Đào Anh Dũng
Gửi cho BBC từ Hà Nội
31
tháng 10, 2016
Ngày
22/10 vừa qua, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trao Huân chương Độc lập hạng Nhất
cho cái gọi là "Hội đồng Lý luận Trung ương" của họ, nhân kỷ niệm 20
năm ngày thành lập hội đồng này.
Cùng
thời gian, ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch hội đồng ấy có chuyến công tác dài gần
nửa tháng ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tuy
nhiên, hai sự kiện có vẻ ngoài sáng màu ấy không che lấp được sự thật tối màu
là ĐCSVN đã và đang ở trong một cuộc khủng hoảng lý luận kéo dài từ năm 1976, tới
nay chưa thấy dấu hiệu khởi sắc.
Cần
biết rằng họ quan niệm vai trò của lý luận như là ánh sáng soi đường, như chiếc
la bàn mà nếu không có chúng thì đảng, nhà nước và xã hội sẽ loạn.
Lúc
mới thành lập, họ có sẵn lý luận của Lenin để dùng; lúc đánh Pháp đánh Mỹ, họ
có thêm tư tưởng của Stalin, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai hỗ trợ. Trong thời kỳ
chiến tranh ấy thì vốn lý luận như vậy là đủ giúp họ giành được chính quyền khắp
cõi Việt Nam.
Nhưng
niềm vui sau năm 1975 lại ngắn chẳng tày gang, do nền kinh tế ảm đạm trong nước,
do cuộc chiến biên giới 1979 khốc liệt với người "vừa là đồng chí, vừa là
anh em". Có thể nói rằng họ bị dội nước lạnh từ rất sớm; con đường xã hội
chủ nghĩa (XHCN), cộng sản chủ nghĩa (CSCN) bỗng chốc mịt mù, hiểm trở hơn họ
tưởng.
Năm
1986 tới như một tất yếu: phải "mở cửa, đổi mới" về kinh tế, như Đặng
Tiểu Bình đã làm trước đó (1978) với Trung Quốc. Sự tan rã khối XHCN ở Đông Âu
(1991) đối với ĐCSVN chẳng khác nào giật phăng bàn tay người lớn dìu dắt ra khỏi
đứa bé còn đang chập chững tập đi. Chới với như người sắp chết đuối bám lấy
ngay cả cọng rơm, họ bấu víu vào cái gọi là "kinh tế thị trường định hướng
XHCN", còn gã hàng xóm to lớn phương Bắc cũng kịp vẽ ra cái bánh mang
"màu sắc Trung Hoa" mờ mờ ảo ảo hòng cầm cự càng lâu càng tốt.
Có
thể nói, suốt mấy chục năm qua, "thành tích" của Hội đồng Lý luận
Trung ương chỉ là một cọng rơm ấy mà thôi. Vốn dĩ khái niệm "XHCN" họ
đưa ra đã là mơ hồ, mà Marx và Engels từng phân biệt tới vài loại (phong kiến,
tiểu tư sản, tư sản, "chân chính", không tưởng, khoa học). Định hướng
theo cái mơ hồ là mất định hướng, căn cứ vào cái mơ hồ là vô căn cứ, lý luận có
cũng như không. Còn thực tế thì trở thành "XHCN định hướng kinh tế thị trường",
cho nên cũng chẳng lạ gì khi ông John Kerry chỉ nhìn thấy chủ nghĩa tư bản ở Việt
Nam.
Ngược
lại quá khứ, ta thấy ông Hồ đánh giá khá cao vai trò của lý luận, nhưng chưa
bao giờ ông ấy cho thấy năng lực của một nhà lý luận tầm cỡ vĩ mô theo kiểu
Marx, Engels, Lenin.
Phó
mặc công tác nghiên cứu lý luận về CNXH, CNCS cho các lãnh đạo Liên Xô và Trung
Quốc, cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh" thực ra chỉ tập hợp các quan
điểm rời rạc về những vấn đề riêng lẻ của Việt Nam, dành cho những nhóm đối tượng
cụ thể, với văn phong rất "nôm na", nặng về dạy đạo đức, chịu ảnh hưởng
nhiều của triết lý Khổng, Nho.
Chính
vì rời rạc, chưa được hệ thống hóa, chưa được luận giải đến nơi đến chốn, nên rất
dễ trở thành "siêu hình", không "biện chứng", thành giáo điều
cứng nhắc khi đưa vào thực tiễn.
Về
hoạt động lý luận, ông Lê Duẩn có cố gắng hơn ông Hồ, văn phong giống ba vị tiền
bối kinh điển của CNCS hơn, và hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của triết lý Khổng,
Nho.
Điểm
chung của ông Hồ, ông Duẩn (ở đây phải kể thêm cả ông Giáp, ông Đồng nữa) là mạnh
về chính trị, quân sự song lại lúng túng, kém cỏi khi quản lý, điều hành nền
kinh tế.
Nguyên
nhân khách quan, do chiến tranh liên miên khiến thời gian đi sâu nghiên cứu bị
hạn chế, do bất đồng ngôn ngữ khiến việc tìm hiểu các trước tác của ba vị tiền
bối kinh điển không được đầy đủ; nguyên nhân chủ quan, đó là sự thụ động lẫn ỷ
lại trong công tác lý luận của Bắc Việt khi Liên Xô và Trung Quốc còn đang mạnh
sau Thế chiến II.
Hệ
quả là khi Trung Quốc quay lưng, Liên Xô sụp đổ thì các lãnh đạo Việt Nam bị hẫng
hụt nghiêm trọng. Họ chỉ còn cách nhào nặn Chính sách kinh tế mới hay chủ nghĩa
tư bản-nhà nước của Lenin, thành một món tạm thời nhai được. Đồng thời, sau 30
năm "đổi mới" họ đã phải lùi bước ở một số điểm quan trọng trong
cương lĩnh, điều lệ của mình, chẳng hạn: vai trò của kinh tế nhà nước, đảng
viên làm kinh tế tư nhân, tỷ lệ nhà nước nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp,...
Định
nghĩa hiện nay của Đảng về XHCN không khác với cái xã hội mà các nước tư bản chủ
nghĩa khác đều đang hướng tới (công bằng, dân chủ, thịnh vượng,... ), ngoài một
điểm duy nhất: Đảng cộng sản ở vị trí lãnh đạo độc tôn.
Để
tạm thời an lòng dân chúng, họ đã vay mượn những khái niệm, khẩu hiệu mà ba vị
tiền bối kinh điển cho là mang tính chất "tư sản". Họ bỏ qua vấn đề
căn bản: sở hữu tư liệu sản xuất (đặc biệt là đất đai).
Đỉnh
điểm của sự khủng hoảng lý luận hiện ra trong Cương lĩnh 2011, ở đó họ đưa vào
định hướng "đoàn kết, bình đẳng các giai cấp" chứ không phải đấu
"đấu tranh, xóa bỏ giai cấp" - một sự phản bội rõ ràng, nghiêm trọng
so với Marx và Engels!
Những
yếu kém trong công tác lý luận mà Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 09/12/2014 của Bộ
Chính trị đã kể ra (nếu nhắc lại ở đây sẽ quá dài) là có thật.
Tính
chất "không có tiền lệ, không giống ai" của con đường quá độ từ xã hội
tiểu nông lên xã hội CSCN, bỏ qua giai đoạn TBCN - mà đầu tiên là ông Lê Duẩn,
sau này nhiều vị lãnh đạo khác thừa nhận - cũng là có thật.
Song
liệu chúng có phải lý do chính đáng để phản bội Marx và Engels, trong khi vẫn
hùng hồn tuyên bố "lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm nền tảng tư tưởng, hay
không?
*
Bài
viết nêu quan điểm riêng của tác giả ở Hà Nội.
XEM THÊM :
No comments:
Post a Comment