10
November, 2016
‘Có
một điều chắc chắn, Trump là một kẻ hành động, một kẻ lao động miệt mài suốt cả
cuộc đời mình để xây dựng nên khối tài sản khổng lồ. Nhưng sự giàu có cộng với
quyền lực, lại là quyền lực của một kẻ đứng đầu nước Mỹ và ảnh hưởng lên cả thế
giới, không biết điều gì sẽ diễn ra?’
Vậy
là cuối cùng Trump đã chiến thắng. Một chiến thắng là mới hôm qua thôi, hiếm ai
có thể nghĩ tới. Một chiến thắng mà tôi tin chắc là hầu hết công dân Mỹ và nhiều
quốc gia trên thế giới lo lắng, sợ hãi, giận dữ hơn là vui mừng và chúc mừng. Một
chiến thắng của sự sợ hãi. Điều này khiến tôi nhớ đến cảnh cuối trong tập kết
thúc của phần 4 “House of Cards” vừa rồi, Frank Underwood và người vợ, cánh tay
phải mưu lược của mình lại chuẩn bị cho một ván cờ chính trị lớn, đó là đánh
vào nỗi sợ hãi của dân chúng. “Tôi chán việc phải quyến rũ trái tim của
người khác lắm rồi. Chúng ta sẽ tấn công thẳng vào trái tim họ bằng nỗi sợ và sự
hỗn loạn” – Claire Underwood, vị phu nhân tổng thống nói. Và Frank,
như thường lệ, nhìn thẳng vào ống kính và nói tiếp, “Đúng vậy. Chúng ta
không đầu hàng bọn khủng bố. Chúng ta tạo ra bọn khủng bố”.
Tại
sao Trump chiến thắng khi hầu như tất cả các cuộc thăm dò trước đó đều cho rằng
ông ta thất bại? Cá nhân tôi nghĩ rằng, dù số đông người Mỹ cho rằng ông ta là
một tay tỷ phú lố bịch, kệch cỡm, thô lỗ và ngạo mạn, nhưng trong âm thầm, họ
thèm muốn một kẻ như thế lãnh đạo như thế để thay đổi hình ảnh nước Mỹ trong
nhiều năm qua: đánh mất vị thế vĩ đại của mình trên trường quốc tế. (Một kẻ lố
bịch có khả năng vẫn tốt hơn những tay chính khách chỉ biết hứa suông). Và tôi
cũng tin ông ta chiến thắng vì chiến dịch tranh cử thật mạnh mẽ đánh vào sự
khao khát của họ: “Làm sao để nước Mỹ vĩ đại trở lại!”
Trong
loạt phim truyền hình về đề tài báo chí mà tôi rất thích “The Newsroom” (Phòng
tin tức) của kênh HBO, ngay trong pilot (tập mở đầu) của serie này mùa đầu
tiên, có một đoạn phim dài khoảng 8’, sau đó được cắt dựng thành một clip độc lập
và lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội vài năm trước. Trong một cuộc đối thoại
bàn tròn trước cử tọa, đa số là sinh viên đại học, một cô sinh viên năm hai hỏi:
“Quý vị có thể nói cho tôi biết, một câu ngắn gọn thôi, tại sao nước Mỹ là quốc
gia vĩ đại nhất trên thế giới không?
Diễn
giả thứ nhất trả lời, ngắn gọn: “Sự đa dạng và các cơ hội”
Diễn
giả thứ hai ngắn hơn: “Tự do và tự do”
MC
quay sang diễn giả thứ 3 chờ đợi một câu trả lời. Ông ta trả lời bằng một câu
bông đùa, như lần trước. Tay MC quyết không tha và bắt ông ta phải trả lời
nghiêm túc. Cuối cùng, Will McAvoy (Jeff Daniel đóng), người điều hành kiêm dẫn
chương trình một kênh truyền hình tin tức đã tuôn ra một loạt các câu trả lời
choáng váng, khiến tất cả cự tọa phải lặng cả người, còn cô sinh viên trẻ thì
kinh ngạc.
“Mỹ
có phải là quốc gia duy nhất trên thế giới có tự do không à? Không. Anh có tự
do, Pháp có tự do, Nhật, Úc, Canada, Bỉ… có tự do. 207 quốc gia trên thế giới,
thì khoảng 180 quốc gia có tự do. Nước ta đứng thứ 7 về tỷ lệ biết chữ, đứng thứ
27 về toán học. Đứng thứ 22 về khoa học, thứ 49 về tuổi thọ, thứ 178 về tỷ lệ
sơ sinh sống sót, thứ 3 về thu nhập bình quân trên hộ gia đình, thứ 4 về lực lượng
lao động và thứ 4 về xuất khẩu. Chúng ta chỉ đứng đầu thế giới trong ba hạng mục:
lượng phạm nhân bị giam giữ trên bình quân đầu người; lượng người trưởng thành
tin là thiên thần có thật; và chi tiêu quốc phòng, nhiều hơn 26 quốc gia ở vị
trí tiếp theo cộng lại, 25 trong số đó là đồng minh của ta.”
Trước
sự ngỡ ngàng của cả đám đông, ông ta bồi tiếp: “Các bạn sinh viên, các
bạn là thành viên của một thế hệ tồi tệ nhất từ trước tới giờ. Nên khi cô hỏi
chúng ta có phải là quốc gia tuyệt vời nhất trên thế giới, tôi không biết là cô
đang định hỏi cái quái gì. Chúng ta đã từng như vậy, chúng ta đã từng đứng lên
vì lẽ phải. Chúng ta từng chiến đấu vì đạo đức. Chúng ta từng chống lại nghèo
đói chứ không phải người nghèo. Chúng ta không vỗ ngực huênh hoang. Chúng ta
xây dựng những công trình vĩ đại, đạt được thành tựu khoa học thần kỳ; tiến lên
vũ trụ; đẩy lùi bệnh tật. Chúng ta đã vun đắp những nghệ sĩ xuất sắc nhất của
thế giới cũng như nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chúng ta đã vươn tới những vì
sao. Hành xử như những quý ông. Chúng ta đã khát khao tri thức chứ không hạ thấp
nó. Chúng ta đã không phải định nghĩa bản thân qua người mà chúng ta chọn trong
cuộc bầu cử. Và ta đã không sợ hãi một cách dễ dàng. Ta đã làm được những điều
này và có được những điều này vì ta được giáo dục bởi những người vĩ đại, những
người ta tôn kính. Nước Mỹ đã không còn là quốc gia vĩ đại nhất trên thế giới.”
Tôi
đồ là Trump phải xem series này, dù Trump là một người thù truyền thông nước Mỹ
ra mặt (rồi đây không biết bọn truyền thông từng nhạo báng ông ta sẽ ra sao
đây?). Trong cuốn sách tung ra trước mùa bầu cử: “Crippled America: How
to make America Great Again”, Trump đã day đi day lại hình ảnh “crippled
America” (nước Mỹ què quặt). Ông ta chỉ ra hàng đống những bất ổn của nước Mỹ
hiện tại, tấn công trực diện vào bộ máy điều hành nước Mỹ ở Washington. Trump
viết: “Các chính trị gia vận động tranh cử hoành tráng rồi cư xử như những
kẻ thua cuộc hoàn toàn khi nắm quyền. Những kẻ vận động hành lang và các nhóm lợi
ích đang thò tay vào túi của ta nhân danh thân chủ của chúng. Giới truyền thông
lạc xa đến mức khi cần phải công bằng, họ không còn khái niệm gì về sự khác
nhau giữa sự thật và tư kiến…”. Trump không ngại ngần nói, vị lãnh đạo vĩ đại
cuối cùng của nước Mỹ là Ronald Reagan, còn lại chỉ là chính trị gia bất tài và
cơ hội, làm cho nước Mỹ ngày càng xuống dốc. Trump thẳng cánh chê bai sự bất
tài của Obama, chỉ trích chính sách Obamacare. Trump phê phán sự tệ hại của cơ
sở hạ tầng nước Mỹ. Ông ta cho rằng các tổng thống Mỹ đổ tiền ra nước ngoài cho
những điều vô nghĩa và để cơ sở hạ tầng trong nước quá tệ hại. New York tắc đường
thảm họa và đầy ổ gà, cầu cống sắp sập đến nơi trong khi các nước đang lên đầu
tư lớn để xây dựng các cơ sở hạ tầng của họ. Trump nói nếu bịt mắt một người
nào đó của nước ngoài và đưa vào một sân bay ở Hongkong rồi mở mắt họ ra, đa phần
họ nghĩ đó là sân bay Mỹ, trong khi làm điều đó tương tự với một sân bay ở Mỹ,
như sân bay La Guardia ở New York chẳng hạn, họ sẽ nghĩ đó là sân bay của một
nước thứ 3.
Về
truyền thông Mỹ, Trump đòi dạy dỗ lại giới truyền thông về lý lẽ và tiền. Trump
trích dẫn nguyên văn lời nhạo báng của một nhà báo kèm lời bình luận của mình.
Ông viết: “Tay Jonah Goldberg thật sự ghê tởm của tờ National Review vẫn
bất tài như thường lệ khi viết: “Tranh cãi với Trump cũng giống như việc mặc
cho một đứa trẻ đáng yêu mới biết đi trang phục cướp biển của Viking và lắng
nghe nó dọa rằng nó sẽ vây ráp ngôi làng của tôi và tàn sát mọi kẻ ngáng đường.
Rất dễ thương. Rất vui nhộn. Thậm chí có thể hơi khó chịu nếu đứa trẻ đó diễn
trò quá lâu… Nhưng với những lời huênh hoang sáo rỗng của Trump, điều duy nhất
bạn không bao giờ xem trọng là những lời nói đó”.
Đọc
đến đây tôi cười ha hả. Tôi không biết giờ đây “tay nhà báo Jonah Goldberg thật
sự ghê tởm của tờ National Review vẫn bất tài như thường lệ” nghĩ gì về chiến
thắng của Trump?
Sau
khi chỉ trích và chê bai hết thảy về một “nước Mỹ què quặt”, Trump bắt đầu vế
hai của chiến dịch, cũng là phần quan trọng nhất của ông ta trong giấc mơ ngồi
vào Nhà Trắng: “Làm sao để nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Trong
chương “May mắn được làm người Mỹ”, Trump viết: “Tôi biết mình đã may mắn
đến nhường nào. Vào ngày tôi được sinh ra, tôi đã trúng giải độc đắc của chương
trình xổ số vĩ đại nhất trái đất.”
Trump
không ngừng tự hào về giấc mơ Mỹ và các giá trị Mỹ. Trump là một người khá truyền
thống khi đề cao các giá trị gia đình, đức tin tôn giáo và sự chăm chỉ làm việc.
Trump viết, nghe có vẻ rất khác con người thực dụng của ông ta, khiến tôi tưởng
nó được viết ra bởi một con người thông tuệ như Henry David Thoreau: “Phần
lớn mọi người tin rằng khi giàu lên, họ sẽ tự động hạnh phúc. Tôi sẽ không giả
vờ nói rằng giàu có đem lại rất nhiều cơ hội tuyệt vời, song nó không nhất thiết
phải khiến bạn hạnh phúc. Tôi học được rằng tài sản và hạnh phúc là hai điều
hoàn toàn khác nhau.”
Tôi
không biết Trump có tìm được hạnh phúc trong cuộc đời ông ta không, nhưng tài sản
của ông ta là một danh sách đăng kín 13 trang, dài dằng dặc các kỷ lục và các
con số. Và Trump không ngừng tự hào, thậm chí rất phô trương khi nói về chúng.
Khi sở hữu một lâu đài lớn ở Palm Beach, Florida, một tòa lâu đài được công nhận
là Di tích Lịch sử Quốc gia, một tòa lâu đài đẹp nhất từng được xây dựng và khu
bất động sản được cho là có giá trị nhất bang Florida, Trump đã cho dựng một lá
cờ Mỹ siêu lớn, cao khoảng 24m, để thể hiện sự tự hào của nước Mỹ. Điều này khá
trái mắt và thành phố Palm Beach yêu cầu Trump thu nhỏ cờ hoặc tháo xuống nhưng
Trump vẫn ngoan cố giữ nguyên. Thành phố Palm Beach sau đó xử phạt 250 đô/ ngày
cho đến khi Trump tháo cờ xuống, khiến Trump kiện ngược lại thành phố, đòi bồi
thường 25 triệu đô vì xâm hại các quyền trong Tu chính án… Trump là một doanh
nhân có tầm nhìn của một nhà chính trị, không dễ bắt nạt và đầy các lý lẽ để bảo
vệ các giá trị của mình.
Trump
không ngừng khoe khoang khối tài sản bất động sản khổng lồ của mình khắp nước Mỹ
và thế giới. Trump cho phục hồi và xây dựng lại những công trình bị bỏ hoang hoặc
xuống cấp thành những tòa nhà đẹp nhất, ngay tại thành phố New York và hái ra
tiền và luôn cho thuê 100%. Trump khoe những tòa building chọc trời ở Manhattan,
từ Đại lộ số 5 đến Đại lộ Công viên, từ khu Soho đến khu phố Wall, từ bờ sông
Hudson hoang vắng đến một khu đô thị sầm uất hái ra tiền khi Trump đầu tư vào
đó. Trump tiếp tục khoe những tòa cao ốc khác ở Chicago, San Francisco, Las
Vegas và hệ thống sân golf cao cấp ở Queens, Bronx và rất nhiều sân golf khác ở
Scotland…
Sau
khi khoe xong tài sản, Trump bắt đầu hứa hẹn và lên các kế hoạch cải tổ nước Mỹ
nếu ông ta được nắm quyền. Những điều hứa hẹn đó, ông ta đã ra rả trong suốt gần
một năm vừa qua, tôi nghĩ không cần phải nhắc lại nữa. Trong các chiến dịch vận
động, Trump luôn đả kích giới chính trị gia chỉ biết nói suông, hoặc nói nhưng
không bao giờ làm, điều đó trá ngược hoàn toàn với con người ông ta. Trong
chương “Làm cho nước Mỹ hùng mạnh trở lại”, Trump viết lời hiệu triệu: “Chúng
ta đang ở một giai đoạn bước ngoặt quan trọng của lịch sử đất nước, không chỉ
cho bạn, cho tôi mà còn cho con cái chúng ta. Nước Mỹ có thể phải vật lộn, có
thể què quặt, nhưng chúng ta có thể trỗi dậy trở lại. Thời của chúng ta chưa hết,
nó vẫn ở đây, và tiềm năng thật phi thường.”
Khi
Trump lên làm tổng thống Mỹ, tôi không biết điều gì sẽ diễn ra cho công dân nước
này và cho thế giới? Tôi không biết những lời thề độc của các nghệ sĩ có thành
hiện thực? Cher có từ bỏ công dân Mỹ sang nước khác sống? Samuel L.Jackson cũng
thế? Robert DeNiro có còn đòi đấm vào mặt Trump? Meryl Streep sẽ sang nhà ôm bà
Hilary khóc như thế nào? Tôi không biết truyền thông Mỹ rồi sẽ ra sao? Những
nhà báo suốt ngày nhạo báng Trump có bỏ nghề hay bẻ cong ngòi bút? Tôi không biết
thân phận những người nhập cư sẽ ra sao? Và tầng lớp trung lưu nước Mỹ sẽ được
hưởng lợi những gì?
Nhưng
có một điều chắc chắn, Trump là một kẻ hành động, một kẻ lao động miệt mài suốt
cả cuộc đời mình để xây dựng nên khối tài sản khổng lồ. Nhưng sự giàu có cộng với
quyền lực, lại là quyền lực của một kẻ đứng đầu nước Mỹ và ảnh hưởng lên cả thế
giới, không biết điều gì sẽ diễn ra?
Trong
“Công dân Kane”, Kane đã từng một tay xây dựng nên đế chế vĩ đại của mình và rồi
cuối cùng tự chôn vùi mình trong đó. Ông ta từng nói rằng, “nếu tôi
không quá giàu có, có thể tôi sẽ trở thành một người vĩ đại.”
Còn
Trump, liệu ông ta có thể vừa giàu có vừa đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại không,
trong nhiệm kỳ 4 năm lãnh đạo sắp tới, như lời hứa chắc như đinh đóng cột của
chiến dịch vận động vang như chuông đồng trong suốt năm qua? Hay đó chỉ là những
lời hứa hẹn hoa mỹ đã kết thúc ngay sau khi ông ta vừa được tin chiến thắng tại
tòa tháp Trump giữa trung tâm New York trong hôm nay?
Còn
tôi, lúc này, chợt nghĩ từ “Rosebud” trong kiệt tác “Công dân Kane” và câu
quote của Claire Underwood trong “House of Cards”:
“Tôi chán việc phải quyến rũ trái tim của người khác lắm rồi. Chúng ta sẽ tấn công thẳng vào trái tim họ bằng nỗi sợ và sự hỗn loạn”.
“Tôi chán việc phải quyến rũ trái tim của người khác lắm rồi. Chúng ta sẽ tấn công thẳng vào trái tim họ bằng nỗi sợ và sự hỗn loạn”.
Hãy
chờ xem.
Nhưng
hãy luôn nhớ lời Orson Welles: “I don’t think there’s one word that can
describe a man’s life.”
---------------------------------------
Trọng Đức
21-1-2017
Thời
khắc nhấc bàn tay khỏi hai quyển Kinh thánh sau khi kết thúc nghi thức tuyên thệ,
Donald Trump đã trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, và gánh nặng thay đổi
cũng chính thức đè lên vai của vị tân tổng thống già nhất lịch sử: phải thực hiện
lời hứa về kế hoạch 100 ngày đầy tham vọng.
TT Trump tuyên thệ
Từ
một kẻ ngoài cuộc trong trò chơi chính trị gay gắt nhất thế giới, với tầm nhìn
gây chấn động Washington, ông Trump sẽ có cơ hội đặt cạnh những tổng thống tiền
nhiệm những di sản to lớn của riêng mình, nhưng áp lực đối với tổng thống và
chính quyền mới là vô cùng nặng nề.
Tuy
nhiên với tính cách “bất kham” và không ăn rơ với các ngôn từ chính trị phải đạo
(political correctness), Trump thẳng thắn tuyên bố ông sẽ hết sức thực hiện
tuyên ngôn tranh cử của mình: “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Trump
nói tại lễ nhậm chức: “Hãy ghi nhớ rằng, chúng tôi sẵn sàng làm việc từ Ngày
đầu tiên“. Tân Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sean Spicer cho biết tân tổng thống
sẽ ký bốn hoặc năm sắc lệnh hành pháp sẵn sàng ngay ngày thứ Sáu, sau khi kết
thúc tuyên thệ.
Sau
đó, cử tri toàn nước Mỹ và cả những người đối lập sẽ dán mắt theo dõi ông thực
hiện thế nào kế hoạch 100 ngày đầu tiên đầy tham vọng mà ông đã cam kết từ
tháng 10 năm ngoái, trong một bài phát biểu ở thành phố Gettysburg, tiểu bang
Pennsylvania.
Đó
là bản “Hợp đồng với cử tri Hoa Kỳ”, lời hứa của ông đối với những cử tri bầu
cho ông và người dân toàn nước Mỹ nêu chi tiết 18 vấn đề. Sau đây tóm lược một
số vấn đề trọng tâm mà tân tổng thống phải giải quyết trong những ngày đầu tiên
cầm quyền:
Y
tế
Tổng
thống Trump muốn xoá bỏ và thay đổi triệt để ObamaCare. Tuy chưa trình bày rõ
giải pháp thay thế là gì, nhưng gần đây ông đã hứa phương án này sẽ là bảo hiểm
y tế cho tất cả mọi người với giá phí rẻ hơn nhiều. Đội phụ tá cho ông lên một
kế hoạch gọi là “Health Savings Accounts”, cho phép bảo hiểm có thể được mang
qua lại giữa các bang. Tân tổng thống nói ông vẫn đang lên kế hoạch cho bản kế
hoạch chi tiết và sẽ sớm công bố. Tuy nhiên việc lật ngược ObamaCare khiến 20
triệu người rơi vào rủi ro mất bảo hiểm y tế, hậu quả là vô cùng to lớn nếu
không tìm được giải pháp phù hợp với hàng triệu hoàn cảnh và nhu cầu phức tạp,
khác nhau tại Hoa Kỳ.
Nhập
cư
Ông
Trump đã thề sẽ huỷ bỏ viện trợ ngân sách cho tất cả “thành phố trú ẩn” và mạnh
tay trấn áp nhập cư bất hợp pháp. Ông cam kết sẽ khởi động việc trục xuất “những
người nhập cư phi pháp phạm tội” ngay khi bắt đầu nhiệm kỳ, ngừng cho nhập cư
người từ khu vực dễ bị khủng bố mà không thể kiểm tra một cách an toàn.
Ông
cũng đã hứa sẽ làm việc với Quốc hội để thông qua “Luật chấm dứt nhập cư phi
pháp” nhằm mang đến một loạt các thay đổi sâu rộng. Trong đó có quy định phạt
tù ít nhất 2 năm toàn liên bang nếu người nhập cư bị trục xuất quay lại đất Mỹ
trái phép. Luật này, theo các tài liệu từ chiến dịch tranh cử của Trump, cũng sẽ
cấp ngân sách đầy đủ cho việc xây bức tường biên giới với Mexico và sau đó
Mexico sẽ phải hoàn trả lại khoản tiền này.
Ông
Trump cũng đã tuyên bố sẽ huỷ bỏ một số sắc lệnh hành pháp của ông Obama liên
quan đến việc miễn hoặc hoãn trục xuất đối với một số đối tượng nhập cư phi
pháp. Tăng cường trục xuất người nhập cư và bảo đảm người muốn đến Mỹ phải phù
hợp với các giá trị của người Mỹ.
Nhưng
những điều này sẽ gây sóng gió với những nhóm nhân quyền, những nhà vận động ở
Mỹ và khắp thế giới. Chẳng hạn các đồng minh phương Tây sẽ yêu cầu Mỹ thực hiện
vai trò trong cuộc khủng hoảng nhập cư, hay những phức tạp và vấn đề đạo đức
trong xử lý người nhập cư đã có gia đình và sinh con ở Mỹ sau nhiều năm sinh sống
trái phép. Bức tường với Mexico cũng đang còn tranh cãi về hiệu quả ngăn chặn
nhập cư, tội phạm và ma tuý của nó so với chi phí bỏ ra để xây dựng.
Cải
cách chính phủ
Tân
tổng thống thề diệt sạch tham nhũng với tuyên bố “rút sạch đầm lầy”.
Nhưng
gần đây nhiều thành viên Đảng Dân chủ đối lập đã bắt đầu chỉ trích Trump vì
không thực hiện được cam kết chống tham nhũng của mình khi xét đến các mối quan
hệ của những vị trí quan chức chính phủ mà ông lựa chọn. Donald Trump vẫn luôn
lặp lại tuyên ngôn “rút sạch đầm lầy” Washington của mình và đặt tham vọng cao
trong bản kế hoạch cải tổ lại chính phủ. Trong kế hoạch, ông đề xuất soạn một
tu chính án để xác định giới hạn nhiệm kỳ cho thành viên quốc hội; giảm biên chế
nhân viên chính phủ liên bang; yêu cầu cắt bớt quy định, pháp luật hiện hành;
và cấm quan chức nhà nước trở thành các nhà vận động hành lang.
Vực
dậy giai cấp công nhân
Tầng
lớp trung lưu và những người lao động chân tay đặt nhiều kỳ vọng lên tân tổng
thống sẽ nhanh chóng giúp họ cải thiện cuộc sống.
Donald
Trump nói mạnh về thương mại từ lâu trước khi ông ra tranh cử. Năm 2015, ông thề
sẽ biến ngôn từ thành này thành hành động, nhưng việc này cũng sẽ khó khăn.
Trong
bản kế hoạch, ông nói sẽ yêu cầu Bộ trưởng Ngân khố liệt Trung Quốc vào nước
thao túng đồng tiền, gây phản ứng lo ngại về bùng phát cuộc chiến thương mại.
Ngoài ra ông cam kết sẽ bỏ các giới hạn môi trường đang hạn chế sự phát triển của
ngành năng lượng hoá thạch mà Mỹ giàu tài nguyên, nhưng điều này cũng sẽ khiến
các nhà hoạt động môi trường kịch liệt phản đối.
Tân
tổng thống đã nói ông sẽ làm việc cùng với Quốc hội nhằm thông qua các phương
án giúp kích thích kinh tế tăng lên 4% một năm và tạo ra ít nhất 25 triệu việc
làm lương tốt. Bản kế hoạch vạch ra việc cải cách thuế khoá, cải cách thương mại
và gỡ bỏ quy định lên doanh nghiệp. Về thuế, ông dự định giảm rổ thuế từ 7 xuống
còn 3 loại thuế, đồng thời cắt thuế doanh nghiệp từ 35% xuống còn 15%. Kế hoạch
này tuy nhận được nhiều đánh giá chủ quan nhưng vẫn còn không ít người hoài
nghi về khả năng đạt mục tiêu hay tạo ra khủng hoảng của nó.
Một
yếu tố quan trọng trong cải cách kinh tế là việc ông sẽ áp thuế cao đối với những
công ty chuyển việc làm ra khỏi nước Mỹ.
Thương
mại
Thương
mại tự do nhưng phải công bằng là thông điệp quan trọng mà tân tổng thống truyền
tải trong suốt quá trình tranh cử. Ông tuyên bố trong 100 ngày đầu tiên sẽ rút
Mỹ khỏi TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) và tái thương lượng
hoặc rút luôn khỏi NAFTA (Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ) do Bill Clinton
ký. Cả hai thoả thuận tự do thương mại này theo ông Trump, đều tàn phá công ăn
việc làm của người Mỹ, vì thế Mỹ chẳng nên tham gia.
Đường
lối của ông bị người chỉ trích cho là bảo hộ kinh tế, sẽ kích thích một cuộc
chiến thương mại với Trung Quốc cùng các siêu cường quốc khác. Một áp lực khác
mà phe đối lập đang cảnh báo là “bảo hộ kinh tế” sẽ khiến Mỹ gập ông đập lưng
ông, vì tiến bộ trong công nghệ, kỹ thuật hiện đại đồng nghĩa với việc công việc
tay chân của tầng lớp công nhân đang nhanh chóng bị máy móc thay thế, nên dù có
bảo vệ được nhà máy ở Mỹ thì cũng khó bảo đảm việc làm.
Tuy
bản bản kế hoạch đầy tham vọng, nhưng tiếng vang lớn của nó không có nghĩa ông
Trump là tổng thống đầu tiên thay đổi nhiều chính sách của người tiền nhiệm.
Tổng
thống Obama ký tới 19 sắc lệnh hành pháp và đảo ngược 9 sắc lệnh của Tổng thống
George W. Bush trong 100 ngày đầu làm việc của mình. 8 năm trước, ông Bush ký
11 sắc lệnh hành pháp mới và thu hồi 4 sắc lệnh của Tổng thống Bill Clinton.
Giới
hạn 100 ngày đầu tiên tại Nhà Trắng có lịch sử từ thời Tổng thống Franklin
Delano Roosevelt (1933). Trong vòng 105 ngày đầu tiên, Quốc hội trong thời ông
Roosevelt thông qua 76 dự luật – nhiều hơn nhiều những đời tổng thống gần đây.
Mốc
100 ngày dường như không mang ý nghĩa lịch sử to lớn, nhưng nó quan trọng trong
việc thiết lập đường hướng cho chính quyền mới.
Trong
thời gian này, các chuyên gia nhận thấy rằng hai vấn đề quan trọng nhất mà tân
tổng thống phải giải quyết là thay thế ObamaCare và lựa chọn Thẩm phán tối cao.
Một
thách thức tức thời khác lên vị Tổng thống 71 tuổi là lộ trình để quốc hội chuẩn
thuận đề cửa Tom Price làm Bộ trưởng Y tế. Nhiều nhà quan sát cho rằng, nếu ý định
của ông Trump là đồng thời xoá bỏ và thay thế ObamaCare, thì ông phải ngồi xuống
thương lượng với các nghị sĩ Dân chủ đối lập để tránh phạm phải sai lầm của ông
Obama.
Trọng
Đức
-----------------
Xem
thêm:
No comments:
Post a Comment