Sau bài viết “Tại
Sao Chúng Tôi Yêu Nước Mỹ” hồi tuần trước, nhiều bạn trẻ ở Việt Nam đã
inbox cho tôi nói rằng, họ thích những thông tin cung cấp qua bài viết, mong rằng
tôi có thêm nhiều bài để họ có thêm thông tin về cuộc sống thực tế ở nước Mỹ,
nơi tôi đang sinh sống, họ nói rằng cũng có nhiều thông tin trên báo chí ở Việt
Nam, nhưng chưa bao giờ họ có những thông tin như tôi đã kể trong bài viết tuần
trước, hầu hết đều tô vẽ nước Mỹ đầy bạo động với súng đạn, bị bóc lột và dân Mỹ
chỉ làm giàu cho những tài phiệt.
Có những bạn còn hỏi tôi rằng, quyền tự do ở Mỹ có
quá trớn không? Đời sống ở Mỹ áp lực có phải rất nhiều không? Có phải nhiều
“ông già” gốc Việt “ăn tiền welfair” không? v.v…
Đọc những câu hỏi của các bạn, tôi hiểu được, với nền
“báo chí định hướng” kia, thì làm sao các bạn có đầy đủ thông tin về nơi tôi
đang ở, trừ phi các bạn vào những trang mạng ở nước ngoài, tuy nhiên sự thắc mắc
của các bạn cũng cho tôi hiểu một điều, dưới cái cơ chế “nhất đảng” ở Việt Nam,
một đảng độc quyền tất cả mọi thứ, đã đưa đến một xã hội mà con người đã không
tin vào những thông tin của chính phủ nơi đó.
Quyền tự do ở nước Mỹ quả thật hơn hẳn nhiều quốc
gia khác, đặc biệt là những xứ sở độc tài và độc đảng như Việt Nam hay Trung Quốc.
Nhưng chúng tôi sử dụng quyền tự do trong trách nhiệm của bản thân, chứ không
dùng luật pháp để trói buộc quyền tự do. Ví dụ các hệ thống truyền hình Mỹ, những
chương trình có tính chất bạo động, ngôn ngữ dung tục, hay những hình ảnh vi phạm
thuần phong mỹ tục, các hệ thống truyền hình công cộng chắc chắn sẽ không bao
giờ cho chiếu vào những giờ có con nít trong nhà, không có luật lệ nào trói buộc
chuyện này cả, nhưng các đài truyền hình (đa số là tư nhân) rất ý thức, họ chỉ
chiếu trong những giờ các cháu đang ở trường học hoặc sau 11 giờ đêm, tức là
sau giờ các cháu đi ngủ, mục tiêu là không để các cháu bị tiêm nhiễm những ngôn
ngữ, hành động được xem là không phù hợp với tuổi của các cháu.
Đời sống ở Hoa kỳ đương nhiên có áp lực hơn những quốc
gia khác, bởi vì xã hội Hoa Kỳ là xã hội luôn thay đổi, do đó những con người sống
ở xã hội này, đều phải đương đầu với áp lực thay đổi, nhưng nhiều hay ít là do
chính bản thân của bạn, lòng tham của bạn tới mức độ nào, thì áp lực sẽ theo tới
mức độ đó, ví dụ bạn muốn nhà to hơn nhà người khác, xe đẹp hơn xe người khác,
con cái vào trường học danh tiếng hơn, thì đương nhiên áp lực về chi phí cuộc sống
cũng sẽ cao hơn, đòi hỏi bạn phải làm việc siêng năng hơn.
Các bạn đừng hiểu lầm “tiền phúc lợi xã hội” (còn gọi
là Welfare) với tiền “hưu trí” nhé, các “ông già” gốc Việt mà các bạn nói, đa
phần họ lãnh tiền hưu trí, tức là tiền thuế họ đóng lúc còn trẻ ra xã hội làm
việc, về già được chính phủ trả lại thông qua quĩ An Sinh Xã Hội. Chỉ có rất ít
những người không có khả năng làm việc mới lãnh tiền “xã hội” mà thôi. Nhưng đa
phần những người già, khi về hưu họ cũng không thích ở không, họ vẫn tìm điều
gì đó để làm việc, như giúp việc cho nhà thờ, chùa chiền, hay tình nguyện làm
những công tác khác trong xã hội, cộng đồng, bởi vì họ quen với “văn hóa làm việc”
ở xứ sở này.
Có một điều khác biệt giữa văn hóa nơi chúng tôi sống
khác biệt với văn hóa mà các bạn đang có trong Việt Nam, đó là bất cứ xảy ra một
sự kiện hay biến cố nào, người Mỹ luôn có những suy nghĩ tích cực và nhìn vào
những điều tốt đẹp trước, còn nền “văn hóa giáo dục” của nhà sản thì lúc nào
cũng diễn dịch theo lối tiêu cực trước.
Cách đây vài năm, một cô bé học sinh gốc Việt ở
Texas, bị quan tòa ra lệnh phạt một ngày tù và đóng 100 Mỹ kim về việc cô bỏ lớp
học nhiều ngày, sự kiện này gây chấn động nước Mỹ, chỉ trong vài ngày, một nhóm
luật sư gây quĩ đã quyên được hơn 100 ngàn Mỹ kim tặng cho cô bé, nhưng cô bé từ
chối hoàn toàn, khi truyền thông tìm đến cô bé thì mới biết, sở dĩ cô bỏ học
nhiều ngày là vì cô làm đến 2 công việc, do cha mẹ của cô ly dị và di chuyển đến
tiểu bang khác sinh sống, cô phải làm việc để đủ chi phí cho người anh vào đại
học và một em gái nhỏ hơn cô. Đương nhiên sau khi dư luận lên tiếng, quan tòa
đã rút lại quyết định trên.
Khi điều này xảy ra, nhiều người bạn của tôi ở Việt
Nam đều suy luận rằng, cô bé từ chối số tiền 100 ngàn Mỹ kim, để sau đó nhận những
thứ lớn hơn như học bổng hàng năm, rồi việc làm v.v…
Cái kiểu suy luận của họ cho thấy, họ sống dưới chế
độ giáo dục của “nhà sản” nhiều năm, nên đã không biết đến 2 chữ “tự trọng” mà
bất cứ một con người nào sống trên trái đất này cũng hiểu, nền “giáo dục” của
“nhà sản” ở Việt Nam chỉ hướng con người vào chữ “lợi”, và bất cứ điều gì, họ
cũng suy diễn theo chữ “lợi” nhiều hơn, trong khi xã hội tây phương nói chung
và Hoa kỳ nói riêng, chữ “lợi” được xem là thực tế của cuộc sống, nhưng nó
không bao giờ nằm trong chương trình giáo dục của học đường hay từ cha mẹ.
Đương nhiên trong xã hội rộng lớn ở Hoa kỳ, văn hóa
của nhiều sắc tộc điều khác nhau, và cách nuôi dạy con cái cũng khác nhau, người
Mỹ dù trắng hay đen, con cái trên 18 tuổi thì cha mẹ có thể nói “hey ! get out
of my house and build your own”, 18 tuổi là các em có thể dọn ra ngoài sinh sống
và tự lập, ngoại trừ việc đi học và đi làm để hiểu giá trị cuộc sống, cách sống
và chịu trách nhiệm với xã hội, đây cũng là một cách mà người Mỹ kích thích nền
kinh tế, dọn ra ngoài ở riêng, thì phải thuê chỗ, phải mua thêm tủ lạnh,
microwave, tự túc về phương tiện giao thông, muốn có những chi phí này, các em
phải vừa học, vừa làm.
Nhưng người Á châu thì khác hơn, cha mẹ vẫn muốn con
cái ở chung nhà. Tôi có một đối tác làm ăn, chị có đến 4 đứa con, cô gái lớn
đang học đại học, nhưng giờ rảnh về phụ mẹ trong công việc làm ăn, và thay mẹ dạy
dỗ cho các em, rất ngoan. Tôi thắc mắc, bận rộn công việc làm ăn, sao chị có thể
dạy con tốt đến như vậy, chị trả lời “thật ra con gái của em đến tuổi trưởng
thành, nó cũng có bạn trai, cũng muốn dọn ra ngoài sống để tự do hơn, em nói với
nó rằng, nếu con muốn dọn ra ngoài mẹ không cản, mẹ cho con đủ 6 tháng tiền
nhà, nhưng sau đó con phải tự bơi, mẹ vẫn giữ căn phòng cho con, con về bất cứ
lúc nào cũng được, nhưng con nhớ rằng, một khi con dọn đi và trở về, thì tình cảm
của mẹ và con sẽ không còn được như bây giờ, nó sẽ có những vết thương cần rất
nhiều thời gian để chữa lành, còn nếu con quyết định ở trong ngôi nhà của mẹ,
thì con phải tuân thủ những giá trị theo quan niệm gia đình của mẹ”.
Đó chính là cách nuôi dạy con cái của chị, và điều
này chị cũng học từ cuộc sống, và đây cũng là cách nuôi dạy con cái của rất nhiều
người gốc Việt ở Hoa Kỳ, chúng tôi có những khác biệt văn hóa với người bản xứ,
nhưng vẫn dung hòa được và hội nhập.
Do đó trong một xã hội với lối giáo dục mà tôi gọi
là “tự nguyện hướng thiện”, những người dân trong xã hội phương tây hay Hoa Kỳ,
đều ý thức và biết trách nhiệm về “quyền” của bản thân trong xã hội, cái mà
“nhà sản” thường gọi là “dân trí cao”, thật ra nó chả có “cao” gì cả, chỉ là xã
hội với đầy đủ “quyền” thì người dân mới có cơ hội tích tụ được những nét đẹp,
nét hay của nền văn hóa khác, gạn lọc và chọn cho bản thân một lối sống, cách sống
hay nuôi dạy con cái.
Còn dưới cái gọi là “thể chế nhất đảng”, người dân
không có cái “quyền” cho bản thân họ, chuyện gì cũng “đảng và nhà nước lo”, người
dân trở nên thụ động, họ bất mãn giáo dục bế tắc nhưng họ không thể thay đổi được,
bởi vì họ không có “thẻ đảng” ngồi vào vị trí lãnh đạo để thay đổi, họ bất mãn
xã hội cướp giật, ô nhiễm môi trường, thực phẩm đầy chất độc, con cái ra đường
chửi thề, đánh lộn, nhưng họ không thay đổi được, bởi vì cái “quyền” chọn lựa họ
đâu có để chọn, tất cả đều do “đảng” chọn hết rồi, và “đảng” chỉ chọn những kẻ
có “thẻ đảng” làm lãnh đạo mà thôi. Họ bất mãn về “quyền” sáng tạo, “quyền”
phát minh bị luật lệ ngăn chặn, nhưng họ không thay đổi được vì cái “quyền” đó
chỉ dành cho những người có “biên chế”, những “tiến sĩ”, “phó giáo sư” tốt nghiệp
trường “đảng”.
Và cuộc sống của họ mỗi ngày cứ thui chột, đến cuối
cùng họ được giải thích rằng, vì “trình độ dân trí thấp” nên Việt Nam không
thích hợp những “thể chế khác”, họ xem là “dân trí thấp”.
Trong xã hội có đầy đủ “quyền con người” như Hoa kỳ
và phương tây, thì người ta “cho” nhiều hơn, còn trong xã hội của cái gọi là
“thể chế nhất đảng” thì những con người đó “xin” nhiều hơn, chính phủ thì “xin”
ODA, “xin” tài trợ “xóa đói giảm nghèo”, “xin” được mua vũ khí, “xin” được xác
nhận là “kinh tế thị trường”, “xin” UNESCO để ABCD được làm… di sản thế giới.
Còn dân chúng thì “xin” giấy phép để… mở họp báo,
“xin” được làm từ thiện, “xin” có hộ khẩu hay “xin” được làm “nghệ sĩ nhân
dân”.
Cái “thể chế nhất đảng” chuyện gì người dân cũng phải
đi “xin”, so với thể chế tự do, thì đó là “quyền của con người”, nếu là các bạn,
thì các bạn chọn xã hội nào để sinh sống?
“Quyền” đó không ai cho các bạn cả, mà các bạn phải
tranh đấu, súng đạn chỉ có thể lấy đi sinh mạng của các bạn, nhưng không thể lấy
đi khát vọng của các bạn và con cháu của các bạn, còn các bạn thụ động chờ người
khác giúp các bạn thay đổi thì điều đó sẽ không xảy ra, suốt đời các bạn lẫn
con cháu các bạn chỉ có đi “xin” mà thôi, và trong xã hội mà tất cả người dân đều
phải đi “xin”, thì nó chả còn cái gì gọi là lòng “tự trọng”, “tự hào” hay “bản
sắc dân tộc”, nó mãi mãi chỉ là một dân tộc yếu hèn, lạc lõng trong xã hội tiến
hóa của con người.
Con người sống trong xã hội “có quyền” và xã hội “đi
xin” thì nhân cách cũng khác nhau xa lắm, chỉ cần các bạn cầm passport bước qua
Thái Lan hay Singapore, thì sẽ thấy những quốc gia này đối xử với những người cầm
Passport Mỹ như chúng tôi và Passport Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam của
các bạn khác biệt như thế nào.
24.10.2016
No comments:
Post a Comment