Trọng Nghĩa - RFI
Đăng
ngày 21-01-2017
Ngay sau lễ nhậm chức
ngày 20/01/2017, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh đầu tiên trong
nhiệm kỳ nhằm thúc đẩy kế hoạch hủy bỏ Obamacare, tức đạo luật cải tổ y tế của
người tiền nhiệm Barack Obama. Nhà Trắng của tân tổng thống Trump còn tuyên bố
một chiến lược thương mại mới, khởi sự bằng việc rút Mỹ ra khỏi Hiệp Định Đối
Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, và thương thuyết lại Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Bắc
Mỹ NAFTA.
Tân tổng thống Mỹ
Donald Trump tại phòng Bầu Dục, Nhà Trắng, ngày 20/01/2017.© Reuters/Jonathan
Ernst
Trong
một buổi lễ ký sắc lệnh được chuẩn bị cấp tốc tại Nhà Trắng, ông Donald Trump
ngay từ đầu buổi tối hôm qua đã hạ bút ký vào sắc lệnh đầu tiên của ông trong
tư cách tổng thống Mỹ, khởi đầu tiến trình hủy bỏ luật cải tổ y tế thường gọi
là Obamacare, mà ông Trump và đảng Cộng Hòa căm ghét.
Sắc
lệnh ghi nhận ý định của tổng thống Trump là « mau chóng » xóa
bỏ đạo luật. Trong khi chờ đợi, các cơ quan liên bang được quyền không thực thi
các quy định liên quan đến đạo luật này.
Trước
dư luận dân chúng phản đối việc hủy bỏ một đạo luật mang lại bảo hiểm y tế cho
khoảng 20 triệu người dân Mỹ, đảng Cộng Hòa trong Quốc Hội Mỹ cũng muốn đề ra một
kế hoạch cụ thể để thay thế, nhưng vẫn chưa làm được.
Một
lời hứa thứ hai cũng đã được ông Donald Trump thực hiện trong ngày đầu tiên làm
tổng thống : Rút Mỹ ra khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, và
thương thuyết lại Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Bắc Mỹ NAFTA. Quyết định này tuy
nhiên không được đưa ra dưới dạng sắc lệnh mà được nêu lên trong một bản tuyên
bố về một chiến lược thương mại mới, được Nhà Trắng loan báo ngay sau lễ nhậm
chức của ông Trump.
Về
TPP, bản tuyên bố xác định rằng chiến lược thương mại mới của nước Mỹ « bắt
đầu bằng việc rút khỏi TPP và đảm bảo rằng bất kỳ thỏa thuận thương mại nào mới
cũng phải phục vụ lợi ích của người lao động Mỹ ».
Trong
tinh thần đó, tuyên bố còn xác nhận ý định của ông Trump muốn đàm phán lại Hiệp
Định Tự Do Thương Mại Bắc Mỹ NAFTA, ký kết năm 1994 giữa Mỹ, Canada và Mêhicô.
Đối
với tân chính quyền Mỹ, các thỏa thuận thương mại cũ đều có hại cho người lao động
Mỹ, vì vậy cần phải có « những thỏa thuận cứng rắn và bình đẳng »
về thương mại để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ và đưa hàng triệu việc làm trở
về Mỹ.
TPP
là một hiệp định từng được chính quyền Mỹ ký kết, nhưng chưa được Quốc Hội Mỹ
phê chuẩn. Công cụ này được coi là vế kinh tế chính trong chiến lược xoay trục
qua Châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama, vào lúc Trung Quốc đang vươn
lên mạnh mẽ.
Các
nước ủng hộ TPP, cụ thể là Nhật Bản và Úc, hai thành viên của hiệp định từng
lên tiếng cảnh báo rằng việc từ bỏ thỏa thuận có thể củng cố ảnh hưởng kinh tế
của Trung Quốc trong khu vực, gây thiệt hại cho Mỹ.
Cũng
trong ngày đầu tiên tại Nhà Trắng, ông Donald Trump đã ký văn bản bổ nhiệm hai
bộ trưởng trong nội các mới được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn trước đó vài tiếng đồng
hồ : Bộ trưởng Quốc Phòng
James Mattis và bộ trưởng An Ninh Nội Địa John Kelly.
------------------
January
20, 2017
WASHINGTON,
DC (NV) –
Chính quyền Donald Trump khởi sự hoạt động
sau khi vị tân tổng thống này tuyên thệ nhậm chức trưa hôm Thứ Sáu, tuy nhiên,
các sắp xếp hỗn loạn khiến chính phủ mới quá thiếu thốn nhân sự, ngay cả ở những
vị trí quan trọng nhất.
Bản
tin của tờ New York Times cho hay toán chuyển tiếp của ông Trump vào phút chót
ngày Thứ Năm loan báo sẽ giữ lại 50 giới chức quan trọng tại Bộ Ngoại Giao và
các giới chức an ninh quốc gia trong chính phủ Obama để “bảo đảm sự liên tục của
chính quyền,” theo lời ông Sean Spicer, người hiện là phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc.
Tình
trạng thiếu thốn nhân sự cũng được nhìn thấy rõ qua việc chính phủ Trump chỉ định
ông Thomas A. Shannon Jr., một thứ trưởng Ngoại Giao thời ông Obama, làm quyền
ngoại trưởng, trong khi chờ đợi Quốc Hội Mỹ thông qua việc đề cử ông Rex W.
Tillerson vào chức vụ này.
Tính
đến ngày Thứ Năm, chỉ có hai trong số 15 nhân vật do ông Trump đề cử vào nội
các, gồm ông John F. Kelly, bộ trưởng Nội An, và Tướng James N. Mattis, bộ trưởng
Quốc Phòng, là được các ủy ban liên hệ tại Quốc Hội thông qua và sẵn sàng để nhậm
chức, theo tờ New York Times.
Nói chung, ông Trump chỉ mới đề cử 29
trong số 660 nhân sự ở vị trí chỉ huy đầu não các cơ quan chính quyền tại
Washington.
Tuy
vậy, ông Trump có vẻ không lấy gì là bận tâm về điều này.
Trong
lời phát biểu với báo chí hôm Thứ Năm, ông nói, cho tới nay, những người trong
nội các của ông là “thành phần có chỉ số thông minh (IQ) cao nhất trong bất kỳ
nội các nào” ở Mỹ từ trước tới nay. (V.Giang)
No comments:
Post a Comment