Vũ Thạch
Cập
nhật: 25/03/2017
Trong
vài tuần qua, nhiều tin tức dồn dập về các trò bạo hành của công an thường phục
đánh đổ máu những người hoạt động xã hội như chị Đỗ Thanh Vân, anh Dũng Phi Hổ,
Mục sư Nguyễn Trung Tôn, v.v.; bên cạnh hình ảnh công an cùng các lực lượng lạ
- mặc đồng phục, đeo quân hàm, đi giày bốt đế thép - đánh đập những bà con phản
đối Formosa. Khá rõ công an nay đã được phép, hay được lệnh, nâng cấp bạo hành
lên một tầng cao mới, và cùng lúc đạp luật pháp xuống một tầng thấp mới.
Có
lẽ ít ai ngạc nhiên về biến thái này, vì lời dạy "bạo lực cách mạng"
của Lênin, hay lời dạy "sức mạnh từ nòng súng" của Mao Trạch Đông đã
là một phần kinh điển nền tảng của Chủ nghĩa Xã Hội Hiện thực từ ngày ra đời.
Nhưng câu hỏi vẫn cần đặt ra: AI sẽ là nạn nhân của bạo lực hóa xã hội?
Để
trả lời câu hỏi này, một số đặc tính về vòng xoáy bạo lực hóa xã hội cần được
nhận dạng:
Trước
hết, một khi tiến trình bạo lực hoá xã hội đã khởi động và bắt trớn, sẽ rất khó
có thể dừng nó lại, vì nhiều lý do:
(1)
Đã có "thù" thì phải có "trả thù" và phải có "trả trả
thù"... Hơn thế nữa, mỗi mức trả thù đều đòi hỏi phải làm đối phương đau đớn
hơn mình nữa thì mới "đã tức", "đã hận". Và cứ thế mà nhân
lên.
(2)
Càng có nhiều oán hận tràn ngập, càng có nhiều người vứt bỏ sự ràng buộc của
luân lý, của đạo đức tôn giáo. Đơn giản vì "đạo đức chỉ làm thiệt hại
chính mình". Sức tự chế và khuyên can ngày càng vô nghĩa.
(3)
Sản sinh ngày càng nhiều những người theo nghề trả thù thuê, đúng với tên hiệu
"đâm thuê chém mướn". Loại người này đang ngày càng "chuyên môn"
hơn nhờ các công nghệ mới và đặc biệt các móc nối với công an.
Kế
đến, một khi tiến trình bạo lực hoá xã hội đã khởi động và bắt trớn, nó sẽ lan
tỏa vào mọi mặt đời sống, mọi ngõ ngách xã hội, mọi người, mọi giới. Hiện nay,
bạo hành không chỉ thấy tại các đồn công an hay các quán nhậu, mà nay đã nhan
nhản ở cả các gia đình, các trường mầm non, các nơi thờ tự... Lý do đơn giản là
khi đã thấm vào con người, tức khi bạo hành đã trở thành một phần "bình
thường" trong cá tính, thì nơi nào có mặt con người nơi đó có bạo hành.
Rồi
khi bạo hành đã tràn lan mọi mặt xã hội, thì TẤT CẢ đều là nạn nhân dự bị,
không chừa một ai.
Nhưng
đặc biệt, vòng xoáy bạo hành luôn tìm về những kẻ khởi động và có khả năng bạo
lực lớn nhất, tức chính các quan chức đảng, và gia đình họ. Lý do khá hiển
nhiên là vì các kẻ bạo hành nhiều nhất sẽ có nhiều kẻ thù nhất và trở thành
tiêu điểm chờ trả thù lớn nhất. Và nếu không trả thù trực tiếp lên họ được, kẻ
thù sẽ nhắm vào gia đình họ làm đích trả thù kế tiếp. Hơn thế nữa, các quan chức
thường đưa những tài sản mà họ thu tóm được cho gia đình đứng tên hay tẩu tán,
nên gia đình họ đương nhiên trở thành tâm điểm oán hận của những nạn nhân bị mất
tài sản. Trong lúc các quan chức đang nắm quyền có thể có lực lượng bảo vệ hữu
hiệu, thì gia đình họ không thể núp mãi trong nhà, vẫn phải đi học, đi làm, đi
chợ, giữa dòng xã hội và vì thế KHÔNG THỂ được bảo vệ 24/7, đặc biệt đối với
các dịch vụ "trả thù thuê" chuyên nghiệp.
Điều
này không còn là một cảnh báo mà đã đang diễn ra rồi. Hiện nay, không chỉ những
cán bộ như Bí thư và Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái, các cán bộ tại UBND tỉnh Thái
Bình, các cán bộ kiểm lâm ở Đắk Nông, cán bộ UBND phường 3, quận 11, TP. HCM,
v.v. mới bị bắn chết; mà cả vợ chánh án tòa hình sự tỉnh Gia Lai, vợ và con cán
bộ huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, v.v. cũng bị giết theo kiểu hành quyết
để trả thù.
Cơn
lốc bạo lực hóa xã hội quả thật đã trở thành một "lỗi hệ thống" nữa
trong định nghĩa của ông Nguyễn Văn An. Và ngày nào "hệ thống" còn,
ngày đó cơn lốc bạo lực này còn nghiến thêm vô số các nạn nhân ĐỦ LOẠI.
No comments:
Post a Comment