Shashi Tharoor - Project
Syndicate
Biên dịch: Phạm
Thị Thoa | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Posted
on 07/12/2016
Chắc
chắn, một nạn nhân lớn của việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ là quyền lực
mềm của Mỹ trên toàn thế giới. Đây là một diễn biến khó – thậm chí có lẽ không
thể – đảo ngược, đặc biệt là đối với Trump.
Thông
thường, quyền lực chính trị toàn cầu của các nước được đánh giá bằng sức mạnh
quân sự: nước nào có quân đội lớn nhất thì có quyền lực lớn nhất. Nhưng logic
này không luôn đúng trong thực tế. Mỹ đã thua trong Chiến tranh Việt Nam; Liên
Xô thì bị đánh bại ở Afghanistan. Trong những năm đầu ở Iraq, Mỹ đã nhận ra sự
thông thái trong câu nói của Talleyrand (thủ tướng đầu tiên của Pháp dưới triều
vua Louis XVIII) rằng một điều mà ta không thể làm với lưỡi lê là ngồi lên nó.
Sau
đó quyền lực mềm xuất hiện. Thuật ngữ này được giáo sư Joseph S. Nye tại Đại học
Harvard đặt ra năm 1990 để lý giải sức ảnh hưởng mà một quốc gia – và cụ thể là
Mỹ – giành được, bên ngoài sức mạnh quân đội (hay quyền lực “cứng”). Theo Nye,
quyền lực của một đất nước nằm ở “khả năng thay đổi hành vi của các nước khác”
để đạt được mục tiêu mà nó muốn, thông qua ép buộc (cây gậy), mua chuộc (củ cà
rốt), hoặc thu hút (quyền lực mềm). Ông chỉ ra rằng “nếu có khả năng thu hút
người khác, ta có thể tiết kiệm những cây gậy và củ cà rốt.”
Nye
lập luận rằng quyền lực mềm của một quốc gia bắt nguồn từ “văn hóa (ở những điểm
thu hút các nước khác), các giá trị chính trị (khi quốc gia đó đáp ứng được
chúng ở trong nước và quốc tế), và các chính sách đối ngoại (khi chúng được coi
là có tính chính danh và có thẩm quyền đạo đức). Nhưng tôi tin rằng quyền lực mềm
của mỗi quốc gia cũng được tạo ra từ nhận thức của thế giới về bản chất của đất
nước đó: những liên tưởng và thái độ gợi lên khi tên của một đất nước được nhắc
đến. Quyền lực cứng được thi hành, còn quyền lực mềm thì được khơi gợi.
Mỹ
là nền kinh tế lớn nhất và nền dân chủ lâu đời nhất trên thế giới, một nơi trú ẩn
cho người di cư, và là mảnh đất của Giấc mơ Mỹ – hứa hẹn rằng mọi người có thể
đều thành công nếu họ làm việc đủ chăm chỉ. Đây cũng là quê hương của Boeing và
Intel, Google và Apple, Microsoft và MTV, Holywood và Disneyland, McDonald’s và
Starbucks – nói ngắn gọn, một số thương hiệu và ngành công nghiệp dễ nhận biết
và có sức ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.
Sức
cuốn hút của các tài sản này, và của lối sống Mỹ mà chúng đại diện, đã cho phép
nước Mỹ thuyết phục, thay vì bắt ép, những nước khác thông qua chương trình
trình nghị sự của mình. Trong ý nghĩa này, quyền lực mềm đóng vai trò vừa thay
thế vừa bổ sung cho quyền lực cứng.
Tuy
nhiên, cũng có những hạn chế đối với quyền lực mềm của mỗi quốc gia – kể cả của
Mỹ. Sau các cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9, đã có một làn sóng thiện chí hướng về
Mỹ. Rồi nước này phát động cuộc chiến chống khủng bố, dựa nhiều vào sức mạnh cứng.
Các công cụ của sức mạnh này – xâm lược Iraq, giam giữ vô thời hạn “các chiến
binh thù địch” và các nghi phạm khác tại nhà tù Guantanamo, vụ bê bối nhà tù
Abu Ghraib, các “khu vực đen” của CIA bị tiết lộ, các nhà thầu an ninh tư nhân
Mỹ giết hại dân thường Iraq – không còn được công chúng toàn cầu đón nhận.
Các
tài sản quyền lực mềm của Mỹ vẫn chưa đủ để bù đắp cho những khiếm khuyết của
cách tiếp cận sức mạnh cứng của đất nước này. Những người say mê văn hóa Mỹ
không sẵn sàng bỏ qua những hành động vượt quá giới hạn ở Guantanamo. Hệ điều
hành Windows của Microsoft không khiến người sử dụng chấp nhận những cuộc tra tấn
tiến hành bởi quốc gia phát triển ra nó. Quyền lực mềm của Mỹ đã tụt dốc nhanh chóng, cho thấy
cách một quốc gia sử dụng sức mạnh cứng ảnh hưởng như thế nào đến năng lực gây
dựng quyền lực mềm của quốc gia đó.
Tình
hình trong nước đã nhanh chóng giúp Mỹ vượt qua những bước thụt lùi của chính
sách đối ngoại, một phần nhờ vào sự kết nối chưa từng có ngày nay. Trong một thế
giới của truyền thông đại chúng trực tuyến, các quốc gia sẽ được đánh giá bởi
công chúng toàn cầu vốn bị nhồi nhét không ngừng các tin tức trực tuyến, các
video trên smartphone, các tin đồn trên Twitter.
Trong
một thời đại công nghệ như vậy, Nye viết, có ba kiểu quốc gia có khả năng giành
được quyền lực mềm: - “những nước có văn hóa và lý tưởng chủ đạo gần với những
chuẩn mực quốc tế thịnh hành (nay nhấn mạnh vào chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa đa
nguyên, tự chủ); - những nước có nhiều khả năng tiếp cận nhất đến nhiều kênh
truyền thông và do đó có nhiều ảnh hưởng hơn lên cách định hình các sự kiện; và
- những nước có uy tín được củng cố bởi những thành tích trong nước và quốc tế.”
Mỹ đã làm khá tốt ở tất cả các mặt này.
Quả
thật, văn hóa và các lý tưởng Mỹ đã đặt ra tiêu chuẩn cho các nước khác, và uy
tín quốc tế của Mỹ dựa trên những dàn xếp nội bộ của nước này. Vượt qua di sản
của chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc kéo dài hàng thế kỷ để bầu lên một vị tổng
thống da màu vào năm 2008 và một lần nữa vào 2012, Mỹ dường như đã chứng tỏ khả
năng tái tạo và làm mới bản thân của mình.
Việc Trump lên nắm
quyền đã phá vỡ hình ảnh này. Nó phơi bày và khuyến khích những xu hướng
mà thế giới chưa bao giờ gắn với nước Mỹ: bài ngoại, thù ghét phụ nữ, chủ nghĩa
bi quan, và ích kỷ. Một hệ thống hứa hẹn một sân chơi bình đẳng mà ở đó ai cũng
có thể đạt được khát vọng của mình đang bị chính các nhà lãnh đạo của nó chỉ
trích là đang đè nặng lên những công dân bình thường. Một quốc gia tự tin
khuyên bảo các nước khác thực hành dân chủ lại bầu lên một vị tổng thổng đã
tuyên bố có thể sẽ không công nhận kết quả nếu ông thất cử.
Nye
đã lập luận rằng, trong thời đại thông tin, quyền lực mềm thường được tích lũy ở
quốc gia nào có câu chuyện hay hơn. Mỹ từ lâu đã là “vùng đất của những câu
chuyện hay hơn.” Nó có một nền báo chí tự do và một xã hội mở; nó chào đón người
di cư và người tị nạn; nó khao khát những ý tưởng mới và có sở trường sáng tạo.
Tất cả những yếu tố này đã cho Mỹ khả năng vượt trội để viết ra những câu chuyện
thuyết phục và hấp dẫn hơn câu chuyện của các đối thủ.
Nhưng
câu chuyện về nước Mỹ được kể trong cuộc bầu cử này đã làm suy giảm sâu sắc quyền
lực mềm mà Mỹ gợi lên. Sợ hãi đè bẹp hy vọng. Giấc mơ Mỹ biến thành ác mộng của
thế giới. Và những ác ma thoát ra từ chiếc hộp Pandora năm 2016 – vang vọng
trong những báo cáo trên diện rộng về lời lẽ phân biệt chủng tộc của những người
ủng hộ Trump đối với những người da màu ở nước Mỹ – sẽ tiếp tục tự tung tự tác
trong nhận thức về mình của đất nước, cũng như làm hoen ố nhận thức của tất cả
những người khác. Trong mắt chúng ta, nước
Mỹ sẽ không bao giờ trở lại như trước – và nhiệm kỳ của Trump thậm chí còn chưa
bắt đầu.
*
Shashi
Tharoor, cựu Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, cựu Quốc vụ khanh về Phát triển Nguồn
nhân lực và Quốc vụ khanh về Ngoại vụ của Ấn Độ, hiện là Nghị sĩ Đảng Quốc đại Ấn
Độ và Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Đối ngoại. Ông là tác giả cuốn Pax Indica: India and
the World of the 21st Century.
Copyright:
Project Syndicate 2016 – The
End of US Soft Power?
Có thể bạn quan tâm:
Fawaz
A. Gerges, “Trump’s
Pro-ISIS Foreign Policy,” Project Syndicate, 24/08/2016.
Joseph
E. Stiglitz, “How
Trump Happened”, Project Syndicate, 14/10/2016.
David
Remnick, “An
American Tragedy,” The New Yorker, November 9, 2016.
Francis
Fukuyama, “US
against the world? Trump’s America and the new global order,” Financial
Times, 11/11/2016.
Minghao
Zhao, “Which
Way for US-China Relations Under Trump?”, Project Syndicate, 09/11/2016.
Jeffrey
D. Sachs, “Saying
No to the Warmongers,” Project Syndicate, 17/07/2015.
T.J.Pempel,
“What
Asia needs to know about Trump”, East Asia Forum, 05/05/2016
Bài
viết được trích từ cuốn “Donald Trump –
Đã đến lúc phải cứng rắn để khôi phục sự vĩ đại của nước Mỹ” do Alpha Books
và NXB Thế giới ấn hành.
Nina
Khrusheva, “Does
Putin really want a Trump presidency?”, Project Syndicate, 03/08/2016
Elizabeth
Drew, “Trump’s
Train Wreck”, Project Syndicate, 29/08/2016.
No comments:
Post a Comment