Nguyễn
Đạt Thịnh
VienDongDaily.Com
- 22/10/2016
Âm
thanh là giọng nói của mỗi người, ngôn ngữ là tiếng nói của mỗi dân tộc; có người
cho là âm thanh tiếng Nhật êm như một bản tình ca, âm thanh tiếng Tầu ồn ào như
một phiên chợ; dĩ nhiên những nhận xét đó không chính xác, vì nặng tính chủ
quan và cá biệt.
Một thí dụ: không ai tin là Liu Yifei, cô nữ tài tử Mỹ gốc Hoa lại có âm thanh ồm oàm như anh “khách trú” nấu mì, hoặc giọng nói của nữ cầu thủ Nhật Yuki Ogimi lại dịu dàng như bài hát của cô geisha.
Một thí dụ: không ai tin là Liu Yifei, cô nữ tài tử Mỹ gốc Hoa lại có âm thanh ồm oàm như anh “khách trú” nấu mì, hoặc giọng nói của nữ cầu thủ Nhật Yuki Ogimi lại dịu dàng như bài hát của cô geisha.
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2016/10/22-Oct-2016/1022%201.jpg
Liu Yifei, cô nữ tài tử Mỹ gốc Hoa
Liu Yifei, cô nữ tài tử Mỹ gốc Hoa
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2016/10/22-Oct-2016/1022%202.jpg
Cầu thủ Nhật Yuki Ogimi
Cầu thủ Nhật Yuki Ogimi
Tổng
Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte cũng chủ quan khi ông nhận xét về giọng nói
của người Mỹ; trong chuyến công du Bắc Kinh vừa rồi, thuyết trình trước một đám
đông người Trung Quốc, ông bắt chước giọng mũi của người Mỹ, rồi bảo cử tọa, “
Người Mỹ thích nói lớn, đôi khi lớn đến mức ồn ào; thanh quản của họ không
thích hợp để nói những tiếng dễ nghe, văn minh.”
Không chỉ chỉ trích giọng nói của người Mỹ mà thôi, Duterte còn chỉ trích Tổng Thống Barack Obama bằng những lời lẽ thậm tệ, khó nghe, dù dịch ra bất cứ ngôn ngữ nào, và được phát ngôn bằng bất cứ giọng nói ngọt ngào, dễ thương nào.
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2016/10/22-Oct-2016/1022%203.jpg
Rodrigo Duterte trong chuyến công du Trung Quốc
Rodrigo Duterte trong chuyến công du Trung Quốc
Hôm
thứ Năm, 20 tháng 10, trên diễn đàn của tòa Đại Sảnh Nhân Dân tại Bắc Kinh,
Duterte nói, “Tôi vinh dự công bố với quý
vị việc Phi Luật Tân chia tay với Hoa Kỳ.” Toàn thể hội trường vỗ tay, hò
reo cổ võ. Chờ cho hội trường trang lặng trở lại, Duterte nói tiếp, “Kể từ ngày hôm nay, tôi trông nhờ vào quý vị.”
Dĩ nhiên người Hoa hài lòng về thái độ chính trị của ông -”pivot” 180 độ, từ đồng minh với Mỹ đổi thành chống Mỹ toàn diện, chống 100%, nhưng có thể họ vẫn thầm ao ước một thái độ chững chạc hơn, kín đáo hơn của ông Duterte; ông không có ngôn ngữ và thái độ của một vị quốc trưởng.
Nhưng đó là ngôn ngữ riêng, chánh sách riêng của ông; ông đã từng tự ví mình với nhà độc tài sắt máu Hitler, đã từng chửi Tổng Thống Obama là “con của một con điếm,” từng cổ động phong trào tận diệt nạn ma túy bằng cách cho phép cảnh sát giết trên 3,000 người -vừa bọn con buôn ma túy, và người nghiện ma túy, chỉ trong 100 ngày đầu tiên ông lên cầm quyền.
Ngoài những câu tuyên bố lố bịch, Duterte còn ký với chính phủ Trung Cộng những thương ước trao đổi sản phẩm giữa hai nước trị giá $13.5 tỉ Mỹ kim, và được Trung Cộng hứa sẽ cho vay nhẹ lời $9 tỉ. Đổi lại, Phi sẽ thảo luận với Trung Cộng về chủ quyền và về sinh hoạt ngư nghiệp trên Biển Đông; dĩ nhiên ông đã bán quá rẻ những giá trị to lớn về quân sự, về ngư nghiệp và bán cả thắng lợi Phi Luật Tân đã đạt được qua bản án của tòa quốc tế The Hague.
Tuy nhiên Duterte cũng nói được một câu đúng, “Kẻ thiệt thòi nhất lại chính là Hoa Kỳ.”
Dĩ nhiên Hoa Kỳ thiệt thòi trong chủ trương quan trọng của họ là đem dân chủ và nhân quyền đến cho mỗi con người sinh sống tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới này; Hoa Kỳ còn thiệt thòi trong chiến lược tạo thăng bằng tại Á Châu, nhất là trên Biển Đông, để mỗi người dân sinh sống trong những quốc gia Á Châu được hưởng phần tài nguyên mà Biển Đông dành cho họ.
Trung Cộng đang đóng vai con sư tử địa phương, lãnh phần lớn nhất trong cuộc cộng hưởng tài nguyên Biển Đông.
Thiệt thòi không chỉ giới hạn trên Biển Đông, mà việc Duterte gây trục trặc cho kế hoạch của Hoa Kỳ “chuyển trọng tâm về Á Châu” (Pivot to Asia), còn gây thiệt thòi cho nhiều quốc gia Á Châu khác nữa, như Nhật, Nam Hàn, Úc, Việt Nam, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nam Dương. Thân Trung Cộng, chính phủ Việt Nam sẽ ... làm thinh; nhưng người dân Việt Nam thấm thía hiểu những thiệt thòi của họ.
Công dân Phi cũng gánh phần nặng nề trong cuộc chuyển hướng chính trị của vị tổng thống do chính họ bầu lên. Cuộc bầu cử đó -vừa thực hiện bốn tháng trước- có thể sẽ là cuộc bầu cử tự do cuối cùng mà họ được tham dự; từ giờ phút này, họ cũng sẽ câm nín như cử tri Tầu, cử tri Việt Nam, mất quyền chọn người cầm quyền.
http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2016/10/22-Oct-2016/1022%204.jpg
Duterte họp báo
Duterte họp báo
Cuộc
tự tử chính trị của Duterte chưa ngừng lại đó; ông tuyên bố với cử tọa, “Tôi tự chuyển hướng theo quý vị, và có thể
tôi sẽ đi Nga gặp Putin để nói với ông ta là ba quốc gia chúng ta, Trung Quốc,
Phi Luật Tân, và Nga, sẽ chống cả thế giới.”
Nguyên nhân tạo ra những thái độ điên khùng đó, chỉ là để chống lại dư luận Mỹ chỉ trích việc Duterte giết người bừa bãi trong nỗ lực bài trừ ma túy. Giáo sư John Gershman, trường New York Universitys Wagner School of Public Service, và cũng là sáng lập viên của tổ chức the New York Southeast Asia Network nhận xét, “Duterte không thích dư luận của các quốc gia Tây Phương chỉ trích việc ông ta tự quyền giết người; ông ta thích Trung Cộng, vì Trung Cộng không ca thán gì, và cũng không bận tâm đến vấn đề Nhân Quyền của người Phi.”
Gershman còn nói, “Hoa Kỳ và thế giới tự do không ai tiên đoán được phản ứng của Duterte -ít nhất mọi người cũng bất ngờ trước những phản ứng hấp tấp, chớp nhoáng của ông ta. Chính Trung Cộng cũng bất ngờ, nhưng, dĩ nhiên họ không ca thán gì cả."
Chủ tịch Tập Cận Bình tán dương cuộc Hoa du của ông Duterte là “tạo ra những thay đổi căn bản” và ca tụng, “tình thương giữa hai dân tộc Hoa-Phi là tình thương ruột thịt, vĩ đại, và có khả năng vượt biển.” Duterte đang hưởng nghi thức tiếp đón quốc khách, và Tập Cận Bình còn muốn cho Duterte hưởng thụ nhiều hơn nữa để cột chết ông ta vào với Bắc Kinh.
Nhưng người Phi khiếp đảm trước thái độ vượt quyền của vị tổng thống dân cử mà chính tay họ bầu lên; tối thứ Năm 20 tháng 10, Bộ Trưởng Thương Mại Phi Ramon Lopez nói với phóng viên CNN, “Thật ra tổng thống không chủ trương chia tay với Hoa Kỳ, ông ta chỉ muốn cải thiện bang giao với Trung Quốc và các quốc gia trong khối Liên Phòng Đông Nam Á.”
Phản ứng của người Phi bên trong quốc nội hơi phức tạp, đa số có thiện cảm với Hoa Kỳ và không thích Trung Cộng, mặc dù một thiểu số trung thành với Duterte đã xuống đường, đuổi “Yankee go home.”
Nguyên nhân tạo ra những thái độ điên khùng đó, chỉ là để chống lại dư luận Mỹ chỉ trích việc Duterte giết người bừa bãi trong nỗ lực bài trừ ma túy. Giáo sư John Gershman, trường New York Universitys Wagner School of Public Service, và cũng là sáng lập viên của tổ chức the New York Southeast Asia Network nhận xét, “Duterte không thích dư luận của các quốc gia Tây Phương chỉ trích việc ông ta tự quyền giết người; ông ta thích Trung Cộng, vì Trung Cộng không ca thán gì, và cũng không bận tâm đến vấn đề Nhân Quyền của người Phi.”
Gershman còn nói, “Hoa Kỳ và thế giới tự do không ai tiên đoán được phản ứng của Duterte -ít nhất mọi người cũng bất ngờ trước những phản ứng hấp tấp, chớp nhoáng của ông ta. Chính Trung Cộng cũng bất ngờ, nhưng, dĩ nhiên họ không ca thán gì cả."
Chủ tịch Tập Cận Bình tán dương cuộc Hoa du của ông Duterte là “tạo ra những thay đổi căn bản” và ca tụng, “tình thương giữa hai dân tộc Hoa-Phi là tình thương ruột thịt, vĩ đại, và có khả năng vượt biển.” Duterte đang hưởng nghi thức tiếp đón quốc khách, và Tập Cận Bình còn muốn cho Duterte hưởng thụ nhiều hơn nữa để cột chết ông ta vào với Bắc Kinh.
Nhưng người Phi khiếp đảm trước thái độ vượt quyền của vị tổng thống dân cử mà chính tay họ bầu lên; tối thứ Năm 20 tháng 10, Bộ Trưởng Thương Mại Phi Ramon Lopez nói với phóng viên CNN, “Thật ra tổng thống không chủ trương chia tay với Hoa Kỳ, ông ta chỉ muốn cải thiện bang giao với Trung Quốc và các quốc gia trong khối Liên Phòng Đông Nam Á.”
Phản ứng của người Phi bên trong quốc nội hơi phức tạp, đa số có thiện cảm với Hoa Kỳ và không thích Trung Cộng, mặc dù một thiểu số trung thành với Duterte đã xuống đường, đuổi “Yankee go home.”
Nguyên ngoại trưởng Phi, ông Albert del Rosario, chỉ trích thái độ của Duterte là không khôn ngoan, và khó hiểu. Ông ra tuyên ngôn nói là, “Việc đang xảy ra phải được coi như một thảm họa của dân tộc, một thảm họa không cần thiết.”
Âm thanh những lời tuyên bố của Duterte làm êm tai người Tầu, vì nội dung những điều ông ta nói làm đẹp dạ giới lãnh đạo Trung Cộng. Hoa Kỳ vẫn giữ thái độ im lặng, nhưng phản ứng của người Phi sẽ như thế nào?
Câu hỏi không dễ trả lời, vì Quốc Hội Phi không phải là một thực lực chính trị đáng kể. Có thể chúng ta sẽ phải nghe thêm giọng ông Duterte nói tiếng Phi, được dịch sang tiếng Nga trong tuần tới, hay tháng sau!
Một viễn ảnh đáng buồn.
No comments:
Post a Comment