BBC Tiếng
Việt
29
tháng 10 2016
Bà
Hillary Clinton phải đối mặt với một loạt những tin tức mới bị rò rỉ về thời
gian bà sử dụng một máy chủ email riêng tư trong giai đoạn làm Bộ trưởng Ngoại
giao. Ý nghĩa của tất cả những chuyện này là gì?
1
ngày trước khi cuộc bầu cử diễn tra, các trang tin lớn đồng loạt đưa tin Cục Điều
tra Liên bang (FBI) đang mở lại cuộc điều tra vào máy chủ email của bà Clinton
- lần đầu tiên được công khai vào cuối năm 2015.
Cuộc
điều tra có thể chẳng đem lại kết quả gì, nhưng cũng có thể thay đổi tất cả. Và
hầu như chắc chắn là nó sẽ không được hoàn tất trước khi người Mỹ đi bỏ phiếu
nhưng có thể tiếp thêm năng lượng cho các đối thủ và đẩy những đồng minh của bà
Clinton vào thế bị động.
Thanh
tra của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát hiện ra rằng hệ thống email của bà Clinton
không được phê duyệt và không tuân thủ các quy định của chính phủ.
Một
cuộc điều tra của FBI ban đầu kết luận rằng không "công tố viên có lý
trí" nào sẽ chịu khởi tố bà Clinton, nhưng bà và các cộng sự đã "hết
sức thiếu thận trọng" trong việc xử lý các dữ liệu mật.
Bây
giờ thì họ lại nói rằng có bằng chứng mới. Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Các
email của bà Clinton có tầm quan trọng đến đâu?
Ngay
trước khi tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Ngoại giao vào năm 2009, bà Hillary
Clinton đã thiết lập một máy chủ email tại tư gia của mình ở Chappqua, New
York. Kể từ đó bà đã sử dụng máy chủ này, với địa chỉ email
hdr22@clintonemail.com, cho tất cả các liên lạc điện tử của mình - cả cho việc
công lẫn việc riêng - trong suốt 4 năm bà tại chức.
Có
tin nói rằng bà cũng đã tạo các địa chỉ email trên máy chủ này cho trợ lý lâu
năm của mình, Huma Abedin, và Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao Cheryl Mills.
Bà
Clinton đã không sử dụng, hoặc thậm chí là kích hoạt, một tài khoản email với
đuôi state.gov, mà nếu có sẽ được đặt trên một máy chủ do chính phủ Mỹ sở hữu
và quản lý.
Hệ
thống email của bà Clinton trở thành một mối quan tâm của toàn nước Mỹ trong tuần
đầu tiên của tháng Ba năm 2015, khi tờ Thời báo New York chạy một bản tin trên
trang nhất về câu chuyện này. Bài báo nói rằng hệ thống "có thể đã vi phạm
các quy định của chính quyền Liên bang" và "đáng báo động" theo
lời các viên chức chính phủ còn đương chức và đã nghỉ hưu ở Cơ quan Lưu trữ Tài
liệu và Hồ sơ Quốc gia.
Tại
sao bà Clinton làm như vậy?
Những
người hoài nghi đã phản bác rằng lý do thật sự khiến bà Clinton thiết lập hệ thống
email cho riêng mình là vì nó cho bà toàn quyền kiểm soát những thư tín của bà.
Với
hệ thống email này, bà trở thành người duy nhất có quyền quyết định xem những
gì được và không được chia sẻ cho chính phủ, công khai theo Đạo luật về Quyền Tự
do Thông tin hoặc cung cấp cho các bên liên quan, ví dụ như Ủy ban Quốc hội điều
tra về vụ tấn công năm 2012 vào lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi.
Theo
báo cáo của Thanh tra Bộ Ngoại giao, vào năm 2010 bà Clinton đã nói với Phó
Chánh Văn phòng của mình rằng một trong những quan ngại của bà về email là việc
bà "không muốn bất cứ rủi ro nào về việc các thư cá nhân bị tiếp cận".
Cuộc điều tra của FBI phát hiện ra rằng bà Clinton đã sử dụng "nhiều thiết
bị điện tử cá nhân" trong khi tại chức và liên lạc qua vài máy chủ email
khác nhau. Các trợ lý của Clinton khai với FBI rằng họ đã phá hủy một số thiết
bị điện tử bằng búa sau khi chúng được thay thế, nhưng vẫn còn vài chiếc không
rõ tung tích.
Việc
này có phi pháp không?
Có
lẽ là không. Hệ thống email của bà Clinton tồn tại trong một vùng xám của luật
- và đã có vài thay đổi trong lãnh vực này kể từ khi bà rời nhiệm sở.
Khi
bà trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, quy định của Luật Hồ sơ Liên bang năm 1950
được diễn giải rằng các quan chức sử dụng tài khoản email cá nhân phải đảm bảo
những thư tín liên quan đến công việc được giao nộp cho chính phủ. Mười tháng
sau bà Clinton khi nhậm chức, một quy định mới cho phép sử dụng email cá nhân
chỉ khi các hồ sơ liên bang được "bảo quản trong một hệ thống lưu trữ phù
hợp".
Bà
Clinton tiếp tục khẳng định rằng yêu cầu này đã được đáp ứng vì phần lớn những
email của bà từ tài khoản cá nhân được gửi đến, hoặc chuyển tiếp đến, những người
có tài khoản email chính phủ, vì vậy chúng được tự động lưu lại. Bất cứ email
nào còn sót lại đều được giao nộp cho Bộ Ngoại giao khi bà - và một vài quan chức
tiền nhiệm - nhận được yêu cầu vào tháng Mười năm 2014.
Bà
Clinton nói rằng đó là trách nhiệm của các nhân viên chính phủ "trong việc
quyết định đâu là thư từ riêng tư và đâu là thư liên quan đến công việc"
và rằng bà đã hoàn thành "vượt mức cần thiết" những gì bà được yêu cầu.
Tháng
Mười một năm 2014, Tổng thống Barack Obama ký Luật Hồ sơ Tổng thống và Liên
bang Sửa đổi, bao gồm yêu cầu các quan chức chính phủ phải chuyển tiếp bất cứ
thư tín liên quan đến công việc nào cho chính phủ trong vòng 20 ngày. Nhưng
ngay kể cả dưới đạo luật này, hình phạt cũng chỉ là ở mức hành chính, không có
xử lý hình sự.
Giám
đốc FBI James Comey đã ra thông báo về kết quả của cuộc điều tra của FBI vào
ngày 5 tháng Bảy và kết luận rằng mặc dù "có bằng chứng về các vi phạm tiềm
tàng" những điều luật hình sự quy định tội làm mất an toàn dữ liệu mật,
"theo đánh giá của chúng tôi không một công tố viên có lý trí nào sẽ chịu
khởi tố một vụ như vậy". FBI sau đó đã gửi kết luận qua Bộ Tư pháp, nơi
đưa ra quyết định chấm dứt điều tra bà Clinton và các trợ lý mà không truy tố.
Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ sau đó đã tiếp tục điều tra xem liệu bà Clinton hoặc những trợ
lý của mình có vi phạm các chính sách của chính phủ về bảo quản dữ liệu mật hay
không. Nếu như cuộc điều tra cho kết luận là có, hình phạt có thể bao gồm một lời
khiển trách chính thức hoặc tước bỏ quyền truy cập thông tin cấp cao.
Chúng
ta đang nói đến bao nhiêu email?
Theo
lời Hillary Clinton, bà đã gửi hoặc nhận tổng cộng 62.320 email trong thời gian
bà làm Bộ trưởng Ngoại giao. Bà, hoặc các luật sư của bà, đã xác định rằng một
nửa trong số đó - 30.490 email, dài khoảng 55.000 trang, là thư liên quan đến
công việc và đã giao nộp cho Bộ Ngoại giao.
Bà
Clinton nói rằng những email còn lại là thư từ riêng tư - liên quan đến những vấn
đề như đám cưới của con gái bà, đám tang của mẹ bà và "lịch học
yoga."
Theo
yêu cầu của bà Clinton, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa ra trước công chúng phần một
phần những email được gửi từ tài khoản cá nhân của bà vào tháng Năm năm 2015, với
nhiều lá thư liên quan đến vụ tấn công năm 2012 vào lãnh sự quán Hoa Kỳ tại
Benghazi.
Đầu
tháng Tám năm 2015, bà Clinton đã ký một lời tuyên thệ, trong đó nói bà đã giao
nộp toàn bộ những bản sao các hồ sơ của chính phủ trong thời gian bà tại nhiệm.
Trong
quá trình điều tra, FBI đã tìm thấy "vài nghìn" email liên quan đến
công việc chưa được giao nộp cho Bộ Ngoại giao, mặc dù cuối cùng cơ quan này kết
luận những email này được xóa trước năm 2014 và không phải bị cố tình xóa đi
"với mục đích che giấu sự tồn tại của chúng."
Khoảng
3.000 email sẽ được đưa ra trước công chúng trong thời gian từ nay đến ngày bầu
cử, nhưng còn rất nhiều những thư khác sẽ không được xử lý xong cho đến sau
ngày mùng 8 tháng Mười một.
Các
chính trị gia khác có tham gia những hành động tương tự?
Bà
Clinton hoàn toàn không phải là người duy nhất. Những chính trị gia và quan chức
khác - ở cả chính quyền Liên bang lẫn tiểu bang - đôi khi sử dụng email cá nhân
cho mục đích công việc. Colin Powell, Bộ trưởng Ngoại giao dưới thời Tổng thống
George W Bush, nói với đài ABC rằng ông đã sử dụng một tài khoản email cá nhân
trong thời gian tại nhiệm, thậm chí trong cả các giao tiếp với lãnh đạo nước
ngoài.
Báo
cáo của Thanh tra Bộ Ngoại giao cũng phát hiện ra rất nhiều người tiền nhiệm của
bà Clinton - bao gồm ông Powell - cũng đã không tuân thủ những quy định về lưu
giữ hồ sơ của chính quyền liên bang, mặc dù vào thời điểm đó những quy định này
không chi tiết như ở hiện tại.
Thời
báo New York tường thuật rằng đã có lần ông Powell khuyên bà Clinton sử dụng
email cá nhân trong một bữa tiệc, mặc dù không phải trong lúc xử lý dữ liệu mật.
Nhưng ông Powell sau đó đã phủ nhận việc này.
Ở
dưới cấp liên bang, cựu Thống đốc Florida Jeb Bush - một ứng cử viên cho chức Tổng
thống Hoa Kỳ năm 2016 - cũng sử dụng một địa chỉ email cá nhân (jeb@jeb.org).
Giống như bà Clinton, ông đã lựa chọn những thư tín để đưa ra trước công chúng.
Thống
đốc Wisconsin Scott Walker, một cựu ứng cử viên Tổng thống bên phía đảng Cộng
hòa, bị chất vấn về việc các trợ lý của ông sử dụng địa chỉ email cá nhân khi
ông còn làm ở Quận Milwaukee.
Tạp
chí Government Executive đã tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến vào tháng Hai năm
2015 với 412 cán bộ cấp cao trong chính quyền liên bang và đưa ra kết quả có
33% những người được hỏi nói rằng họ đã sử dụng email cá nhân trong công việc
chính phủ "ít nhất vài lần."
Sự
khác biệt trong vụ của bà Clinton không đến từ hành vi mà từ mức độ - vì bà chỉ
duy nhất sử dụng email cá nhân của mình. Và, khác với ông Walker và ông Bush,
các hành động của bà chịu sự giám sát của luật liên bang.
Vậy
tại sao điều này gây tranh cãi?
Sự
việc trở nên nghiêm trọng phần lớn là bởi bà Clinton đang yêu cầu nhân dân Mỹ
tin tưởng vào việc bà sẽ tuân thủ cả "văn tự và tinh thần của luật
pháp", theo lời người phát ngôn của bà, Nick Merrill.
Câu
chuyện của Thời báo New York dựa trên thông tin được cung cấp cho tờ báo này từ
Ủy ban Quốc hội về vụ Benghazi, và các chỉ trích từ phe bảo thủ cáo buộc rằng
không có cách nào để chứng minh bà Clinton đã thành khẩn trong việc cung cấp
cho cuộc điều tra tất cả những tài liệu liên quan.
Lời
giải thích "cho tiện" của bà Clinton cũng khiến nhiều người khó nuốt
trôi, khi mà với vai trò Bộ trưởng Ngoại giao bà có một đoàn tùy tùng đông đảo
đủ sức giúp bà mang thêm điện thoại. Và vào tháng Hai năm 2015, trong một cuộc
phỏng vấn trên truyền hình, bà đã tiết lộ rằng bản thân hiện đang mang theo nhiều
thiết bị điện tử - một chiếc iPhone và một chiếc Blackberry, cũng như một chiếc
iPad và một chiếc iPad mini.
Thêm
vào đó, các nhà phê bình từ cả cánh tả lẫn cánh hữu đã bày tỏ quan ngại về khả
năng các thông tin liên lạc của bà dễ bị tin tặc và các tổ chức tình báo nước
ngoài tấn công do sự phụ thuộc vào một hệ thống email "của nhà trồng được"
của bà Clinton.
Chính
xác thì email của bà Clinton bảo mật đến đâu?
Trong
buổi họp báo của mình, bà Clinton đã nói rằng "không có lỗ hổng an ninh
vào" trong máy chủ của bà và các biện pháp phòng vệ vững chắc được cài đặt
"đã chứng tỏ sự hiệu quả và an toàn."
Tuy
nhiên, các chuyên gia an ninh mạng độc lập đã nói rằng những tin tặc bậc thầy
có thể xâm nhập các máy chủ email mà không để lại dấu vết. Và những hệ thống an
ninh trên thị trường không thể so sánh được với các hệ thống được chính phủ bảo
vệ - nhưng ngay cả những hệ thống đó cũng không phải bất khả xâm phạm, như một
cuộc xâm nhập vào hệ thống email của Bộ Ngoại giao năm 2014 đã chứng minh.
Bà
Clinton đã lặp đi lặp lại khẳng định của mình rằng không có bất cứ tài liệu mật
nào được chuyển qua tài khoản email của bà và bà chỉ gửi một email cho một quan
chức ngoại quốc - ở Anh.
Nhưng
vào tháng Bảy năm 2015, Chánh Thanh tra của cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, Charles
McCullough, trả lời trước Quốc hội rằng bà Clinton đã gửi ít nhất 4 tin nhắn chứa
thông tin được rút ra từ tài liệu mật. Một tháng sau đó, ông McCullough tiết lộ
rằng có hai email chứaa thông tin được đánh giá "tuyệt mật" - mức
phân loại an ninh cao nhất.
Trước
áp lực ngày càng cao, bà Clinton cuối cùng cũng đồng ý đưa lại máy chủ cá nhân
của mình vào tháng Tám năm 2015 cho một cuộc điều tra sơ bộ của FBI vào tính an
toàn của các thông tin mật trong các email của bà. Bà cũng nói sẽ giao lại những
thẻ nhớ chứa bản sao của các email.
Đến
khi nhứng email cuối cùng của bà Clinton được đưa ra công chúng vào tháng Ba
năm 2016, tổng số email được tái phân loại lên mức thông tin mật đã vượt quá
2.000.
Vào
tháng Năm năm 2016, Guccifer, tin tặc người Romania, hiện đang bị tù ở Mỹ vì tội
xâm phạm thông tin trái phép, nói với hãng thông tấn Fox News rằng hắn đã tiếp
cận thành công vào máy chủ email của bà Clinton vài lần - một phát biểu mà bộ
máy tranh cử của bà Clinton phủ định và Bộ Ngoại giao nói rằng không có bằng chứng
ủng hộ.
Vào
tháng Bảy năm 2016 FBI báo cáo rằng họ không tìm thấy "bằng chứng trực tiếp"
về những truy cập trái phép lên các máy chủ email của bà Clinton, theo ông
James Comey, nhưng việc thiếu các biện pháp bảo mật chắc chắn có nghĩa là
"có khả năng các lực lượng thù địch đã có được quyền truy cập."
Bộ
Ngoại giao cũng từng bị xâm nhập?
Đúng
là như vậy. Theo các nguồn tin của CNN, cuộc tấn công tháng Mười một năm 2016
là cuộc tấn công điện tử "tồi tệ nhất từng xảy ra" vào một cơ quan
chính phủ, khiến các nhân viên IT ở cơ quan này phải tắt toàn bộ hệ thống email
không được bảo mật trong suốt hai ngày cuối tuần.
Chính
phủ Hoa Kỳ nghi ngờ các tin tặc người Nga đứng sau vụ tấn công - và cũng là chủ
mưu các vụ tấn công tương tự vào Nhà Trắng, dịch vụ bưu chính và các cơ quan
khác.
Mặc
dù bà Clinton không bị ảnh hưởng bởi sự kiện đó, một vài thư tín cá nhân của bà
được tiết lộ vào tháng Ba năm 2013 khi một trợ lý thân cận, Sidney Blumenthal,
bị xâm nhập vào địa chỉ email ở trang aol.com bởi một tin tặc biệt danh
Guccifer (sau này được biết là một người Romania tên Marcel-Lehel Lazar).
Mặc
dù Guccifer chỉ công khai những email mà ông Blumenthal gửi cho bà Clinton,
không phải những phản hồi của bà, chúng cũng đã tiết lộ địa chỉ email riêng tư
của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ hai năm trước khi Thời báo New York biến nó
thành câu chuyện toàn quốc.
Đâu
là tình tiết mới?
FBI
thông báo vào cuối tháng Mười rằng họ đã phát hiện những email mới "trong
một vụ việc không liên quan… có vẻ có liên hệ đến cuộc điều tra".
Giám
đốc James Comey nói rằng các điều tra viên sẽ cân nhắc xem liệu các email này
có chứa thông tin mật hay không.
Bức
thư ông Comey gửi cho Quốc hội mơ hồ một cách đáng thất vọng. Chẳng hạn, không
có bất cứ thông tin nào về "một vụ việc không liên quan" dẫn đến việc
mở lại các điều tra vào máy chủ của bà Hillary Clinton là vụ gì, hay có bao
nhiêu email đang trong tầm điều tra. Điều đó sẽ chỉ thúc đẩy những đồn đoán
đang bùng phát, với các tin tức rò rỉ từ "những nguồn trong chính phủ"
chắc chắn sẽ đổ thêm dầu vào lửa trong những ngày tới.
Những
người phê phán bà Clinton sẽ mở cuộc tấn công, dùng tin tức mới nhất này để hỗ
trợ cho khẳng định của họ rằng cựu Bộ trưởng Ngoại giao đã có hành vi phạm
pháp. Những người ủng hộ bà sẽ dành những ngày sắp tới trong tư thế phòng thủ,
tìm cách xác định mức độ tổn thất.
Điều
duy nhất ta có thể chắc chắn, là mặc cho sự kiện này cuối cùng có thực sự
nghiêm trọng hay không, nó đẩy chiến dịch tranh cử của bà Clinton vào thế khó.
Nó hầu như đảm bảo rằng ngay cả trường hợp bà Clinton vào được Nhà Trắng, những
ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống của bà sẽ bị che phủ bởi bóng đen của
scandal chính trị trường kỳ này.
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment