26/10/2016
Vấn
đề với vé số và nạn ăn xin ở Việt Nam
Giới
thiệu: Vì sao Café Ku Búa lại đi ngược lại mọi thông tin về phát triển của báo
đài để dám khẳng định Việt Nam là một nước thuộc thế giới thứ ba – một nước
nghèo? Vì chẳng có một nước đang trên đà phát triển nào lại có bộ mặt như Việt
Nam, người bán vé số và người ăn xin tràn lan, buồn cười vậy đó!
Nạn
ăn xin gây nhức nhối
Ở
nước ngoài bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những nghệ sĩ đường phố cùng chiếc mũ lưỡi
trai có khi là chiếc bao đựng guitar biểu diễn những ca khúc hoặc tài lẻ xiếc ảo
thuật, nghĩa là ở đây họ chấp nhận bỏ sức lao động để có tiền. Ở Việt Nam mới
đúng nghĩa ăn xin từ thành phần ma túy đến các tập đoàn bầm xanh bầm tím đủ màu
chèo kéo, đôi khi còn dùng ống ”Pasteur” để hỏi thăm người qua đường.
Ai
chịu trách nhiệm?
Lỗi
nằm ở chính phủ đã không mạnh tay truy quét và cải tạo cho họ. Tới đây ”Luật Về
Hội” – sẽ làm mọi thứ tồi tệ thêm; khoản 5, điều 8 của dự thảo ghi rõ: ”Hội
không liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, không nhận tài trợ nước ngoài; trường
hợp đặc biệt do chính phủ quy định.” Tổ chức nhân đạo tư nhân, quốc tế
nào sẽ tin tưởng ủng hộ nhân đạo cho Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ,
Đoàn Thanh Niên CS HCM với rất nhiều hội công lập khác đã và đang nhận tiền
hỗ trợ từ ngân sách hàng chục năm qua?
Xổ
số làm bần cùng hóa người thu nhập thấp
Các
bạn hẳn phải đồng ý, bán vé số cũng là một nghề chân chính, có bỏ vốn và công sức,
chẳng phải kiểu XHCN cho cá hơn cho cần câu. Nhân văn hơn nữa trên mỗi tờ vé số
đều có ghi ”xổ số kiến thiết”. Cũng theo Bộ Tài Chính, Vietlott góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý, giám sát của nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao
động, tăng nguồn thu cho ngân sách để có nguồn đầu tư cho các lĩnh vực y tế,
giáo dục, an sinh xã hội. Điều này phù hợp với thông lệ chung của thế giới là
hoạt động kinh doanh xổ số nhằm thu hút nguồn tiền vui chơi giải trí của người
dân, được đầu tư trở lại cho người dân.
Cái
nghèo làm thay đổi giá trị con người ta
Do
Việt Nam chưa từng công bố những số liệu cần thiết cũng như đã có những nghiên
cứu khoa học liên quan đến xổ số và tác động của nó nên bài này sử dụng một số
số liệu và phân tích liên quan đến xổ số ở Mỹ để minh họa tác động tiêu cực có
thể có của xổ số Việt Nam.
Một
nghiên cứu năm 2010 của NBC cho thấy các gia đình nghèo, có tổng thu nhập dưới
13.000 đô la Mỹ/năm, lại chi trung bình tới 645 đô la, tức 9% thu nhập của họ để
mua xổ số, bằng chứng rõ ràng về mối quan hệ mật thiết theo chiều thuận giữa
doanh thu xổ số với tỷ lệ nghèo đói ở Mỹ. Nói cách khác, người mua xổ số thuộc
nhóm có thu nhập thấp thường là những người mua xổ số trung thành và đông đảo
nhất. Hoàn cảnh càng khó khăn, càng tuyệt vọng thì những người này càng lao vào
xổ số để hy vọng đổi đời để rồi càng rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng hơn, vì chỉ
có rất ít người trúng giải thưởng lớn.
Báo
Herald năm nay có đưa bài phân tích : Khi bạn mua một tấm vé số, khoảng 50—65%
trong $2 bạn bỏ ra sẽ đưa vào quỹ tiền thưởng. Một phần nhỏ, chưa tới 1 xu sẽ
đưa về công ty quản lí xổ số. Khoảng 12 hay 14% thuộc về các đại lý. Phần còn lại
thì sao ? Nó trở ngược về Chính phủ và họ sẽ quyết định nên làm gì với nó.
Đó
là ở Mỹ ! Ở xứ ta hoạt động xổ số còn được dùng cho mục đích rửa tiền và hợp thức
hóa tham nhũng. Mới đây người dân vui mừng cho anh nông dân Trà Vinh trúng số tới
92 tỷ, nhưng ”dàn diễn viên” không ăn ý, người bảo mua ở Tân Bình, kẻ thì ở
quê, chúng ta cũng ngầm hiểu có một thế lực đứng sau khoản tiền đó, không ”kiến
thiết” tư dinh thì cũng xây vài cái tượng cho ai đó.
Giải
pháp nào cho vé số?
Tuy
vậy, không hẳn là dẹp bỏ xổ số vì người Việt Nam mà không cờ bạc thì buồn lắm.
Thay vào đó, phải làm cho xổ số trở thành một loại hình cờ bạc không mang tính
bóc lột. Nhà nước nên chấm dứt việc kinh doanh của mình, tiến hành tư nhân hóa
ngành này vì Nhà nước không thể vừa đóng vai bảo vệ phúc lợi, vừa độc quyền
kinh doanh xổ số để trực tiếp làm bần cùng hóa một bộ phận dân chúng.
Cuối
cùng, xổ số về bản chất là một loại cờ bạc, không nên cổ súy phát triển mà nên
đánh thuế thật mạnh để cả người kinh doanh và đối tượng chơi đều phải cân nhắc.
Ngoài ra, Nhà nước cần trích một khoảng tiền nhằm phục vụ cho các chương trình
phúc lợi xã hội, giảm thuế lao động — thu nhập cá nhân, tạo việc ổn định cho
người nghèo.
Cho
tiền ăn xin – nên hay không?
Chúng
ta có nên cho tiền những người ăn xin không? Nên………nhưng cũng không nên. Khi
nói đến vấn đề này thì hầu hết chúng ta đều dùng cảm xúc, tôi thì không. Tôi
nhìn về vấn đề này một cách logic. Vậy tác dụng và tác hại của việc cho tiền ăn
xin là gì?
Vấn
Đề Với Ăn Xin
Ở
khắp nơi trên đường phố Việt Nam bạn đều có thể thấy vô số người ăn xin. Ăn xin
ở đây là một người hoặc một nhóm người ngồi không hoặc đi lòng vòng xin tiền
người khác. Nghĩa là không sản xuất ra một dịch vụ hay sản phẩm gì mà chỉ muốn
sự bố thí của người khác. Cũng giống như kêu huy động tiền từ thiện, nó hoàn
toàn phụ thuộc vào lòng hảo tâm của người cho. Nhưng vấn đề là gì?
Vấn
đề ở đây là hầu hết những người ăn xin đều chọn những địa điểm đông người qua lại,
chỗ nào và thời điểm nào càng đông người thì họ càng xuất hiện thường xuyên và
lâu hơn. Đa số trong số họ làm việc rất chuyên nghiệp, có tổ chức và rất biết
đánh vào tâm lý công chúng. Nhưng đó cũng chưa là vấn đề. Vấn đề ở đây là họ có
tay có chân đầy đủ nhưng sao không đi làm? Trong khi tất cả chúng ta đều phải
đi làm, sao họ không làm điều tương tự? Không lẽ họ coi ăn xin là một cái nghề?
Vậy lòng tự trọng của họ đâu?
Nếu
Bạn Không Cho Tiền Người Ăn Xin
Nếu
bạn không cho thì sao? Bạn cảm thấy áy náy và bối rối, vì cảm thấy như mình đang
làm gì đó có lỗi với đời. Tôi thì không nghĩ vậy. Giả sử nếu bạn không cho tiền
người ăn xin, ví dụ 100đ, bạn có thể lấy 100đ để làm những chuyện khác mà tác động
của nó sẽ tích cực và bền vững hơn trong dài hạn.
Bạn
có thể lấy 100đ đi ăn ở một cái quán nào đó, cái 100đ bạn dùng để mua đồ ăn sẽ
được trả lương cho nhân viên và giúp họ duy trì hoạt động kinh doanh tự chủ của
mình. Bạn có thể lấy 100đ đó và đầu tư, biến 100đ đó thành 200đ. Bạn có thể góp
nó vào 1 quỹ học bổng, giúp tạo điều kiền để xây dựng nguồn nhân lực. Hoặc bạn
có thể giữ lại 100đ đó là tích lũy cho sau này.
Tác
Động Của Việc Cho Tiền Người Ăn Xin
Nếu
bạn cho tiền người ăn xin, ví dụ 100đ, thì bạn đang cho người ăn xin 100đ mà
không cần nhận lại cái gì. Bạn cảm thấy rất đạo đức và sung sướng vì nghĩ rằng
mình đã làm gì đó cho xã hội tốt hơn. Người ăn xin lấy 100đ để duy trì sự tồn tại
của mình trên cõi đời này mà không cần phải làm cái gì để đổi lại. Tác động
tiêu cực ở đây là hành động này sẽ khiến người ăn xin nghĩ rằng họ có thể tiếp tục
sống phụ thuộc vào lòng nhân đạo của người khác mà không cần tự lực để tạo ra sản
phẩm hay dịch vụ gì cho xã hội. Tư duy này gọi là tư duy ăn bám. Trong ngắn hạn
việc cho tiền ăn xin là tốt, nhưng trong dài hạn thì sao? Có bao giờ bạn nghĩ về
điều này?
Có
nhiều cách để cải thiện xã hội, cho tiền người ăn xin chỉ là một trong vô số
cách. Nhân đạo là một điều tốt. Nhưng nếu lòng nhân đạo bị lạm dụng thì trong
dài hạn nó sẽ trở thành một sự cản trở để con người phát triển. Tôi không nhận
xét việc cho tiền ăn xin là đúng hay sai, đó là quyết định của mỗi người. Nhưng
nếu chúng ta nhìn vấn đề một cách logic và suy nghĩ dài hạn, thì lòng nhân đạo
của việc cho tiền người ăn xin sẽ có nhiều hại hơn lợi.
Lần
sau bạn nghĩ đến việc cho tiền người ăn xin, hãy tự hỏi mình câu hỏi trên.
Sự
Thật Viên & Ku Búa @ Café Ku Búa
No comments:
Post a Comment