Phạm Nhật Bình
Cập
nhật: 21/10/2016
Sau nhiều lần trì
hoãn, cuối cùng Dự thảo Luật về Hội cũng được đưa ra thảo luận và có thể sẽ
thông qua tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa 14 vào khoảng cuối tháng 10.
Cùng
với Dự thảo Luật biểu tình, đây là hai dự án luật chịu nhiều truân chuyên do những
lý do từ phía Bộ công an mà lý do rõ ràng nhất là muốn ngăn chặn những biểu hiện
của đời sống dân chủ đang trưởng thành để nắm chặt độc quyền chính trị.
Nếu
coi hiến pháp 2013 là luật pháp cao nhất thì Điều 25 của bản hiến pháp này, nhà
cầm quyền CSVN cũng đã công nhận rằng mọi công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí, tự do tiếp cận thông tin, tự do hội họp, lập hội và biểu
tình. Tuy nhiên bên cạnh những quy định của hiến pháp bao giờ cũng có câu kèm
theo “việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”, tức là nó được thể
chế hóa việc áp dụng theo khuôn khổ “xin – cho” của chế độ.
Chính
đó là lý do mà dự án Luật về Hội khi ra đời cũng trước hết nhằm vào sự ràng buộc
“pháp luật quy định” đối với người muốn lập hội bất cứ vì lý do gì. Hay nói
cách khác, luật dù được thông qua cũng sẽ bị chi phối bởi những văn bản dưới luật
mà tất cả văn bản này đều đi ngược với hiến pháp. Nghị định 55 ban hành năm
2010 không phải là một văn bản pháp luật nhưng đã chi phối toàn bộ vấn đề lập hội
của công dân.
Trên
thế giới, một xã hội tự do dân chủ được thể hiện một phần lớn qua quyền hội họp,
lập hội, biểu tình, là những quyền căn bản nhất của người dân. Thế nhưng ở Việt
Nam từ rất lâu nó chỉ có trên giấy tờ và luôn luôn bị đảng CSVN bóp méo và kéo
thụt lùi với lý do “chưa thuận tiện”. Đây là sự mâu thuẫn giữa một bên là hô
hào nâng cao dân chủ và một bên là âm mưu hạn chế sự thụ hưởng quyền của người
dân. Trong 10 năm trở lại đây, việc cải cách pháp luật luôn được đề cao nhưng
xem ra kết quả chỉ là con số không.
Theo
con số thống kê nhà nước đưa ra, hiện có trên 36.000 tổ chức hội, hiệp hội, câu
lạc bộ hoạt động ở trung ương và các địa phương trong nhiều lĩnh vực của đời sống
xã hội. Đây là một con số không phải nhỏ nhưng nó không phản ảnh thực sự quyền
lợi chính đáng của công dân. Vì những hiệp hội ấy hầu hết do nhà nước lập ra,
chịu sự chi phối và hoạt động cho mục tiêu của chính quyền đề ra.
Bản
dự thảo Luật về Hội lần này được mô tả là hoàn chỉnh nhất do Bộ Nội Vụ soạn thảo
và quốc hội chỉ có nhiệm vụ bấm nút biểu quyết theo ý đảng. Vì lẽ theo nhận định
chính đáng của nhiều người, hầu hết 500 đại biểu là đảng viên cộng sản và không
có khả năng làm luật. Đó cũng là lý do Luật biểu tình giờ phút này còn nằm chờ
trên bàn giấy Bộ Công an, nơi xuất thân của những chuyên viên đàn áp tàn bạo
người dân đi biểu tình ôn hòa bất cứ vì lý do gì.
Cũng
vì do một cơ quan của nhà nước soạn thảo nên khi đọc kỹ Luật về Hội của Bộ Nội
Vụ lần này, người ta thấy có rất nhiều điểm khôi hài.
Thứ
nhất, dự thảo luật về hội khi được công bố sẽ không áp dụng cho ít nhất 6 “đối
tương” là Mặt Trận Tổ Quốc, Tổng Liên Đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng
sản HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Đây
là những tổ chức do đảng CSVN lập ra và kiểm soát với mục đích làm những vòng
cây kiểng trang trí cho chế độ mà chi tiêu cho chúng mỗi năm lên tới 14.000 tỷ
đồng. Nhìn vào những hoạt động tham dự lễ lạc, thi đua, chào mừng, hiếu hỉ của
những hội công lập này chúng thật xứng đáng với ba chữ “vô tích sự” mà người
dân gán cho.
Tại
sao những hội này lại không nằm trong “phạm vi điều chỉnh” của Luật về Hội? Nhà
nước độc quyền đã để lộ sự phân biệt đối xử hay nói đúng ra, vì những cơ quan
này là cánh tay nối dài của đảng để kiểm soát xã hội. Chỉ điều quy định này
thôi đã cho thấy đảng CSVN đã ban hành Luật về Hội không phải để mở rộng dân chủ,
khuyến khích người dân lập hội, làm gạch nối giữa dân và chính quyền như họ rêu
rao. Thực sự họ chỉ nhằm đối phó với xu thế tiến tới một xã hội dân sự độc lập
mà Hà Nội cảm thấy không thể cưỡng lại được.
Thứ
hai, về quy định các hội phải đăng ký hợp lệ với chính quyền, có tư cách pháp
nhân mới được phép hoạt động. Nghĩa là Hội lập ra phải có dấu ấn của nhà nước
thì mới hoạt động hợp pháp. Nó chẳng khác gì Hội nông dân, Mặt trận tổ quốc của
đảng nhưng không nhận tiền từ đảng mà thôi.
Đây
rõ ràng là quy định mang tính kiểm soát quyền tự do lập hội theo hiến pháp. Nó
sẽ biến những hiệp hội không đăng ký và những người tham gia trở thành người vi
phạm pháp luật nhà nước. Hay nói cách khác, tất cả các hiệp hội lập ra từ nay sẽ
nằm chung trong một rọ và chịu sự chế tài mọi mặt của chính quyền. Xã hội dân sự
bị quốc doanh hóa để trở thành công cụ chèn ép các tổ chức hiệp hội độc lập
khác dần đi tới phá sản.
Thứ
ba, quy định các hiệp hội không được nhận tiền từ nước ngoài. Điều 8 của Dự Thảo
viết: “Hội không liên kết, gia nhập các hội nước ngoài, không nhận tài trợ nước
ngoài; trường hợp đặc biệt do chính phủ quy định.” Lối viết của dự thảo này rất
tối nghĩa và mang tính chất hàm hồ khi ngăn cản những tài trợ nước ngoài, nếu
những đóng góp đó nhằm trong mục tiêu văn hóa, từ thiện, nghệ thuật, giáo dục…
Mục
tiêu của CSVN là kiểm soát mọi hoạt động ngoài tầm ảnh hưởng của đảng nên họ
ngăn chận những sự hỗ trợ tài chánh từ cộng đồng hải ngoại. Ngoài sự đóng góp của
thành viên, chính nhờ sự hỗ trợ thiết yếu này mà những công tác từ thiện, văn
hóa, xã hội được nâng cao tính hiệu quả. Nhưng những người cộng sản với đôi mắt
nhìn đâu cũng thấy phản động và thù địch, ngay cả những đồng tiền quyên góp của
hải ngoại. Ngoài ra khi ngăn chận như vậy, CSVN muốn độc quyền công tác từ thiện
xã hội mà ai cũng biết là họ không thể làm xuể và chỉ làm lấy có. Cuối cùng chỉ
có nhà nước và những hội tay chân độc quyền nhận tiền tài trợ từ nước ngoài để
hoạt động hình thức và ăn chia với nhau.
Thứ
tư, điều quan trọng của Luật về Hội là phải đi đôi với Luật Biểu Tình. Hai luật
này bổ túc cho nhau trong bối cảnh xã hội Việt Nam ngày càng ý thức về quyền
con người. Có luật Biểu tình, người dân mới có cơ hội cùng với các hiệp hội,
đoàn thể độc lập bày tỏ nguyện vọng của mình một cách công khai để vận động cho
những khát vọng muốn thay đổi xã hội tốt đẹp hơn. Trong khi Luật về Hội, dù còn
rất nhiều điều chưa hoàn chỉnh, nhưng đang được đưa ra quốc hội thì dự thảo Luật
Biểu tình còn nằm ở bàn giấy Bộ Công an để chờ ý kiến khắp nơi của bộ này sở nọ.
Nếu
trong những ngày sắp tới, CSVN còn trì hoãn không làm được những điều này thì
việc quốc hội thông qua Luật về Hội vào cuối năm 2016 cũng không mang lại một ý
nghĩa gì tích cực. Cũng có thể kết luận, nó không khác những sợi dây thòng lọng
giúp nhà nước cộng sản siết cổ Hội mà thôi.
No comments:
Post a Comment