Monday, January 23, 2017
Như
đã nói ở bài trước, một kỹ thuật rất quan trọng trong nghiệp vụ trấn
áp của an ninh là phải chọn đúng thời điểm ra tay, đảm bảo yếu tố bất ngờ (nôm
na gọi là “đánh úp”), và giành thế thượng phong, làm mất tinh thần và trấn áp đối
tượng ngay từ đầu.
Từ trước đến nay, đã có một số người “xin” đi tù thay cho hoặc cùng với các tù nhân lương tâm (như Nguyễn Anh Tuấn trong vụ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vụ Trương Duy Nhất, và mới hôm qua, 21/1/2017, là Hoàng Dũng trước vụ bắt Thúy Nga; sau đó, một loạt nhà hoạt động cũng tuyên bố sẵn sàng đi tù thay Thúy Nga).
Từ trước đến nay, đã có một số người “xin” đi tù thay cho hoặc cùng với các tù nhân lương tâm (như Nguyễn Anh Tuấn trong vụ Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vụ Trương Duy Nhất, và mới hôm qua, 21/1/2017, là Hoàng Dũng trước vụ bắt Thúy Nga; sau đó, một loạt nhà hoạt động cũng tuyên bố sẵn sàng đi tù thay Thúy Nga).
Họ
đều rất dũng cảm, và chính thái độ không sợ hãi của họ là cái mà an ninh cộng sản
căm ghét nhất.
Tuy
nhiên, cũng phải nói rõ rằng an ninh sẽ không đáp ứng đề nghị của họ. Không khi
nào an ninh bắt một người ngay sau khi người đó xin đi tù thay cho hoặc cùng với
tù nhân lương tâm, bởi lẽ thời điểm ấy, người đó đã có sự chuẩn bị, và sự chú ý
của cộng đồng dành cho vụ việc đang ở mức cao nhất.
Cũng
vậy, trong các vụ án chính trị, không khi nào an ninh bắt một người khi người
đó đang khỏe mạnh, vững vàng nhất cả về thể chất và tinh thần. Càng không thể để
người đó bị bắt trong tư thế chiến thắng, kiểu "chúng nó phải bắt mình
theo đúng ý mình, theo sự tính toán, sắp xếp của mình".
Nguyên
tắc của việc bắt bớ là phải đảm bảo yếu tố bất ngờ, phải đúng vào lúc “đối tượng”
đang tưởng mình ít có khả năng bị bắt nhất, hoặc đang trong tình trạng yếu đuối,
sa sút nhất, hoặc đang có nhiều ràng buộc và cần được tự do nhất.
Ngoài
ra, thời điểm cộng đồng đang dành sự chú ý cho một vấn đề khác cũng là thời điểm
tuyệt vời để an ninh cộng sản ra tay bắt người hoạt động dân chủ-nhân quyền.
Cho nên, bạn đừng ngạc nhiên nếu kịch bản này xảy ra: Khi xã hội rơi vào tình cảnh
loạn lạc, rối ren, có những biến động gây hoang mang nào đó (ví dụ đổi tiền hay
có xung đột biên giới với Trung Quốc), đó sẽ là khi an ninh bắt hàng loạt nhà
hoạt động, nhà bất đồng chính kiến. Làm như vậy, an ninh đạt rất nhiều mục
đích:
-
Đổ tội cho người hoạt động “gây rối”, “gây bất ổn chính trị”, “làm rối loạn xã
hội”;
-
Đảm bảo được rằng việc bắt bớ diễn ra đúng lúc cộng đồng, công luận đang không
chú ý đến các cá nhân bị bắt đó (và vì thế, không thể bảo vệ);
-
Phá hoại, làm suy yếu phong trào đối lập, bằng cách khiến giới đấu tranh hoang
mang, mất tinh thần, mất tập trung, không còn làm nổi việc gì.
Tuy
nhiên, mục đích tối thiểu của an ninh trong các vụ bắt bớ người hoạt động vẫn
luôn phải là: chọn đúng thời điểm ra tay để đảm bảo yếu tố bất ngờ.
Lê Hoàng
Mai Phương Thảo (Thảo
Teresa)
Nguyễn Phương
Bạch Hồng Quyền
Lực
lượng an ninh đã vây hãm suốt đêm, rồi bắt Trần Thị Nga (Thúy Nga) tại nhà
riêng, bỏ mặc hai đứa con nhỏ của chị bơ vơ, khi chỉ còn sáu ngày là đến giao
thừa Tết Đinh Dậu, thời khắc của sự đoàn tụ gia đình.
An
ninh cũng đã bắt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), khám nhà và lục tung đồ
đạc, còng tay Quỳnh đưa đi, ngay trước mặt đứa con gái nhỏ mới 10 tuổi.
An
ninh đã bắt Lưu Văn Vịnh (Vịnh Lưu) tại nhà, đúng bữa trưa, và đánh đập anh Vịnh
trước mặt thân nhân của anh.
Còn
nhiều, rất nhiều vụ việc nữa, mà sự đàn áp diễn ra với sự hiện diện của người
thân, gia đình của nạn nhân. Lực lượng an ninh làm điều đó không phải do vô
tình hay do thiếu hiểu biết về quyền con người, mà ngược lại: Đấy là chủ ý của
họ, là biện pháp nghiệp vụ của họ, nhằm khủng bố cả con mồi lẫn những cá nhân
có liên quan.
Posted
by Đoan Trang at 10:25 AM
No comments:
Post a Comment