Sunday, October 2, 2016

VIỆT NAM TRƯỚC BA LỰA CHỌN MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC (Anders Corr, Forbes)




Anders Corr, Forbes
Phương Võ chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Oct 3, 2016

Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông ngày càng mang tính quân sự rõ rệt hơn. Trong khi đó, Việt Nam có vẻ ở thế yếu so với những quốc gia láng giềng vì nước này thiếu những quan hệ đồng minh. Trước tình hình an ninh Việt Nam đang có những diễn biến xấu đi, nước này có ba lựa chọn: 1) tiếp tục chiến lược hiện tại cân bằng giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ, và Nga; 2) đồng minh với Hoa Kỳ chống Trung Quốc; 3) phát triển năng lực quân sự, bao gồm cả khả năng chống hạt nhân.

Hai tàu ngầm Kilo của Việt Nam do Nga chế tạo tại Cảng Cam Ranh. Ảnh: Reuters

Khi Trung Quốc có những hành động xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, phản ứng chiến lược của Việt Nam và kết quả đều có ảnh hưởng trên trường quốc tế. Trường hợp Trung Quốc lấn át Việt Nam sẽ gây e ngại cho các quốc gia khác và khuyến khích Trung Quốc gia tăng những hoạt động quân sự. Vì vậy, quyết định chiến lược của Việt Nam trong những năm tới đây sẽ trở thành chủ đề chính trị quốc tế cho những bên quan tâm.

Những đe dọa của Trung Quốc với Việt Nam căn bản ở chỗ giành quyền trong vùng kinh tế đặc quyền trên biển (EEZ) vốn được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) dành cho Việt Nam. Việt Nam sẽ phải vừa phải thích ứng vừa phải kết hợp hai hình thức phản kháng để đối diện với thách thức này. Tuy nhiên, do tính loại trừ của những lựa chọn, chiến lược của Việt Nam có lẽ chỉ tập trung vào một trong ba lựa chọn trên.

Cả ba lựa chọn đều có cái giá phải trả, nguy cơ và có thể tạo ra những thay đổi về chính trị và kinh tế cho Việt Nam. Quyết định của Việt Nam sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình trong nước và quốc tế, bao gồm dự đoán Trung Quốc có tăng cường sự hiện diện chức năng ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, sự ổn định của nhóm lãnh đạo đương nhiệm và chiến lược của Trung Quốc đối với các quốc gia khác.

Chiến lược hiện tại của Việt Nam – cân bằng giữa Hoa kỳ, Trung Quốc, và Nga – là lựa chọn phức tạp nhất, nhưng ít có khả năng dẫn tới những căng thẳng ngoại giao, kinh tế, và thậm chí chính trị. Đây có thể là con đường mà Việt Nam sẽ đi. Hướng đi này bao gồm những chiến lược không gây hấn như tìm đến thỏa thuận, hỗ trợ phát triển, và thương mại với tất cả những đồng minh tiềm năng trong đó có cả Hoa Kỳ và Trung Quốc; củng cố cộng tác quốc phòng ở mức độ vừa phải với Hoa Kỳ và đồng minh; không mua bán vũ khí mới chống hạt nhân.

Nếu chỉ dồn sự tập trung vào một yếu tố đơn lẻ trong ba chiến lược trên sẽ đẫn dến những hậu quả không lường, đồng thời cũng giảm hiệu quả của những chiến lược còn lại. Sự cân bằng lộ liễu lại có thể cô lập Việt Nam khỏi những nước đồng minh lớn, và không gây dựng hình ảnh Việt Nam như một đồng minh tận tụy. Liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ cũng có thể dẫn tới những hành vi gây hấn từ phía Trung Quốc và có thể cả Nga. Mua bán thiết bị chống hạt nhân có thể gây ra những phản ứng ngoại giao tiêu cực từ cả Hoa kỳ và Trung Quốc.

Cân bằng có thể giảm thiểu nguy cơ chiến tranh nhưng lại đặt Việt Nam vào thế yếu và hứng chịu những ảnh hưởng từ Trung Quốc. Khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và kinh tế tương đối và tuyệt đối ở châu Á, tầm ảnh hưởng của nước này tới Việt Nam cũng tăng lên tương ứng. Việt Nam dễ bị ảnh hưởng để nhượng bộ về chính trị, kinh tế, và ngoại giao với Trung Quốc trong thời gian một đến hai thập kỷ tới.

Nếu Việt Nam lựa chọn cân bằng là chiến lược chính thì quốc gia này cũng cần hình dung Trung Quốc sẽ đặt ra những đòi hỏi nhượng bộ như công nhận chủ quyền Trung Quốc nằm trong khu vực đường chín đoạn, hợp tác phát triển và chia sẻ lợi nhuận từ dầu khí và nguồn thủy hải sản, và có thể là từ những hình thức đánh thuế giao thương hàng hải của Việt Nam. Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đến Việt Nam sẽ thổi bùng sự phản đối của người Việt, đưa nền ổn định chính trị và nhiệm kỳ của nhóm lãnh đạo [cộng sản] hiện thời có nguy cơ lung lay.

Chiến lược thứ hai là giảm thiểu tối đa tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Việt Nam và trở thành đồng minh thân cận với Hoa Kỳ và những đồng minh khác bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Úc, và Ấn Độ. Theo như chiến lược này, Việt Nam có thể sử dụng luật UNCLOS kiện Trung Quốc. Kế hoạch thắt chặt quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ có thể chủ yếu là để duy trì sự độc lập và chủ quyền của Việt Nam với nền kinh tế dầu khí, thủy hải sản và hàng hải. Tuy nhiên, những người bạn mới của Việt Nam không sớm thì muộn cũng có những ảnh hưởng đến quốc gia này bao gồm việc thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và tự do ngôn luận.

Cải cách dân chủ, nếu diễn ra kịp thời, có thể đi đến những phong trào xã hội yêu cầu nhóm lãnh đạo hiện tại nhượng bộ cho những cải cách thể chế, và cuối cùng là bầu cử chính phủ mới một cách dân chủ. Chiến dịch bị phản đối do nó có thể dẫn đến những đảo lộn chính trị, nội chiến, và ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế hiện tại đáng kinh ngạc của Việt Nam.

Chiến dịch thứ ba là phát triển sức mạnh quân sự của Việt Nam so sánh với Trung Quốc. Việt Nam đã mua của Nga sáu tàu ngầm thuộc lứp Kilo trong những năm gần đây. Tàu ngầm chạy tĩnh điện diesel, và mang được tên lửa tấn công đất liền có khả năng vươn đến cơ sở hải quân của Trung Quốc trên đảo Hải Nam hoặc những thành phố ven biển như Thượng Hải. Việt Nam có thể mua hoặc tự phát triển đầu đạn hạn nhân cho những tên lửa này.

Chiến lược quân sự hoá khó có khả năng tạo ra thay đổi thể chế nên cũng có thể là một hướng lựa chọn. Nhưng để chiến dịch này đạt hiệu quả cần phải có thời gian, và cũng có khả năng kích động chạy đua vũ trang ở châu Á mạnh mẽ hơn, và nếu có phát triển hạt nhân, chắc chắn khuấy động làn sóng phản đối từ ngoại giao quốc tế và trở thành một lý do dẫn đến cấm vận kinh tế. Nguy cơ cao nhưng khả năng thấp, thiết bị chống hạn nhân của Việt Nam có thể kích động Trung Quốc tấn công phòng ngừa vũ khí hạt nhân của Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể sử dụng những chiến lược tấn công Việt Nam như “bên miệng hố chiến tranh” để tăng khả năng chiến tranh, mặc dù đây không phải những gì Trung Quốc mong muốn. Hoặc, Trung Quốc có thể tự chủ động đề cao vị thế của mình trong bất kỳ cuộc chiến nào với Việt Nam qua những cuộc đối thoại ngoài lề, đồng thời khơi lên mâu thuẫn quân sự vừa phải. Như vậy, Trung Quốc có thể đe dọa và hướng Việt Nam chấp nhận nhượng bộ, cho dù Việt Nam có thiết bị chống hạt nhân. Quân sự hóa có thể là gánh nặng về tài chính và chính trị; tuy nhiên, lại không đủ hiệu quả với một Trung Quốc sẵn sàng tham chiến bất chấp rủi ro.

Thực tế, Trung Quốc cho thấy sự quyết tâm bất chấp rủi ro trong vài năm gần đây. Do Trung Quốc ngày càng trở nên hung hãn, so với các quốc gia khác thì Việt Nam rơi vào thế không may phải đối mặt với những lựa chọn chiến lược khó khăn. Lựa chọn tốt nhất cho lãnh đạo và người dân Việt Nam, theo quan điểm của tôi, là liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Úc, và Ấn Độ, trong khi vẫn có thể tăng cường sức mạnh quân sự.

Cho dù Việt Nam lựa chọn chiến lược nào đi chăng nữa thì lòng yêu nước có sức nặng hơn mọi hậu quả có thể xảy ra. Lãnh đạo Việt Nam giờ đây đứng trước cơ hội lịch sử. Nếu biết nắm bắt, người dân sẽ chắc chắn hướng về lòng yêu nước ấy.
________

Ý kiến trong bài báo này được trích từ bài thuyết trình hội thảo vào ngày 17 tháng Tám, 2016 ở Nha Trang, Việt Nam. Hội thảo với tên “Vị trí pháp lý của nhóm đảo và đá theo quy tắc và luật quốc tế trên Biển Đông” được Đại học Nha Trang và Phạm Văn Đồng tài trợ.

© 2007-2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info




No comments: