Dịch giả gửi tới Dân Luận
23/01/2017
Vào
hôm Thứ Năm, một ước tính sơ khởi cho thấy có 75.000 người Mỹ bị sa thải hoặc
đuổi việc bởi những nghiệp chủ của họ. Một số những người ấy sẽ tìm được việc
làm mới tốt, nhưng nhiều người cuối cùng sẽ kiếm được thu nhập ít hơn, và một số
sẽ bị thất nghiệp trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Nếu
điều đó có vẻ khủng khiếp đối với bạn, và bạn đang hỏi thảm họa kinh tế gì vừa
xảy ra, thì câu trả lời là không. Trong thực tế, tôi chỉ là giả định rằng ngày
Thứ Năm đó là một ngày bình thường trong thị trường việc làm [ở Mỹ].
Nền
kinh tế Mỹ hiển nhiên là rất lớn, sử dụng 145 triệu dân. Nó cũng luôn thay đổi:
các kỹ nghệ và công ty phát triển và lụn bại, và luôn có những người thua cuộc
cũng như có những người chiến thắng. Kết quả là sự liên tục “khuấy đảo" trồi
sụt , với nhiều việc làm biến mất ngay trong khi việc làm mới được tạo ra nhiều
hơn. Trong một tháng trung bình, có 1,5 triệu người “không tự nguyện" rời
công việc (trái ngược với tự nguyện nghỉ việc), hay là 75.000 nguời mỗi ngày
(working day). Đó là con số của tôi.
Nhưng
tại sao tôi nói với bạn điều này? Để làm nổi bật sự khác biệt giữa chính sách
kinh tế thực sự và các chính sách giả tạo mà gần đây đã chiếm quá nhiều sự chú
ý trong giới truyền thông.
Trong
một quốc gia lớn và giàu có như Mỹ, chính sách thực sự liên quan đến một số tiền
lớn và ảnh hưởng đến những lãnh vực rộng lớn của nền kinh tế. Việc bãi bỏ Đạo
luật Chăm sóc Sức Khoẻ Với Giá Phải Chăng [Obama Care], vốn sẽ lấy đi hàng trăm
tỷ đô la về các khoản trợ cấp bảo hiểm cho gia đình thu nhập thấp và thu nhập
trung bình và làm cho khoảng 30 triệu người bị mất bảo hiểm, chắc chắn sẽ đủ điều
kiện để đuợc coi là chính sách thật sự.
Ngược
lại, hãy xem xét câu chuyện đã từng thống trị một số chu kỳ tin tức vài tuần
trước đây: can thiệp của Donald Trump để ngăn chặn hãng Carrier chuyển công việc
đến Mexico. Một số bài báo nói rằng 800 việc làm của Hoa Kỳ đã được cứu vãn;
nhiều người khác cho rằng công ty chỉ đơn giản là sẽ thay thế công nhân bằng
máy móc. Nhưng thậm chí với việc chấp nhận sự tuyên truyền tích cực nhất, đối với
mỗi người lao động mà công việc đã đươc cứu vãn trong thỏa thuận
[Trump-Carrier] đó thì lại có khoảng một trăm người khác bị mất việc làm trong
cùng một ngày.
Nói
cách khác, câu chuyện đó có vẻ như cho thấy ông Trump đã làm một cái gì đó đáng
kể để can thiệp với hãng Carrier, nhưng thực sự không phải vậy. Đây là chính
sách giả tạo - một màn trình diễn nhằm gây ấn tượng với những nguời nhẹ dạ
[rubes], chứ không phải để đạt được kết quả [kinh tế] thực sự.
Việc
thổi phồng về quyết định của Ford để tạo thêm 700 việc làm ở Michigan - hoặc việc
ông Trump cáo buộc sai lầm là General Motors sản xuất Chevy Cruze tại Mexico
(nhà máy đó chủ yếu phục vụ thị trường nước ngoài, không phải là Mỹ) cũng tương
tự như thế.
Có
phải chính quyền sắp tới có ảnh huờng gì đó với quyết định của Ford? Liệu áp lực
chính trị có thể làm thay đổi chiến lược của General Motor? Hầu như là không ăn
thua: Việc can thiệp vào từng trường hợp một từ bên trên không bao giờ có một
tác động đáng kể gì đến nền kinh tế trị giá 19 nghìn tỉ đô la.
Vậy
tại sao những câu chuyện như vậy lại chiếm rất nhiều sự chú ý của giới truyền
thông?
Cái
phần thưởng cho chính quyền Trump trong việc tham gia vào chính sách giả tạo là
rõ ràng: Nó là đối tác tự nhiên chủ nghĩa dân túy giả tạo.
Ông
Trump được sự ủng hộ rất lớn từ các cử tri thuộc tầng lớp lao động da trắng vốn
tin rằng ông đã đứng về phía họ. Tuy nhiên, chương trình nghị sự của chính sách thật sự của ông,
ngoài các cuộc chiến thương mại lờ mờ hiện ra, lại là tiêu chuẩn của chủ nghĩa
cộng hoà hiện đại: cắt giảm thuế rất lớn
cho tỷ phú và cắt giảm dã man các chương trình phúc lợi công cộng, trong đó
có cả những thứ tối cần thiết cho nhiều cử tri của Trump.
Vì vậy, ông Trump có
thể làm gì để giữ trò lừa bịp đuợc tiếp tục? Câu trả lời là các can thiệp mang
tính ồn ào, khoe khoang nhưng không có thực chất đáng kể mà có thể kéo dài bất
tận như tiết kiệm một vài công việc ở nơi này hay nơi kia. Về mặt thực chất, điều
này sẽ không bao lớn hơn con số lẻ trong một quốc gia khổng lồ. Nhưng nó cũng
có thể hửu hiệu như một chiến lược quảng cáo cá nhân, ít nhất là trong một thời
gian.
Hãy nhớ rằng các công
ty có mọi động cơ để đồng hành với tuyên truyền. Giả sử rằng bạn là
một C.E.O. muốn tìm ân sủng ở chính quyền mới. Một điều bạn có thể làm được, tất
nhiên, là tạo ra kinh doanh huớng tới khách sạn và các doanh nghiệp khác của
Trump. Nhưng một điều khác mà bạn có thể làm là giúp tạo ra các hàng tít tin tức
thân thiện với Trump.
Giữ
một vài trăm công ăn việc làm ở Mỹ trong vài năm là một hình thức đóng góp cho
chính quyền mới với khá rẻ; làm bộ rằng chính quyền thuyết phục bạn tạo thêm một
số công việc mà bạn đuơng nhiên sẽ tạo ra, dù không có can thiệp, thì lại càng
rẻ hơn.
Tuy
nhiên, không ai trong số này làm việc mà không có sự đồng lõa của các phương tiện
truyền thông. Và tôi không nói về "tin tức giả mạo," như đang là một
vấn đề lớn hiên nay; Tôi nói về các tường thuật tin tức chính thống và đáng
kính.
Nhưng,
xin lỗi mọi người, làm tít nhắc lại tuyên bố của Trump về việc cứu vãn công việc
mà không truyền đạt sự giả tạo của những tuyên bố đó là sự phản bội nghề làm báo.
Điều này đúng ngay cả khi, như thường xảy ra, các bài báo cuối cùng có một vài
đoạn viết lanh quanh để để vạch trần sự cường điệu: bời vì nhiều nguời đọc, nếu
không phải hầu hết, coi tiêu đề như việc xác nhận sự thật của các tuyên bố.
Và
thậm chí còn tồi tệ hơn nếu tiêu đề xuất phát từ chính sách giả tạo lại che lấp
việc tuờng thuật các chính sách thực sự.
Tôi
cho rằng có thể là chính sách giả tạo cuối cùng sẽ tạo ra một phản ứng truyền
thông nguợc - rằng các tổ chức thông tin sẽ bắt đầu xử lý các màn ngoạn mục như
tập phim Carrier với sự giễu cợt xứng đáng dành cho họ. Nhưng không có gì mà
chúng tôi nhìn thấy cho đến nay truyền cảm hứng lạc quan.
-------------
Paul
Krugman là Distinguished Professor of Economics ở Graduate Center of the City
University of New York, và là bình luận gia của The New York Times. Năm 2008,
Krugman nhận đuợc giải thuờng Nobel Memorial Prize in Economic Sciences.
Nguồn: The
Age of Fake Policy, New York Times
No comments:
Post a Comment