VOA Tiếng
Việt
19.10.2016
.
Bộ Môi trường Việt Nam
tiết lộ mức ô nhiễm không khí đã trở nên tệ hại hơn tại nhiều khu vực thành thị,
đặc biệt tại thủ đô Hà Nội và Hạ Long, cũng như tại TP. HCM.
.
Nền
kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng giữa lúc thương mại toàn cầu chậm lại, được
ca ngợi như là một gương thành công của châu Á. Tuy nhiên các chuyên gia cảnh
giác rằng Việt Nam đang phải trả một cái giá ngày càng đắt hơn về môi trường để
đánh đổi đà tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế.
Các
giới chức cấp cao của Việt Nam cảnh báo rằng mức ô nhiễm không khí tại Hà nội
và TP. HCM nay mai có thể sánh kịp với mức ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh, thủ đô
của Trung Quốc. Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) cảnh báo rằng đà tăng trưởng
của ngành công nghiệp Việt Nam cũng có nghĩa là “mức ô nhiễm đất đai, nguồn nước
và không khí” cũng đang gia tăng nhanh chóng.
Dựa
trên kết quả một cuộc khảo sát thực hiện từ năm 2011 tới năm 2015, Bộ Môi trường
Việt Nam tiết lộ mức ô nhiễm không khí đã trở nên tệ hại hơn tại nhiều khu vực
thành thị, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội và Hạ Long, cũng như tại TP. HCM.
Đáng
quan tâm nhất là nồng độ ni-tơ dioxít, ký hiệu NO2, đo được ở Hà Nội cao gấp
1,3 lần mức cho phép, tại Hạ Long nồng độ NO2 cao gấp 1,2 lần và tại TP. HCM,
thủ đô thương mại của Việt Nam, mức NO2 cao gấp hai lần mức cho phép.
Ni-tơ
dioxít đặc biệt có hại cho trẻ con và người cao tuổi, thành phần có phổi yếu
hơn, dẫn đến các trường hợp sưng cuống phổi và các vấn đề về đường hô hấp.
Phó
Tổng cục trưởng Cục Môi trường, ông Hoàng Dương Tùng, nói với truyền thông địa
phương rằng giao thông và các hoạt động công nghiệp là nguyên nhân chính dẫn tới
ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP. HCM. Tại Hạ Long, nạn ô nhiễm có liên quan tới
các mỏ than và các nhà máy điện.
Giàu
có hơn, nhiều xe cộ hơn
Sự
phồn thịnh đang tăng ở Việt Nam có nghĩa là nhiều người hơn có đủ khả năng sắm
xe hơi hoặc xe gắn máy. Cảnh sát giao thông ở Hà nội nói trung bình có tới
19,000 xe mới của tư nhân được đăng ký mỗi tháng.
Một
phúc trình về môi trường công bố năm 2013 cho thấy có tới 265 ngày mức ô nhiễm
không khí tại Hà nội bị xuống cấp từ “không tốt cho sức khoẻ”, thành “có thể
gây hại cho sức khoẻ.”
Ông
Hoàng Dương Tùng nói trừ phi nạn ô nhiễm được giải quyết, Hà Nội và TP. HCM có
thể đuổi kịp Bắc Kinh về mức độ ô nhiễm ‘trong một tương lai không xa’.”
Nạn
ô nhiễm đã bắt đầu ảnh hưởng tới sinh kế của người dân. Hồi tháng Tư, các cộng
đồng ngư dân tại nhiều khu vực đã giận dữ phản đối sau khi hơn 100 tấn cá chết
được phát hiện ngoài khơi 4 tỉnh miền trung Việt Nam.
Hình tư liệu _Người
dân chôn cá chết trên một bãi biển ở Quang Binh, Việt Nam, ngày 28 tháng 4 năm
2016.
Các
cuộc điều tra kết luận rằng nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh do người Đài Loan
làm chủ, là nguồn xả nước thải độc hại, gây ô nhiễm. Tháng 6 vừa rồi, công ty
Formosa nhận trách nhiệm và cam kết đền bù thiệt hại tổng cộng tới 500 triệu
đôla.
Thủ
Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc công bố sắc lệnh để bồi thường cho các nạn nhân
bị tác động bởi nạn ô nhiễm, mà công ty Formosa có trách nhiệm chi trả. Chính
phủ Việt Nam nói các khoản tiền bồi thường đó, từ 130 đến 1,600 đôla cho mỗi
người lớn, đã bắt đầu đến tay người dân trong tháng này.
Nhưng
một toà án Việt Nam đã bác hàng trăm đơn khiếu kiện của ngư dân đòi công ty
Formosa phải trả thêm các khoản phụ trội.
Ông
Jonathan London, giáo sư môn kinh tế chính trị toàn cầu tại đại học Leiden ở Hà
Lan, nói nền kinh tế “không kiềm chế” của Việt Nam đã làm dấy lên những quan
tâm về tác động đối với môi trường.
Ông
nói chính quyền hiện tại của Việt Nam “đại diện cho một sách lược kinh tế tự
do, không kiềm chế mà có người cho là một khuôn mẫu cai quản kinh tế sai trái,
mạnh mẽ cổ vũ cho đầu tư nước ngoài, nhưng cùng lúc không mấy quan tâm tới quyền
sở hữu.”
Ông
London nói chiến lược này không phải là bao giờ cũng đưa đến thành công, đặc
biêt khi nói tới vấn đề bảo vệ môi trường. Ông chỉ ra việc công ty Formosa Hà
Tĩnh đã được để cho xả chất thải độc hại bừa bãi là một ví dụ điển hình.
Các
thách thức đối với chính quyền
Chính
phủ Việt Nam trong kế hoạch dài hạn đã đưa vấn đề bảo vệ môi trường thành một
trong các mục tiêu của chương trình cải cách cấu trúc, công bằng xã hội, và ổn
định kinh tế vĩ mô.
Hình tư liệu - Các nhà
hoạt động Việt Nam trong một cuộc biểu tình kêu gọi Formosa Hà Tĩnh chịu trách
nhiệm trong vụ thảm họa cá chết, ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 10 tháng 8 năm 2016.
Ông
Xavier Depouilly là Tổng Giám đốc của công ty Indochina Research. Ông nói tình
hình môi trường tệ hại hơn chỉ là một trong nhiều thách thức mà chính phủ Việt
Nam phải đối mặt.
Ông
nói:
“Cho tới bây giờ thì
mọi sự còn tốt đẹp. Người dân có lương thực để ăn, có nước để uống. Nhưng các vấn
đề khác, như nạn ô nhiễm đang làm cho người dân vô cùng giận dữ. Chính quyền Việt
Nam cần phải cải thiện tình hình theo một mức độ nào đó.”
Mặc
dù vậy, viễn tượng kinh tế của Việt Nam vẫn còn tích cực đối với giới đầu tư nước
ngoài.
Các
nhà kinh tế thuộc tập đoàn Capital Economics ở London ước lượng đà tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam, vốn đã chậm lại đôi chút từ mức 6,7% trong năm 2015 xuống
còn 6% trong năm nay, dự kiến sẽ tăng trở lại tới 7% trong năm tới.
Kinh
tế gia Gareth Leather của Capital Economics nhận định, Việt Nam sẽ nhanh chóng
chiếm lại vị thế là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu
vực.
Chính
phủ Việt Nam cho biết trong năm 2015, đầu tư trực tiếp vào Việt Nam tăng 12,5%
lên tới 22,8 tỉ đôla. Trong những năm sắp tới, nhiều tiền đầu tư dự kiến sẽ đến
từ Trung Quốc, giữa lúc các doanh nghiệp tìm kiếm những địa điểm rẻ hơn về chi
phí điều hành trong bối cảnh chi phí làm ăn ở Trung Quốc đang ngày càng tăng
cao. Các nước chủ yếu đầu tư vào Việt Nam gồm có Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản,
Hoa Kỳ và Đài Loan.
No comments:
Post a Comment