Yelena
Mukhametshina - The
Moscow Times
Biên
dịch: Phương
Nguyễn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Posted
o n 28/10/2016
Với
thảm nạn chảy máu chất xám, chỉ có kẻ cai trị và người ra đi là kẻ thắng: đất
nước là kẻ thảm bại.
*
Sau
đợt chảy máu chất xám của những năm 1990, Nga lại một lần nữa chứng kiến nạn bỏ
nước ra đi ngày càng tăng. Người ta bỏ đi khi đó vì kinh tế đang sụp đổ,
giờ đây mặc dù chính phủ đang cố gắng đa đạng hóa nền kinh tế nhưng người dân vẫn
ra đi, một chuyên gia thuộc Ủy ban Sáng kiến Dân sự (CCI) viết như vậy trong
báo cáo mang tiêu đề “Di cư khỏi nước Nga cuối thể kỷ 20 và đầu thế kỷ 21”.
Đối
với một nước Nga có dân cư thưa thớt, nạn di cư là mối đe dọa ngày càng tăng vì
những mất mát về nguồn lực nhân khẩu học, xã hội, kinh tế, và tri thức. Theo Cục
Thống kê Nga (SSS), từ 1989 đến 2014 có khoảng 4,5 triệu người Nga rời bỏ đất
nước. Số người ra đi thấp nhất là vào năm 2009 với 32.500 di dân, nhưng con số
bắt đầu tăng từ 2011, và đến 2014 thì con số một lần nữa ngang bằng mức năm
1995.
Tuy
nhiên, chuyên gia của CCI là Alexander Grebenyuk cho rằng những con số thống kê
đó không đáng tin cậy và không đầy đủ. Không ai có thể thống kê bao nhiêu người
Nga ra nước ngoài học tập hay làm việc và không trở về. Ví dụ, SSS cho rằng năm
2014 có khoảng 4.780 người đi Đức, trong khi đó Đức ghi nhận con số gấp 5 lần.
Với trường hợp di cư đi Mỹ, thì con số khác biệt là 1.937 của SSS và thực tế là
9.079 người. Nhưng sự khác biệt lớn nhất là trường hợp Tây Ban Nha; SSS nói năm
2014 chỉ có 437 người Nga di cư đến Tây Ban Nha, trong khi Madrid đưa ra con số
8.286 người.
Các
nhà nghiên cứu cho rằng, dù bằng con số ước lượng bảo thủ nhất có thể, SSS cần
phải nâng con số lên gấp ba hoặc bốn lần để phản ánh sát thực tế.
Phần
lớn những người bỏ đi sống ở những vùng biên giới hoặc những khu vực giàu có.
“Họ là những người có tiềm năng nhưng không thể phát huy được nếu ở lại”, Grebenyuk
nói.
Những
người di cư đến phương Tây hầu hết là học giả, sinh viên đại học và các thương
gia. Số di dân giàu có ngày càng tăng. Họ chủ yếu là các cựu quan chức chính phủ,
gia đình các nhà chính trị, và các thành phần ưu tú trong giới tài chính và công
chức.
Không
chỉ vốn rời bỏ nước Nga mà cả công việc làm ăn.
Người
Nga bỏ đi vì môi trường làm ăn nhiều bất trắc, thiếu cạnh tranh lành mạnh, tham
nhũng tràn lan, lo sợ cho an toàn cá nhân và tài sản kinh doanh, thiếu đầu tư
cho khoa học và giáo dục, cũng như lương thấp.
Trong
số những lí do xã hội và chính trị của cuộc ra đi ồ ạt có cảm tình với phe đối
lập chính trị, sự yếu kém của các định chế công và mất lòng tin vào hệ thống tư
pháp và thực thi pháp luật.
Người
Nga ra đi vì họ muốn có một cuộc sống tốt hơn, còn giới cai trị lấy làm mừng vì
loại bỏ được những người bất đồng và ngăn chặn bất ổn xã hội. “Cả hai bên đều
vui vẻ,” tác giả bản báo cáo viết. Tuy nhiên cuộc di dân ồ ạt làm cho nước Nga
không những mất đi thành phần năng động nhất của xã hội mà còn “trói buộc những
người ở lại vào một quá trình phát triển chậm hơn nữa”.
Theo
bà Emilia Slabunova, chủ tịch Đảng Yabloko,đợt bùng nổ di cư từ 2012 là phản ứng
đối với kết quả bầu cử quốc hội và bầu cử tổng thống. “Chúng ta lại sắp thấy
làn sóng ra đi mới,” bà nói. “Để ngăn chặn làn sóng này, nước Nga phải dân chủ
hóa đời sống chính trị và tạo điều kiện thuận lợi cho khoa học và giáo dục phát
triển.”
Theo
ông Alexei Grazhdankin, Phó Giám đốc Trung tâm Levada, nhà cầm quyền nếu muốn
ngăn chặn đà ra đi của công nhân có tay nghề và những người có khả năng, “nhất
thiết phải tạo điều kiện phù hợp về sinh sống và làm việc, cần chú ý đến không
chỉ quyền lợi của đa số, mà còn cả những nhóm khác. Điều này đúng với cả chính
trị nội bộ,” ông nói.
-------------------------------
Anders
Åslund & Simon Commander - Project
Syndicate
Biên
dịch: Nguyễn
Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Posted
on 31/05/2016
Triển
vọng kinh tế của nước Nga đang ngày càng trở nên u ám. Năm ngoái, giá năng lượng
lao dốc và các lệnh cấm vận quốc tế đóng góp vào mức giảm 3,7% GDP của nước
này. Tiền lương thực tế đã giảm khoảng 10%. Năm nay, xu hướng tiêu cực được cho
là sẽ tiếp tục. Trong năm 2016, chi tiêu công cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe
được dự kiến sẽ giảm 8%.
Những
nỗ lực rời rạc của điện Kremlin nhằm đa dạng hóa nền kinh tế nước Nga hầu như đều
thất bại. Năng suất lao động tiếp tục ở mức thấp kinh niên, và đầu tư – bao gồm
cả nội địa và nước ngoài – đều cạn kiệt. Đáng buồn là, khả năng thay đổi dường
như sẽ không xảy ra. Trong những điều kiện hiện nay, yếu tố giá năng lượng cao
hơn hay gỡ bỏ các lệnh cấm vận sẽ khó mà đủ để làm hồi sinh nền kinh tế đang hấp
hối này.
Trong
suốt một thập niên vừa qua, chế độ của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã làm xuống
cấp những thể chế cần thiết cho một nền kinh tế hiện đại vận hành. Ví dụ, hệ thống
tư pháp phần lớn bị thủng lỗ chỗ. Và trên hết, sự sở hữu và quản lý các tài sản
và tài nguyên chủ chốt hầu như tất cả đều nằm trong tay nhà nước. Thực tế, vào
năm 2012, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã tính toán rằng khu vực kinh tế nhà nước hợp nhất
chiếm gần 70% GDP nước Nga. Mặc dù các ước tính chi tiết tương tự không có cho
những năm trước đó, vào thời đầu những năm 2000, tỷ lệ này cũng vào khoảng 30 –
40%.
Sự
bành trướng kiểm soát của nhà nước trong nền kinh tế Nga đã được thúc đẩy bởi sự
nở rộ của các tập đoàn nhà nước, mà hiện giờ tổng nợ của chúng đã lên tới 150%
GDP. Các công ty trong lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng, ngân hàng, và vũ khí
đã bị quốc hữu hóa. Năm 2014, các đơn vị bị kiểm soát hoặc thuộc sở hữu nhà nước
chiếm gần 70% sản lượng và 85% việc làm trong top 15 công ty của Nga. Đối với
100 công ty lớn nhất, những tỷ lệ này lần lượt là 54% và 68%. Khu vực nhà nước
hợp nhất hiện giờ chiếm một phần ba tổng số lao động.
Các
tập đoàn nhà nước lớn của Nga hầu hết đều bị kiểm soát – với tình trạng thiếu
minh bạch đáng kể – bởi bộ máy quản lý được chỉ định bởi cá nhân Putin. Rất nhiều
quyết định lớn của doanh nghiệp được đưa ra trong những cuộc họp cá nhân một-gặp-một
giữa ông Putin và giám đốc điều hành của công ty. Rất nhiều vụ sáp nhập và mua
lại đòi hỏi sự cho phép từ cá nhân ngài Tổng thống.
Hiện
tượng thiếu minh bạch lan tỏa khắp nơi. Chỉ một vài công ty nhà nước nộp các
báo cáo tài chính theo Chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và rất nhiều công
ty có số lượng lớn các công ty con gây loãng lợi tức của các cổ đông, đồng thời
đem đến cho các nhà quản lý và những bên liên quan cơ hội làm giàu cho bản thân
họ. Ví dụ, công ty Đường sắt Nga có hơn 23.000 công ty con. Gazprom có hơn
4.300 công ty con.
Sự
thiếu thông tin chi tiết khiến việc khai báo toàn bộ danh mục tài sản nhà nước
trở nên khó khăn, chứ chưa nói tới việc thiết lập cả một hệ thống giám sát minh
bạch và hoạt động tốt. Cơ quan được giao trách nhiệm quản lý tài sản nhà nước (Rosimushchestvo)
không có khả năng đóng vai trò như một cổ đông kiểm soát hiệu quả.
Nước
Nga của Putin ngày càng giống nhà nước Indonesia dưới thời Tổng thống Suharto –
một hệ thống phức tạp của chủ nghĩa tư bản thân hữu thiếu vắng quyền sở hữu thực
sự. Nhiều người thân cận với Putin đã kiếm được khối tài sản lớn nhờ những mối
quan hệ với các công ty nhà nước. Một con đường để làm giàu là kiểm soát cá
nhân những dòng tiền của các công ty nhà nước. Một cách khác là tận dụng các mối
quan hệ nhằm đạt được các hợp đồng không cần thông qua đấu thầu hoặc mua các
tài sản nhà nước với giá rẻ mạt.
Quy
mô của nền kinh tế thân hữu có thể suy ra được từ các tài liệu Panama, nhưng
ngay cả sự tiết lộ đó cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Năm 2014, giá trị
ròng của những nhân vật phải chịu lệnh cấm vận của Hoa Kỳ và châu Âu được ước
tính vào khoảng 17 tỷ đô-la Mỹ; chỉ riêng một ngân hàng bị cấm vận nắm giữ tài
sản giá trị tới hơn 11 tỷ đô-la.
Hệ
thống này đã gây nên những phí tổn đáng kể đối với nền kinh tế Nga khi tạo điều
kiện cho hành vi tìm đặc lợi, làm giảm tăng trưởng năng suất. Nước Nga đúng là
có sở hữu một số công ty tư nhân lớn, năng động, hiệu quả, nhưng không gian
dành cho những công ty như thế đang ngày một thu hẹp lại.
Kinh
nghiệm cho thấy những khu vực công lớn thường đi liền với tăng trưởng dưới ngưỡng
kỳ vọng và chèn ép đầu tư của khu vực tư nhân. Trên thực tế, với sự bành trướng
của các tập đoàn nhà nước lớn, rất nhiều trong số đó nằm trong tay các lực lượng
thân hữu, sự cạnh tranh đã giảm một cách đáng kể trong nhiều khu vực kinh tế.
Bất
chấp tất cả những điều này, cam kết của Putin đối với hệ thống mà ông đã xây dựng
là không lung lay. Ngay cả những biện pháp được đề xuất nhằm tăng thu ngân sách
– như việc tư nhân hóa lượng cổ phần thiểu số trong bảy tập đoàn quốc doanh – sẽ
nhiều khả năng được làm theo cách chỉ có lợi cho bè phái thân hữu của ông.
Một
phần của sự chần chừ thay đổi là do thực tế Putin vẫn còn rất được yêu mến – tại
thời điểm bây giờ. Nếu nền kinh tế tiếp tục vỡ vụn, tình hình có thể thay đổi rất
nhanh chóng. Putin dường như đã thừa nhận điều này khi đoán trước các rắc rối
và cho thành lập Lực lượng Vệ binh Quốc gia (National Guard) gồm 400.000 nhân
viên an ninh bán vũ trang đặt dưới sự chỉ huy của một người vệ sỹ lâu năm của mình.
Do
sự phụ thuộc của chế độ vào sự cá nhân hóa quyền lực, sẽ rất khó để thiết kế bất
kỳ lộ trình đáng tin cậy nào cho thay đổi mà vẫn đảm bảo những đặc quyền của
Putin và bè đảng của ông. Mở cửa nền kinh tế cho cạnh tranh và mở rộng khu vực
tư nhân sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ thống quyền lực và tiền bạc mà các cộng sự
của Putin đang hưởng thụ. Và đó là lý do tại sao các rắc rối của nền kinh tế
Nga nhiều khả năng sẽ tiếp diễn.
Anders
Åslund là nghiên cứu viên cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương, Washington, DC và
gần đây nhất là tác giả của cuốn Ukraine: What went wrong and how to fix it
[Ukraine: Điều gì đã sai và làm thế nào để sửa nó].
Simon
Commander là giám đốc quản lý của Altura Partners và Giáo sư tại trường Kinh
doanh IE.
No comments:
Post a Comment