng
hàng lớp lớp người dân miền Nam và cả dân Miền Bắc ùn ùn vượt biên, vượt biển,
thà chết rừng, chết biển hơn là chết bởi búa liềm CS gian ác!
Đặc biệt, đến ngày hôm nay, người ta vẫn còn tung
cái chiêu bài “huy động vàng trong dân”. Âm mưu cướp bóc trắng
trợn! Cụ thể là chuyện Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng mới đây lại
đòi “huy động tới 500 tấn vàng trong dân”khiến một đại biểu
của Quốc Hội CSVN, ông Lê Công Nhường (Bình Định) phải lên tiếng. Theo báo Tuổi
Trẻ ngày 16/11/2017 qua bài tường thuật “Chất vấn thống đốc: Làm sao huy động
500 tấn vàng trong dân?” ông đại biểu Lê Công Nhường đã nêu lên câu hỏi:
“Làm sao huy động 500 tấn vàng trong dân?” Báo Tuổi Trẻ kể tiếp: “Rồi
ông [Nhường] đặt một loạt câu hỏi chất vấn về huy động vàng trong
dân, từ câu chuyện của vợ chồng nhà tư sản Trịnh Văn Bô, đến chuyện nguy
cơ gửi tiền tỉ mà chỉ được bồi thường 75 triệu đồng khi ngân hàng phá
sản…”.
Chuyện hiến vàng của ông bà Trịnh
Văn Bô được ông đại biểu Quốc hội CS vừa đưa ra giữa nghị trường chắc không phải
là vô tình! Từ chuyện này, người dân VN không thể không liên tưởng tới một nhân
vật khác – bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long, cũng là ân nhân của Hồ Chí Minh,
cũng hiến vàng, dâng tiền và còn chấp chứa cả đám bộ sậu của Hồ Chí Minh trong
nhà mình, cuối cùng bà Năm bị chính kẻ thọ ơn bà xử tử bà tàn nhẫn.
Về
nhân vật Cát Hanh Long
Bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long vốn là nhà tư sản/địa
chủ từng “che giấu và nuôi dưỡng nhiều cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng
như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê
Giản, Hoàng Hữu Nhân (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng
Thế Thiện…” Lại nữa, “những đóng góp của nhà tư sản ấy cho
cách mạng thật là to lớn. Bà từng ủng hộ Việt Minh trước Cách mạng Tháng
Tám 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương bảy trăm lạng vàng) rồi sau
này là thóc gạo, vải vóc, nhà cửa. Bà là một trong những người đóng góp
tiêu biểu nhất của ‘Tuần lễ Vàng’ ở Hải Phòng với hơn một trăm lạng vàng.”
Giữa phiên xử bà Nguyễn Thị Năm, “Chủ tịch
đoàn lại ra lệnh cho quần chúng hễ thấy địa chủ vào là đả đảo kịch liệt. Khi bà
Nguyễn Thị Năm và hai con Hanh, Công cùng đầy tớ là đội Hàm, Chính, Chiêu được
Đội dân quân dẫn vào, các bần cố nông đã bật dậy hô đả đảo vang trời. Có người
còn đòi “bọn địa chủ gian ác” phải đứng lên cao và quay mặt tứ phía cho ai nấy
đều trông thấy mặt để đả đảo.”
Sau màn đấu tố, người ta đưa ra kết luận gán cho bà
Năm đủ thứ tội tày trời. Người phụ nữ mới 47 tuổi (sinh năm 1906) này đã bị đem
ra xử bắn (năm 1953). Báo chí CS lúc bấy giờ tung hô vụ xứ bắn ấy là phát
súng hiệu cho một cuộc vận động “long trời lở đất”!
Con cái của bà Nguyễn Thị Năm cũng khốn đốn sau đó
như ông đại biểu Quốc hội CSVN Dương Trung Quốc (nhà sử học CSVN) mô tả: “Nguyễn
Công [Cát] và ông Nguyễn Hanh đều theo Việt Minh từ trước
1945. Khi CCRĐ được phát động, ông Nguyễn Hanh là Đại đội phó bộ đội thông tin.
Ông Hanh từng bị thương khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ ngay ở Cầu Giấy – cửa
ngõ Thủ đô. Còn ông Công từng tháp tùng đoàn đại biểu chính phủ do các ông Nguyễn
Lương Bằng, Trần Huy Liệu… vào Huế tước ấn kiếm vua Bảo Đại rồi sau này trở
thành một Trung đoàn trưởng nổi tiếng của Sư đoàn 351”. Cả hai người – Cát
(Công) và Hanh đều đị loại. Riêng Chính ủy Công (được vinh dự CB nhắc đến
trong bài báo) bị điệu từ Vân Nam về và ngồi cùng mẹ chịu đấu tố.”
(Trần Đĩnh – Đèn Cù).
Truyền thông CSVN cố tìm cách bênh vực HCM, cho rằng
Hồ vô tội (hay ít ra nhẹ tội) đối với cái chết của bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh
Long, rằng “Họp Bộ Chính trị Bác nói: ‘Tôi đồng ý người có tội thì phải
xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào một
người đàn bà, mà người ấy lại cũng giúp đỡ cho cách mạng, người Pháp nói không
nên đánh vào đàn bà, dù chỉ là đánh bằng một cành hoa’. Sau cố vấn Trung Quốc
là Lê Quý Ba đề nghị mãi, Bác nói: ‘Tôi theo đa số, chứ tôi vẫn cứ cho là không
phải’. Và họ cứ thế làm”.
Đa số là đa số gì? Thế tại sao chỉ một ngày sau khi
bà Năm bị bắn ngày 21-7-1953, báo Nhân dân vội đăng bài Địa chủ ác
ghê của tác giả C.B.? Chẳng phải để chứng minh Hồ Chí Minh đúng khi đồng
tình với việc xử tử bà Năm sao? C.B. chính là Hồ Chí Minh đấy. Đọc bài “Địa
chủ ác ghê”, mới rõ Hồ Chí Minh gian ác hồ đồ đến mức nào!
Địa
chủ ác ghê
Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết
rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá
– thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:
Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con [Cát và Hanh] và mấy tên lâu la đã:
– Giết chết 14 nông dân.
– Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.
– Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944,
chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm
nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết,
không còn một người.
– Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945,
chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho
ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.
– Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi.
Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập
không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp,
gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!
Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu
nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:
– Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước
lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào
đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.
– Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên
kéo xuống.
– Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy
răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.
– Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm
cho nôn sặc lên.
– Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy
da bỏng thịt.
– Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước
kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng
tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại
kháng chiến.
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương
đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi,
đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:
Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!
(21-7-1953)
C.B.
(tức Hồ Chí Minh)
C.B. Hồ Chính Minh dựa vào đâu mà đưa ra những con số
và những “tội ác” tày trời trên đây? Vật chứng, nhân chứng? Bảo rằng “đồng
bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo”, hãy đưa ánh sáng
những chứng cớ ấy đi, trước tòa công lý, chứ không phải trước bầy thú đang rình
chụp lấy con mồi! Nếu không, cái tội của Hồ Chí Minh và bè lũ tất sẽ “viết
không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,/ Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!”và
lịch sử sẽ nhân lên gấp bội cái tội giết người dã man “trời không dung,
đất không tha” ấy!
* * *
Lại nói về ngôi nhà của ông bà Trịnh Văn Bô ở số 34
Hoàng Diệu giữa Hà nội, mà người ta “ký giấy mượn” trong vòng 2 năm kể từ năm
1954 đến giờ vẫn chưa có giấy hoàn trả chính thức cho khổ chủ. Bảo là “ngôi
nhà”, “căn nhà”, “cái nhà”… đều không phù hợp với DINH CƠ của
nhà tư sản thời bấy giờ. Mời độc giả theo chân nhà báo Giang Huy của VNExpress,
rảo xem cái dinh cơ ấy ra làm sao mà bài báo gọi đó là “biệt thự” – Biệt thự 3.000m2 trung tâm Hà Nội của nhà tư sản Trịnh Văn
Bô.” (VNExpress, ngày 18/11/2017).
Xin vào xem. Chỉ sao mượn hai tấm tượng
trưng dưới đây:
Căn biệt thự 34 Hoàng Diệu (nay thuộc quận Ba Đình)
do vợ chồng một người Pháp xây dựng từ những năm 1930. Đến năm 1942, nhà tư sản
Trịnh Văn Bô đã mua lại. Ảnh: VNE
Tường nhà cổ kính, nhiều chỗ đã phủ màu rêu. Ảnh:
VNE
No comments:
Post a Comment