Dano Rodrik, Project-Syndicate
TS Đỗ
Kim Thêm dịch, CTV Phía Trước
Posted on Sep 29, 2016
Khi thế giới chao đảo từ cú sốc trong việc nước Anh
quyết định ra khỏi Liên Âu, thì hai giới chính khách và kinh tế ngộ ra rằng họ
đã đánh giá quá thấp về sự mong manh chính trị của các hình thức hiện nay về
toàn cầu hóa. Cuộc nổi loạn của quần chúng dường như đang thể hiện qua các hình
thức đa dạng và trùng lấp nhau: khẳng định lại các bản sắc địa phương và quốc
gia, đòi hỏi nhiều kiểm soát hơn về dân chủ và trách nhiệm giải trình, từ bỏ
các chính đảng trung dung, và không tin cậy nơi các giới thượng lưu và chuyên
gia.
Phản ứng dữ dội này có thể
dự đoán được. Một số nhà kinh tế, trong đó có tôi, đã cảnh báo về những hậu quả
của việc toàn cầu hóa kinh tế là nó đã đẩy ra ngoài các giới hạn của các định
chế nhằm điều tiết, tạo ổn định và hợp pháp đối với nền thị trường. Việc thổi
phòng toàn cầu hóa trong lĩnh vực thương mại và tài chính nhằm tạo ra các thị
trường thế giới hội nhập không biên giới đã làm phân hoá các xã hội trong nước.
Điều ngạc nhiên lớn hơn
là khuynh hướng thiên về cánh hữu rõ rệt trong các phản ứng chính trị thành
hình. Tại châu Âu, số người dân theo chủ thuyết dân tộc và người dân bản địa
theo lối chính trị mị dân đã tăng lên đáng kể, trong khi giới cánh tả chỉ thắng
thế ở một vài nơi như Hy Lạp và Tây Ban Nha. Tại Hoa Kỳ, người mị dân cánh hữu
như Donald Trump đã tìm cách thắng thế để đẩy lui giới quyền thế cố hữu trong Đảng
Cộng hòa, trong khi Bernie Sanders, người theo cành tả, đã không thể vượt qua
được Hillary Clinton, người theo phái trung dung.
Khi tinh thần đồng thuận
về việc tạo ra một nền tảng chính trị mới đang nổi lên và được thừa nhận một
cách miễn cưỡng, thì toàn cầu hóa làm nổi bật các vấn đề phân chia giai cấp giữa
những người có kỹ năng và nguồn lực với những người không có, khi người có thì
lại biết cách tận dụng được lợi thế của các thị trường toàn cầu. Sự cách biệt về
thu nhập và giai cấp, trái ngược với sự phân chia theo bản sắc dựa trên chủng tộc,
sắc tộc hay tôn giáo, nó có truyền thống làm cho giới cánh tả mạnh hơn. Vậy thì
tại sao giới cánh tả không thể vượt qua được các thách thức quan trọng về chính
trị trước trào lưu toàn cầu hóa?
Câu trả lời là phong trào
nhập cư đã làm lu mờ các “cú sốc” khác của toàn cầu hoá. Các mối đe dọa từ các
dòng người nhập cư và tị nạn ở các nước nghèo với truyền thống văn hóa rất khác
nhau đã làm cho sự phân chia theo bản sắc trầm trọng thêm, tình trạng này làm
cho chính giới cực hữu đặc biệt khai thác. Vì vậy, không phải là bất ngờ khi
chính giới cánh hữu từ Trump cho đến Marine Le Pen đều đề ra môt thông điệp để
tái khẳng định quốc gia của mình với một nội dung phong phú theo một biểu tượng
chống Hồi giáo.
Nền dân chủ tại các nước
Mỹ La tinh đã đem lại một sự tương phản đáng kể. Những nước này đã trải nghiệm
về toàn cầu hoá mà chủ yếu là do các cú sốc về thương mại và đầu tư nước ngoài,
chứ không phải do vấn đề nhập cư. Toàn cầu hóa đã trở thành đồng nghĩa với cái
gọi là chính sách đồng thuận Washington và mở cửa trong lĩnh vực tài chính. Nhập
cư từ Trung Đông hoặc châu Phi vẫn còn hạn chế và có ít tầm quan trọng về chính
trị. Vì vậy, các phản ứng theo tinh thần mị dân ở Mỹ La tinh theo hình thức thuộc
về phe cánh tả, thí dụ như tại Brazil, Bolivia, Ecuador, và tai hại nhất là tại
Venezuela.
Câu chuyện cũng tương tự
như trong hai trường hợp ngoại lệ chính để làm hồi sinh giới cánh hữu ở châu
Âu, đó là Hy Lạp và Tây Ban Nha. Tại Hy Lạp, các đường lối rạng nứt chủ yếu
trong chính trị là các chính sách tiết kiệm được áp đặt bởi các định chế châu Âu
và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Tại Tây Ban Nha, gần đây hầu hết những người nhập cư đến
từ các nước Mỹ La tinh có nền văn hóa tương tự. Ở cả hai nước, giới cánh cực hữu
thiếu đất dụng võ mà họ đã có ở những nơi khác.
Nhưng kinh nghiệm ở châu
Mỹ La tinh và Nam châu Âu cho thấy có lẽ là một điểm yếu kém chính của giới
cánh tả, đó là họ không có một chương trình rõ ràng để tân trang cho chủ nghĩa
tư bản và toàn cầu hoá trong thế kỷ XXI. Từ Syriza của Hy Lạp cho đến Đảng Lao
động của Brazil, giới cánh tả đã thất bại trong việc đưa ra các ý tưởng có cơ sở
về mặt kinh tế và được phổ cập về mặt chính trị, nó vượt ra ngoài các chính
sách cải thiện như chuyển giao các thu nhập.
Các nhà kinh tế và nhà kỹ
trị thuộc cánh tả chịu một phần lớn của lời cáo buộc. Thay vì đóng góp cho một
chương trình như vậy, họ từ bỏ quá dễ dàng những chủ thuyết nền tảng cho nền
kinh tế thị trường và chấp nhận các nguyên tắc của nó. Tệ hơn nữa, trong các thời
điểm quan trọng họ đã lãnh đạo và thổi phòng phong trào chống toàn cầu hóa.
Các đề cao việc tự do
luân chuyển nguồn vốn tư bản – đặc biệt là các loại vốn trong ngắn hạn – như là
một chuẩn mực trong chính sách của Liên Âu, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế (OECD), và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã lập luận đó là một quyết định sinh tử
nhất cho nền kinh tế toàn cầu trong những thập kỷ gần đây. Như giáo sư Rawi
Abdelal của trường Harvard Business School đã chỉ ra rằng nỗ lực này được khởi
xướng vào cuối thập niên 1980 và đầu những năm 1990 không phải là do các nhà lập
thuyết về thị trường tự do, nhưng bởi các chuyên gia người Pháp như Jacques
Delors (thuộc Ủy ban châu Âu) và Henri Chavranski (thuộc OECD), họ là những người
có liên quan chặt chẽ với Đảng Xã hội Pháp. Tương tự như vậy, ở Hoa Kỳ, giới kỹ
trị kết hợp với Đảng Dân chủ theo trường phái kinh tế của Keynes nhiều hơn, chẳng
hạn như Lawrence Summers, người đứng đầu phụ trách việc bãi bỏ các quy định về
kiểm soát tài chính.
Sau khi các thử nghiệm của
Mitterrand về biện pháp can thiệp theo cách của Keynes đã thất bại vào những
năm đầu của 1980, giới kỹ trị thuộc Đảng Xã hội Pháp dường như đã kết luận rằng
việc quản lý kinh tế nội địa đã không khả thi và không có thể có các giải pháp
thực sự tương ứng nào khác để thay thế trước trào lưu toàn cầu hóa về tài
chính. Liều thuốc tốt nhất mà họ có thể thực hiện là ban hành các quy định trên
toàn châu Âu và cho toàn cầu, thay vì cho phép các cường quốc như Đức hay Hoa Kỳ
áp đặt các luật riêng của họ.
Các tin vui là khoảng trống
về mặt trí thức trong chính giới cánh tả đang được lấp đầy, và không còn lý do
nào để tin vào sự thống trị của “giải pháp mà không có các lựa chọn khác thay
thế.” Chính khách cánh tả ngày càng ít có lý do để dựa vào các hỏa lực mạnh
trong kinh tế học có sức thu phục.
Chúng ta hãy xét đến một
số ví dụ như Anat Admati và Simon Johnson, họ đã chủ trương cải cách triệt để về
ngân hàng; Thomas Piketty và Tony Atkinson đã đề xuất một phương thức phong phú
của các chính sách để đối phó với sự bất bình đẳng ở cấp quốc gia; Mariana
Mazzucato và Ha- Joon Chang đã viết một cách sâu rộng về cách triển khai các
khu vực công cộng để thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện; Joseph Stiglitz và
José Antonio Ocampo đã đề xuất cải cách toàn cầu; Brad DeLong, Jeffrey Sachs và
Lawrence Summers (họ rất giống nhau!) đã lập luận cho việc đầu tư công lâu dài
trong cơ sở hạ tầng và các nền kinh tế xanh. Có đủ các yếu tố ở đây để xây dựng
một đối sách thích ứng theo chương trình của cánh tả.
Có một sự khác biệt quan
trọng giữa cánh hữu và cánh tả là cánh hữu đào sâu chia rẽ sâu rộng trong xã hội
– phân biệt giữa “chúng ta” với “họ” – trong khi giới cánh tả, khi thành công,
họ vượt qua những sự phân chia giai cấp qua việc cải cách để nối kết lại nhau.
Do đó, có nghịch lý là các làn sóng cải cách trước đó của giới cánh tả – theo
chủ thuyết can thiệp của Keynes, dân chủ xã hội, nhà nước phúc lợi – vừa cứu vớt
cho chủ nghĩa tư bản và vừa tạo cho nó thành không cần thiết. Khi họ thiếu một
đối sách mới như vậy, một lần nữa, thì họ sẽ mở cửa cho giới mị dân và các nhóm
cực hữu, những người này sẽ lãnh đạo thế giới – như họ luôn luôn làm – để phân
chia trầm trọng hơn và xung đột thường xuyên hơn.
________
Dano Rodrik là Giáo sư Kinh tế chính trị quốc tế tại
John F. Kennedy School thuộc Đại học Harvard. Ông là tác giả “The Globalization
Paradox: Democracy and the Future of the World Economy“. Tác phẩm mới nhất là
“Economics Rules: The Rights and Wrongs of the Dismal Science”.
Nguyên tác: The
Abdication of the Left.
Tựa đề bản dịch là của người dịch.
(CTCND) Bài liên quan: John Harris, Does the left have a future?
Sách liên quan: Paul
Mason, PostCapitalism: A Guide to Our Future, Allen Lane, 2016
No comments:
Post a Comment