Phạm Chí Dũng
March
26, 2017
Chưa
có mấy cơ sở để tin rằng chủ trương “Tập trung tích tụ đất đai” của đảng cầm
quyền, nếu được thành hình, sẽ tăng năng suất lao động và làm cho nông dân đỡ
khốn khổ hơn. Thậm chí ngược lại, một tai họa mới, còn ghê gớm hơn cả phong
trào thu hồi đất triển khai 800 khu chế xuất, khu công nghiệp và khu đô thị mới
trong một phần tư thế kỷ qua, đang lừng lững đe dọa và có thể kiến người nông
dân Việt Nam mất đi mảnh đất ở và kế sinh nhai cuối cùng.
“Tay
không bắt giặc”
“Tập
trung tích tụ đất đai” là một ý tưởng mới phát sinh ít lâu sau đại hội 12 của đảng
cầm quyền, nhằm “tạo điều kiện cho hộ nông dân, hợp tác xã tăng quy mô, tăng
năng suất lao động,” được Bộ Chính trị Việt Nam gật đầu và giao cho Ban Kinh Tế
Trung Ương của cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình chủ trì nghiên
cứu.
Nguyễn
Văn Bình lại là nhân vật mà vào năm 2011 từng vừa nổi tiếng vừa tai tiếng với
luận thuyết “tay không bắt giặc” và “lấy mỡ nó rán nó” nhằm mưu đồ thu gom vàng
từ dân.
Sau
nghiên cứu ban đầu của Ban Kinh Tế Trung Ương, chính phủ đã chỉ đạo xây dựng đề
án về vấn đề này và giao Bộ Tài Nguyên Môi Trường thực hiện.
Quả
bóng đã được chuyền sang chân… Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc – nhân vật đang có hệ
số rủi ro chính trị cao nhất bởi trách nhiệm phải “đổ vỏ” cho đời thủ tướng cũ,
cùng đủ thứ “đòn dưới thắt lưng” trong thì hiện tại.
Về
mặt quan điểm, “Tập trung tích tụ đất đai” không phải là ý dở trong bối cảnh nền
nông nghiệp Việt Nam bị phân tán và yếu ớt năng suất cùng sức cạnh tranh quốc tế.
Quy mô sản xuất nông nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu là hộ nhỏ lẻ, manh mún, công
nghệ lạc hậu, giá trị gia tăng thấp. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp chậm
phát triển, thiếu liên kết, còn xa mới đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa lớn, hiện đại.
Đặc
biệt, năm 2016 lần đầu tiên tăng trưởng ngành nông nghiệp ở mức âm trong sáu
tháng đầu năm và cả năm tăng trưởng chỉ 1.2% – mức thấp nhất. Tình trạng này lồng
trong bầu không khí u ám của “GDP vẫn tăng trưởng hơn 6% hàng năm” và ngày càng
nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất đi quốc tế bị trả về vì chất lượng thấp,
còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng chính quyền các địa phương thì
gần như bỏ mặc nông dân tự phát “trồng cây gì, nuôi con gì” mà không có quy hoạch
và cũng chẳng có nổi một dự báo sát thực nào về thị trường đầu ra lẫn kế hoạch
bảo hộ và trợ giá cho nông dân nếu làm ăn thất bát.
Nếu
trước đây đứng thứ hai thế giới về xuất gạo, thị trường này của Việt Nam đang mất
dần. Hai tháng đầu năm 2017 phải nhập siêu, thay vì xuất siêu như cùng kỳ các
năm trước, đã phát đi một tín hiệu thực sự xấu.
Trong
hoàn cảnh Hiệp Định TPP gần như tan vỡ, còn Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU – Việt
Nam (EVFTA) vẫn giậm chân tại chỗ, Bộ Chính Trị đảng không còn cách nào khác
đành phải tìm cách “tháo hạn điền” cho nông dân.
Chính
sách hạn điền là hạn chế diện tích đất canh tác, đã được thực hiện từ rất lâu
theo nguyên tắc “sở hữu đất đai toàn dân.” Nhưng chính sách này bị rất nhiều chỉ
trích vì không những không cho phép người nông dân mở rộng sản xuất trên diện
tích lớn với các phương tiện khoa học kỹ thuật tiên tiến, mà còn tạo điều kiện
cho việc trưng dụng đất đai trái phép của các viên chức nhà nước cấu kết với
các công ty tư nhân, núp dưới danh nghĩa thu hồi đất cho các mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội.
Theo
qui định hiện nay, mỗi gia đình chỉ được phép có tối đa 3 héc ta để trồng cây
ngắn hạn như lúa và hoa màu, 10 héc ta để trồng cây lâu năm ở đồng bằng và 30
héc ta ở miền núi. Còn theo dự định của chính phủ thì số đất đai mà nông dân dược
phép canh tác sẽ cao gấp 10 lần hiện nay.
“Hốt
cú chót” và bần cùng hóa
Trong
khoảng năm năm qua, đã diễn ra một làn sóng nhẹ nhiều doanh nghiệp chuyển sang
đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Từ năm 2016, như “đánh hơi” được chủ trương “Tập
trung tích tụ đất đai” sắp được đảng khởi phát, một số doanh nghiệp chuyên kinh
doanh bất động sản bắt đầu tính toán “nhảy” vào lĩnh vực nông nghiệp, bất chấp
tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực này luôn thuộc loại thấp trong số các ngành sản
xuất và kinh doanh ở Việt Nam.
Dù
chưa chính thức, “Tập trung tích tụ đất đai” bắt đầu bị soi mói lợi dụng, và nếu
không được kiểm soát chặt chẽ, vô hình trung chủ trương này có thể tiếp tay cho
hành vi “lấy của người nghèo chia cho người giàu.”
Hãy
nhớ, tương tự như xã hội Trung Quốc, khoảng 70% triệu phú và tỷ phú đô la ở Việt
Nam có xuất thân “đi lên từ đất.”
Hậu
quả ghê gớm có thể nhìn thấy trước là chủ trương “Tập trung tích tụ đất đai” nếu
không được kiểm soát và chế tài trong quá trình triển khai, đặc biệt về việc
doanh nghiệp phải triển khai đúng công năng đối với đất nông nghiệp, tất sẽ
phát sinh tràn lan tình trạng nhiều doanh nghiệp lợi dụng chủ trương này để cưỡng
bức nông dân phải vào cơ chế “tập đoàn hóa” của họ như thời “kinh tế mới” ngay
sau năm 1975, hoặc tồi tệ hơn là doanh nghiệp “tay không bắt giặc” khi cấu kết
với chính quyền địa phương để cưỡng bức thu hồi đất của nông dân, biến những
người đang sở hữu mảnh đất chôn rau cắt rốn và là kế sinh nhai duy nhất thành
dân oan đất đai, sau đó chuyển công năng đất nông nghiệp thành đất đô thị để
bán kiếm lời khủng.
“Triển
vọng mất trắng” của nông dân là có thực. Một trong những phương án “hợp tác giữa
doanh nghiệp và nông dân” mà chính quyền nêu ra là doanh nghiệp sẽ tổ chức canh
tác trên đất của nông dân, còn nông dân sẽ biến thành “công nhân nông dân” làm
thuê cho doanh nghiệp đó. Lẽ dĩ nhiên, mức thu nhập của nông dân được “vẽ” theo
phương án này là không tệ (4-5 triệu đồng/người/tháng). Nhưng trong thực tế, đã
có quá đủ kinh nhiệm xương máu về việc nhiều doanh nghiệp đã “từ tâm” đến thế
nào để từ lợi dụng nông dân đến cướp đất của họ. Một khi đã lấy được đất của
nông dân, không có gì bảo đảm là doanh nghiệp sẽ thuê nông dân làm công cho họ,
mà nếu có thuê thì cũng chẳng có gì chắc chắn là nông dân sẽ được hưởng một mức
lương đủ sống.
Việt
Nam từ sau thời mở cửa kinh tế những năm 90 của thế kỷ 20 đã chứng kiến vô số cảnh
lấy đất, cướp đất tàn bạo của nhiều doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
Có
hàng ngàn ví dụ trong một phần tư thế kỷ qua ở Việt Nam, kể từ thời điểm bắt đầu
đường parabol hướng lên của thị trường bất động sản từ năm 1995 và kéo theo rất
nhiều vụ thu hồi đất không thỏa đáng, trái pháp luật và sau này là bất chấp đạo
lý đối với nông dân.
Cùng
với cơ chế đền bù cho nông dân với giá chỉ bằng 1/10 đến 1/20 giá thị trường, rất
nhiều khuôn mặt đại gia đã phất lên qua những con sóng bất động sản từ năm 1995
đến năm 2011. Cùng lúc, Việt Nam xuất hiện một giai tầng mới: hàng triệu nạn
nhân liên quan đến chính sách thu hồi đất đai. Rất nhiều người trong số họ đã
phải ròng rã khiếu kiện nhiều năm trời, tạo thành những đám đông biểu tình ghê
gớm. Nhiều nạn nhân đã phải vào tù chế độ và trở thành tù nhân lương tâm.
Quá
nhiều kẽ hở trong luật pháp và hoạt động “hành là chính” mà có thể tạo điều kiện
cho một số doanh nghiệp và chính quyền địa phương lợi dụng chủ trương “Tập
trung tích tụ đất đai” để tập trung “hốt cú chót” trong buổi hoàng hôn chế độ.
Trong
lúc Hiến Pháp năm 2013 chưa chịu công nhận sở hữu đất đai tư nhân mà vẫn giữ
nguyên chế độ “sở hữu đất đai toàn dân” – về thực chất là cơ hội để các tập
đoàn nhà nước chiếm đất, hàng triệu ha đất nông nghiệp của nông dân đang là miếng
mồi cực kỳ màu mỡ dành cho những kẻ sinh ra làm giàu từ đất và cuối cùng cũng bị
chôn vùi trong lòng đất.
Trong
bối cảnh hỗn mang của chính trị và xã hội Việt Nam hiện thời, chẳng có gì bảo đảm
là chủ trương “Tập trung tích tụ đất đai” nếu đưa vào thực hiện sẽ bảo đảm được
tính chuẩn mực của nó. Thậm chí ngược lại, nhiều đại gia và quan chức sẽ xem
đây là phi vụ kinh doanh bất động sản cực lớn để “lấy mỡ nó rán nó,” bỏ mặc một
giai tầng hàng triệu dân đen ai oán và nổi lên chống đối chính quyền.
Chở
thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân
Tất
cả những bất công trên đã tích tụ đủ dày để biến thành ý thức phản kháng của một
bộ phận nông dân bị mất đất, biến họ thành dân oan và tạo nên mối xung khắc, dẫn
tới xung đột với giới quan chức chính quyền tại nhiều địa phương. Vụ thu hồi đất
hết sức bất công tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên năm 2012 mà hậu quả còn kéo
dài đến nay là một bằng chứng điển hình.
Đặc
thù tâm lý trong xã hội Việt Nam là lòng dân càng bất mãn thì phản ứng của người
dân càng lúc càng trở nên thiếu kiềm chế. Trong một số vụ việc mấy năm gần đây,
đã xuất hiện dấu hiệu vượt khỏi tâm lý kiềm tỏa sợ hãi để bước đến tâm trạng phản
kháng, thậm chí sẵn sàng đối đầu, cho dù đó chỉ là hành động đối kháng tự phát
chứ không được tổ chức. Có thể nêu ra hàng loạt vụ việc người dân phản ứng về đất
đai ở nhiều địa phương như Nam Định, Bắc Giang, Hưng Yên, Nghệ An… và ngay tại
ngoại thành Hà Nội, rất gần với tổng hành dinh của chính phủ và Bộ Chính Trị đảng.
Những người dân như Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng năm 2012 và Đặng Ngọc Viết ở Thái
Bình năm 2013 nổi lên chống đối chính quyền chính là điển hình cho lòng phẫn uất
đã biến thành tự phát vô cảm đến mức bất chấp của dân oan, đối diện với thói vô
lương tâm của giới quan chức địa phương.
“Tập
trung tích tụ đất đai” đang được đá vào chân của Thủ Tướng Phúc và các bộ ngành
chính phủ. Nếu chủ trương này bị biến thành công cụ của những kẻ “tay không bắt
giặc” thì sẽ không chỉ là tai họa xã hội mà còn là một nguy cơ chính trị khủng
khiếp đối với chế độ theo cách “chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân.”
No comments:
Post a Comment