07.01.2017
.
Một phần bản phúc
trình được giải mật của cộng đồng tình báo về những nỗ lực của Nga can thiệp
vào tiến trình bầu cử của Hoa
.
Tổng
thống Nga Vladimir Putin thoạt tiên tìm cách phá hoại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ,
tuyên truyền làm mất uy tín cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton trong một chiến dịch
“chưa từng có tiền lệ” để gây ảnh hưởng, và rốt cuộc đã quyết định tăng cơ may
thắng cử cho ông Donald Trump, theo một phúc trình của cộng đồng tình báo Mỹ vừa
được giải mật.
Theo phúc trình công bố vào chiều tối hôm qua, thứ
Sáu 6/1, thì “mục đích của Nga là để làm
cho công chúng mất niềm tin vào tiến trình dân chủ của Mỹ, bôi nhọ Ngoại Trưởng
Clinton và phá hoại cơ may thắng cử của bà.”
Phúc trình này nói: “Chúng tôi đi đến quan điểm là ông Putin và chính quyền Nga dần dà hy vọng
và rõ rệt muốn ông Trump đắc cử, và do đó tìm cách đẩy mạnh cơ may thắng cử cho
ông Trump, bất cứ khi nào có thể làm điều đó.”
Phúc trình được 3 cơ quan tình báo Mỹ hàng đầu được
công bố vài giờ sau khi các nhà lãnh đạo tình báo Mỹ báo cáo tình hình cho ông
Trump trong một phiên họp kín ở New York. Tổng thống Mỹ sắp từ nhiệm Barack
Obama người đã chỉ thị thực hiện bản phúc trình đã được báo cáo về hồ sơ này
hôm thứ Năm.
Trong phúc trình, cả Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa
Kỳ (CIA), và Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ - FBI đều bày tỏ tin tưởng ‘rất
cao’ vào kết luận của họ. Một ngành khác của tình báo Mỹ, là Cơ quan An ninh Quốc
gia Mỹ - tức NSA, chỉ bày tỏ tin tưởng “trung bình” vào các kết luận của cuộc
điều tra.
Tối thứ Sáu,
ông Trump thay vì chỉ trích ông Putin và Nga về chuyện can thiệp vào bầu cử Mỹ,
đã tải lên một tin nhắn trên Twitter, quy lỗi cho các thành viên Đảng Dân chủ
vì đã hớ hênh để trở thành nạn nhân của vụ tin tặc.
Ông viết thêm rằng Uỷ ban toàn quốc Đảng Cộng hoà đã
có các biện pháp mạnh mẽ để tự bảo vệ, trong khi không đề cập gì tới sự can thiệp
của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ mà các cơ quan tình báo Mỹ nói là nhằm mục đích giúp
ông thắng cử.
Trước đó, ông Trump miêu tả cuộc họp với lãnh đạo
tình báo Mỹ là “có tính cách xây dựng”, nhưng ông vẫn một mực giữ lập trường rằng
bất cứ cố gắng nào của Nga hay của các nước khác để can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng
thống Mỹ “tuyệt đối không có ảnh hưởng gì tới kết quả bầu cử.”
Ông Trump hứa sẽ bổ nhiệm một toán công tác để đề ra
một kế hoạch chống các vụ tấn công mạng nhắm vào Hoa Kỳ, dù là đến từ Nga hay
Trung Quốc, hay các nước hoặc thực thể khác, nội trong 90 ngày từ khi lên nhậm
chức.
-----------------------
06.01.2017
.
Giám đốc Cơ quan
Tình báo Quốc gia James Clapper trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng
viện về các mối đe dọa trên không gian ảo, tại Điện Capitol, Washington,
5/1/2017.
.
ĐIỆN
CAPITOL — Giới chức tình báo hàng đầu của Mỹ nói hơn bao giờ hết, ông chắc
chắn là Nga đã thực hiện các cuộc tấn công mạng để can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng
thống Mỹ vào cuối năm vừa rồi, và ông cảnh báo Tổng thống tân cử Donald Trump chớ phỉ báng cộng đồng
tình báo.
Thông tín viên Michael Bowman của Đài VOA tường thuật
rằng lời chỉ trích vô cùng bất thường của Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia
James Clapper trước một uỷ ban thượng viện Mỹ là dấu hiệu mới nhất về sự xích
mích giữa Tổng thống sắp lên nhậm chức và những người phục vụ như tai và mắt của
Mỹ trên khắp thế giới.
Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia James Clapper nói
với các Thượng nghị sĩ rằng phúc trình đệ trình lên chính phủ Tổng thống Obama
về các hoạt động gián điệp mạng sẽ được công bố vào tuần tới, và sẽ trưng ra những
chứng cớ không thể ngờ vực về ý đồ của Moscow nhằm khuynh đảo cuộc bầu cử tháng
11 ở Mỹ. Ông nói:
“Đây là một chiến dịch
nhiều mặt. Vụ tin tặc chỉ là một phần trong khuôn khổ chiến dịch này. Nó còn
bao gồm những tuyên truyền cố hữu, tung tin sai lạc, thất thiệt.”
Thượng nghị sĩ John McCain góp giọng:
“Các đối thủ của
chúng ta đã đi đến một kết luận chung: đó là phần thưởng khi tấn công nước Mỹ
trên không gian ảo vượt xa những rủi ro đi kèm.”
Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ
Thượng viện Hoa Kỳ, miêu tả các cuộc tấn công mạng do Nga thực hiện là một hành
động gây chiến, nhưng cũng do Hoa Kỳ mở ngỏ khích lệ khi không đề cao cảnh
giác. Thượng nghị sĩ McCain nói:
“Ngay trong lúc này
chúng ta không có một chính sách nào cả. Bởi thế mà không có chiến lược, và
cũng vì vậy mà không có đáp ứng nào trước các cuộc tấn công.”
Hôm thứ Năm 5/1, Tổng thống tân cử Donald Trump lại
lên trang mạng Twitter nói rằng ông là ‘fan’ ngưỡng mộ tình báo Mỹ. Nhưng trước
đó ông đã đặt nghi vấn về sự cần thiết của các buổi báo cáo tin mật, nêu bật những
lỗi lầm trong quá khứ của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), và liên tục
gạt bỏ những kết luận và phân tích của cộng đồng tình báo về vụ tin tặc Nga.
Thượng nghị sĩ Claire McCaskill thuộc Đảng Dân chủ
phát biểu:
“Theo tôi có một sự
khác biệt giữa sự hoài nghi và sự phỉ báng.”
Đô đốc
Michael Rogers, đứng đầu Cơ quan An ninh quốc gia, nói:
“Một phần trong những gì mà chúng tôi làm được thúc
đẩy bởi sự tin tưởng của các vị lãnh đạo vào việc làm của chúng tôi. Không có sự
tin tưởng đó, tôi thực sự lo ngại một số nhân viên trong cộng đồng tình báo có
thể quyết định ra đi.”
Trên Điện Capitol, các đại biểu thuộc cả hai đảng dường
như đồng thuận với nhau về sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp chế tài gắt
gao hơn chống lại Nga. Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal của Đảng Cộng hoà phát
biểu:
“Không có câu hỏi
nào được đặt ra về chuyện người Nga đã thực hiện các vụ tin tặc, tấn công và
đánh cắp các thông tin của chúng ta, rồi dùng các thông tin ấy như những vũ khí
chống lại nước Mỹ. Chúng ta cần phải áp đặt các biện pháp chế tài quyết liệt
hơn.”
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham của Đảng Cộng hoà đồng
tình:
“Không có nghi ngờ
gì nữa là người Nga đã làm như vậy, nhưng người Iran và Trung Quốc cũng có thể
làm điều đó trong tương lai. Bây giờ thì các thành viên Đảng Dân chủ là mục
tiêu bị tấn công, mai mốt sẽ đến lượt Đảng Cộng hoà, nếu chúng ta không chấm dứt
hành động đó. ”
Nhưng Tổng thống tân cử Donald Trump không chia sẻ
hướng tiếp cận được sự đồng tình của lưỡng đảng quốc hội Mỹ. Ông nói xa nói gần
về những động cơ chính trị phía sau những kết luận của cộng đồng tình báo. Ông
Trump theo lịch trình sẽ nhận phúc trình về vấn đề này trong ngày hôm nay, thứ
Sáu 6/1, nhưng sau nhiều tháng ông bày tỏ hoài nghi, không mấy ai trông đợi ông
sẽ thay đổi quan điểm của ông.
---------------------------
Thanh Phương – RFI
Đăng ngày 07-01-2017
.
7 tháng 1 2017
.
6 tháng 1 2017
.
Đăng ngày 06-01-2017
Hôm
qua, 05/01/2017, lãnh đạo các cơ quan An ninh và Tình báo Mỹ điều trần trước Ủy
ban Quân vụ Thượng viện về việc tin tặc Nga xâm nhập mạng lưới thông tin của
Hoa Kỳ, đặc biệt là của đảng Dân chủ, để tung tin thất thiệt và phá rối cuộc bầu
cử Tổng thống Mỹ năm 2016, với mục đích giúp ông Donald Trump thắng cử trước đối
thủ Hillary Clinton.
Trước đó, tổng thống mãn nhiệm Obama cũng đã được giới
an ninh-tình báo thuyết trình đầy đủ cuộc điều tra. Hôm nay, 06/01/2017, lãnh đạo
CIA và an ninh Quốc gia có buổi họp với Donald Trump. Theo nhà báo Phạm Trần từ
Washington, trái với quan điểm của ông Donald Trump, hầu hết các nghị sĩ thuộc hai đảng Cộng Hòa và
Dân chủ, cũng như đại bộ phận người dân Mỹ đều tin rằng Nga có can dự vào cuộc
bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
NGHE : Nhà
báo Phạm Trần, Washington : 06/01/2017
No comments:
Post a Comment