Cá nhân tôi vô cùng bất ngờ khi Bộ Tài nguyên và Môi
trường công bố 10 sự kiện nổi bật nhất ngành tài nguyên môi trường năm
2016, tuyệt nhiên không nhắc đến Formosa.
Rõ ràng, những gì Formosa gây ra là một thảm hoạ môi trường nghiêm trọng nhất từ
trước đến nay. Vậy tại sao họ lại trơ trẽn gạt đi?
Hãy xem những thứ mà ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường, quyết định lựa chọn nổi bật nhất là gì? Đó là Ban
hành chương trình hành động của ban cán sự đảng. Đó là hội nghị trực tuyến về bảo
vệ môi trường. Đó là lập quy hoạch mạng lưới các sự nghiệp công lập của Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Đó là điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất. Đó là thực hiện
chữ ký số…
Những thứ này dành cho ai? Người dân có quan tâm chữ
ký số đồng bộ trong quản lý văn bản không? Người dân không quan tâm, chắc chắn
là như vậy. Người dân cần được uống nước sạch, được hít thở không khí trong
lành, ngư dân được ra khơi, người tiêu dùng cần được ăn cá, du khách cần được tắm
biển… Đó mới là lý do bộ máy nhà nước phải nuôi những người làm công tác quản
lý môi trường. Vậy mà, những kẻ ăn cơm của dân ấy đã làm cái gì để miền Trung
ra nông nỗi hôm nay?
Ông Trần Hồng Hà làm quan rất to. Nhưng chắc là ông
chưa được dạy rằng, làm quan là lo trước cái lo của thiện hạ, vui sau cái vui của
thiên hạ.
Thế nên, trong con mắt của ông Trần Hồng Hà, hàng
trăm ngàn người dân miền Trung khốn khổ phải tha hương cầu thực, chẳng thể nào
có sức nặng bằng vài hoạt động của cán bộ của ngành này.
Thế nên, trong con mắt ông Trần Hồng Hà, hàng ngàn
lá đơn của ngư dân miền Trung kiện Formosa cũng chẳng thể nào có sức nặng bằng
những thứ mang lại thành tích cho ngành này.
Ngày 30-6, khi vừa công bố Formosa là thủ phảm gây
ra thảm hoạ cá chết ở miền Trung, ông Trần Hồng Hà đã lập tức xây dựng hình ảnh
cho mình bằng sự kể lể công sức, “Tôi vừa trải qua 84 ngày nặng trĩu”. Tôi tin
có thể khi ấy ông nẵng trĩu thật. Chỉ có điều, người dân không chỉ nặng trĩu
như ông, mà có khi nước mắt của họ đã cạn rồi.
Một nhà lãnh đạo vội than mệt, vội kể công, trong
khi người dân vẫn đang khốn cùng, liệu đất nước này có thể hi vọng gì?
Lẽ nào, bây giờ ra triều đình làm quan lớn, ông Trần
Hồng Hà quên mất vùng đất nghèo khổ Hà Tĩnh ấy là quê hương mình? Lẽ nào, bây
giờ bổng lộc nhiều, ông Hà đã quên xóm giềng lam lũ?
Với người dân thì không trọn nhân, với quê hương thì
không trọn nghĩa, làm người còn chưa xứng chứ đừng nói làm quan. Tôi nghĩ vậy.
---------------------------
30/6/2016: Công bố Formosa là thủ phạm thảm họa cá
chết miền Trung. Chính phủ hứa sẽ tiến hành kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có
liên quan.
1/9/2016: Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên – Môi trường
làm rõ trách nhiệm của Bộ trong vụ Formosa.
17/11/2016: Bộ TN-MT họp báo cho biết Ban Cán sự đảng
của Bộ đã nhận khuyết điểm (tập thể) và cho rằng trách nhiệm chính thuộc về tỉnh
Hà Tĩnh, còn Bộ chỉ có trách nhiệm một phần trong chuyện này.
21/12/2016: Tổ Công tác Chính phủ làm việc với Bộ
TN-MT, yêu cầu sớm kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm về vụ Formosa, nhắc Bộ thực hiện
lời hứa của Bộ đối với Thủ tướng.
04/01/2017: Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà giao Vụ Tổ
chức Cán bộ phối hợp với các đơn vị trực thuộc xem xét kiểm điểm trách điểm của
đơn vị, cá nhân có liên quan. [Bộ trưởng đang muốn đá quả bóng trách nhiệm xuống
cho cấp dưới – cấp Cục, Vụ]
05/01/2017: Bộ TN-MT công bố 10 sự kiện môi trường nổi
bật của năm 2016, hoàn toàn không đề cập đến Formosa. [Phù hợp với xu hướng lảng
tránh trách nhiệm của Bộ trong vụ này]
Vậy là gần 9 tháng sau khi thảm họa xảy ra, 6 tháng
sau khi Formosa cúi đầu nhận lỗi, các cấp chính quyền vẫn cố tình chây ì để rồi
không một cá nhân nào phải chịu trách nhiệm cho một thảm họa đã khiến 263,000
người chịu ảnh hưởng sinh kế, tàn phá môi trường biển đến hàng chục năm sau
chưa thể hồi phục được, gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng, kéo lùi sự phát
triển của các tỉnh Bắc Trung Bộ trong nhiều năm tới.
Thái độ của các cán bộ liên quan trong thảm họa này
phải nói là còn kém cả thủ phạm – tức Formosa.
Trách Bộ TN-MT chây ì là một nhẽ, đáng trách hơn còn
là năng lực yếu kém của Chính phủ khi bó tay trước sự chây ì đó.
Rõ ràng, người dân chỉ còn có thể đứng trước hai
cách lý giải cho những diễn biến này:
Hoặc là hệ thống tổ chức quyền lực của đảng cầm quyền
quá kém cỏi khiến ngay cả người đứng đầu Chính phủ cũng không thể kỷ luật được
các quan chức dưới quyền khi họ làm sai;
Hoặc là chính đảng cầm quyền đang diễn trò trước dư
luận, thỉnh thoảng lại thông báo là đang tiến hành, xem xét kỷ luật để câu giờ
hòng bao che sai phạm cho nhau.
Mà cũng có thể là cả hai.
----------------------
XEM
THÊM :
No comments:
Post a Comment