Monday, June 1, 2015

Việt Nam và cuộc ganh đua giữa các Siêu Cường (Nhina Le and Koh Swee Lean Collin - The Diplomat)





Nhina Le and Koh Swee Lean Collin  The Diplomat
Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on Jun 1, 2015

Liệu việc sử dụng vịnh Cam Ranh tại Việt Nam của Nga có làm hỏng quá trình cải thiện quan hệ Hà Nội-Washington?
Bởi Nhina Le và Koh Swee Lean Collin
--------------------

Tất cả bắt đầu với hoạt động dường như vô thưởng vô phạt được ghi nhận trên cả báo chí Nga Việt Nam dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga vào mùng 4 tháng giêng. Theo bài báo, các máy bay chở dầu của Không quân Nga Il-78 Midas đã được cấp quyền tiếp cận vào năm ngoái với các căn cứ không quân của Việt Nam vịnh Cam Ranh, nằm tỉnh Khánh Hòa. Các máy bay Il-78 hỗ trợ việc tiếp nhiên liệu máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Gấu của Nga. Mặt khác, các chuyến bay quân sự của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương được tăng cường, bao gồm cả các phi vụGấu” bay quanh tiểu đồn quân sự chính của Mỹ tại Guam.

Những chuyến bay này, được tuyên bố là một màn trình diễn sức mạnh và cho các mục đích thu thập tin tức, đã được coi là “đòn khiêu khíchtrong con mắt của Washington. Một yêu cầu được gửi tới Hà Nộiđể đảm bảo rằng Nga không thể sử dụng tiếp cận của mình với vịnh Cam Ranh để tiến hành các hoạt động có thể gây căng thẳng trong khu vực, theo Bộ Ngoại giao Mỹ. Moscow đã bác bỏ những lo ngại của Washington bảo vệ mối quan hệ quân sự với Việt Nam.

Các quan hệ rắc rối?

Một số bình luận trên các phương tiện truyền thông đã liên kết vấn đề vịnh Cam Ranh này với các khúc mắc bấy lâu trong quan hệ Mỹ-Việt Nam. Nhưng điều này không thực sự là vấn đề.

Tất nhiên, sẽ rất kỳ lạ nếu Hà Nội không biết trước rằng các hoạt động như vậy sẽ không thoát được sự chú ý của Washington. Bởi vì Việt Nam không vận hành máy bay quân sự loại Illyushin, những chiếc máy bay đó ở Vịnh Cam Ranh với hình sao đỏ riêng biệt các màu sơn tiêu chuẩn của Không quân Nga sẽ rất khó để bỏ qua.

Nhưng đã có một sự bùng nổ gần đây trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Mỹ, một phần không nhỏ do những căng thẳng đang hồi sinh với Bắc Kinh về các tranh chấp ở Biển Đông. Washington dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí kéo dài hàng thập kỷ với Việt Nam, đồng thời phát biểu chính thức rằng có thể được hoàn toàn gỡ bỏ trong tương lai. Mỹ cũng đồng ý cung cấp tàu tuần tra như một phần trong một kế hoạch lớn hơn để hỗ trợ cho Hà Nội nâng cao năng lực an ninh hàng hải. Việt Nam cũng thể hiện sự quan tâm với việc mua máy bay tuần tra hàng hải tầm xa P-3 Orion cũ.

Chắc chắn, các mối quan hệ song phương còn xa mới hoàn hảo, vẫn còn các vấn đề đang tranh cãi, ví dụ, mối lo âu dai dẳng ở Washington về báo cáo nhân quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, các mối quan hệ này đã được di chuyển theo một hướng tích cực.

Suy nghĩ của Việt Nam

Hà Nội cho thấy vẫn giữ nguyên chính sách ngoại giao hậu chiến tranh lạnh được thừa nhận bấy lâu. Trong đó, họ nhấn mạnh một số nguyên lý quan trọng, chẳng hạn như sự độc lập, không liên minhvà không liên kết.

Cách tiếp cận này nhấn mạnh cả hợp tác và đấu tranh chống lại nền chính trị thống trị và loại trừ (vừa hợp tác, vừa đấu tranh). Đó cũng tiền đề thích nghi với những thay đổi về địa chính trị sau chiến tranh Lạnh để trợ giúp trong tiến trình đổi mới. Điều này có nghĩa là không chỉ tiếp xúc với những người bạn mới mà cũng giữ gìn tình bạn truyền thống. Mối quan hệ lâu dài với Nga nằm trong loại thứ hai.

Từ năm 1991, Hà Nội nhất quán với nguyên tắc “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Xu hướng này bắt nguồn từ thực tế là chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam loại trừ các nỗ lực để “bán” đất nước cho lực lượng ngoại bang, và rất nhạy cảm với những cáo buộc rằng Việt Nam là một bộ phận của bất kỳ một Siêu Cường cụ thể nào. Tới nay, Hà Nội đã kiên trì chống lại các nỗ lực ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách từ bên ngoài.

Ví dụ, trong năm 1990, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch khẳng định: Vịnh Cam Ranh một căn cứ của Việt Nam không liên quan với Liên Xô, rằng các đối tượng khác, trong đó có Hoa Kỳ, có thể tiếp cận với căn cứ này nếu họ sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Phát biểu của ông mang ý nghĩa là một phản ứng với nỗ lực của Moscow để biến vịnh thành chỗ đứng quân sự của mình trong khu vực Đông Nam Á.

Tham gia rộng hơn, xa hơn

Tin tức về các máy bay Il-78 của Nga không có gì mới, mặc dù báo chí truyền thông có xu hướng liên kết nó với cuộc khủng hoảng Ukraine đang diễn ra. Nhưng sự hiện diện của máy bay chở dầu có thể được xem như là một phần của hỏa thuận lớn hơn, theo đó Moscow hưởng quyền tiếp cận với căn cứ quân sự của Việt Nam tại vịnh Cam Ranh bao gồm có thể cả phần quan trọng nhấtcăn cứ hải quân.

Tuy nhiên, Moscow không lạ gì với điều đó. Theo một thỏa thuận 25 năm ký kết vào năm 1979, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Liên Xô đặt Trung tâm Hậu cần số 922 của mình duy trì một đội tàu chiến trong vịnh Cam Ranh. Kể từ khi rút lực lượng cuối cùng từ các đơn vị đồn trú vào tháng 5 năm 2002, trong gần một thập kỷ, sự hiện diện quân sự của Nga thiếu vắng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là khi Moscow trở nên tập trung nhiều hơn vào châu Âu.

Bây giờ, Nga muốn làm sống lại quyền tiếp cận của mình với vịnh Cam Ranh, với khu vực neo đậu nước sâu được đánh giá cao tính chiến lược của nó, lối vào trực tiếp vùng biển Đông. Thực tế là nó đã nằm dưới sự kiểm soát của cả hai siêu cường chiến tranh lạnh tại các thời điểm khác nhau, đầu tiên Hoa Kỳ và sau đó Liên Xô, minh chứng cho tầm quan trọng địa chiến lược lâu dài của Cam Ranh. Vịnh này chắc chắn là một điểm dừng chân lý tưởng cho các tàu chiến của Nga vượt sóng đến đi từ vùng Viễn Đông Nga và Vịnh Aden. Nó sẽ tương tự như các cảng của Syria tại Tartus, nơi lực lượng đặc nhiệm của Hải quân Địa Trung Hải của Nga đã có quyền tiếp cận thường xuyên.

Trong thực tế, sự quan tâm của Nga trong phục hồi quyền tiếp cận với vịnh Cam Ranh có trước sự bùng nổ cuộc khủng hoảng Ukraine. Những sự kiện ở Crimea căng thẳng tiếp theo ở châu Âu chỉ xúc tác cái nhìn “theo hướng đôngcủa Nga sang châu Á-Thái Bình Dương và đã làm nổi bật hơn vị trí của vịnh này. Giao dịch trước đó với Việt Nam, ví dụ như việc bán tàu ngầm lớp Kilo trong năm 2009, là một bước đệm cho quá trình này. Trong rất nhiều sự tương tác quốc phòng cấp cao diễn ra trong năm 2012-2013, Nga và Việt Nam đã nhất trí về các phương thức mở rộng vịnh Cam Ranh. Đổi lại việc cho phép tàu chiến Nga tiếp cận nhiều hơn, Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ của Moscow trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trong vịnh, kể cả những đội tàu Kilo của Hà Nội và có lẽ quan trọng hơn, một trung tâm dịch vụ lớn cho các tàu dân sự quân sự nước ngoài. Hiệp định song phương tiếp theo đã không đi lệch khỏi thỏa thuận này.

Trong 2013-2014, khi cuộc khủng hoảng Ukraine còn đang âm ỉ, một số người trong tổ chức của Nga - bao gồm cả các nhà lập pháp nổi tiếng - đã nói về việc mở lại căn cứ hải quân của Nga tại vịnh Cam Ranh như một phần của các kế hoạch lớn của Moscow để tăng cường cơ sở quân sự toàn cầu. Báo chí Nga thậm chí đã báo cáo về khả năng mở một trung tâm duy trì sự sống của Hải quân Nga trong vịnh. Tuy nhiên, vấn đề khôi phục lại cơ sở của Nga trong vịnh Cam Ranh đã không được đưa ra bởi một trong hai bên.

Bất cứ giá nào cũng không thể làm như vậy bởi chính sách đối ngoại sau Chiến tranh Lạnh của Hà Nội hiện nay. Rõ ràng muốn xóa bỏ bất cứ suy đoán nào về việc vịnh Cam Ranh được phục hồi như một căn cứ quân sự nước ngoài, quan chức Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh rằng tất cả các nước đều có thể hỗ trợ trong việc phát triển cơ sở hạ tầng của vịnh. Họ cũng nhắc lại rằng vịnh Cam Ranh không có mục đích trở thành một cảng quân sự, mà là một trung tâm sửa chữa và phục vụ tàu quốc tế mở cửa cho tất cả khách hàng dân sự và quân sự nước ngoài.

Chưa đầy hai tháng trước khi báo viết về Il-78, vào ngày 25 tháng 11 trong chuyến thăm Nga của Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, một thỏa thuận liên chính phủ được ký kết cho phép các thủ tục tiếp cận đơn giản cho tàu chiến của Nga đến thăm căn cứ hải quân Cam Ranh của Việt Nam. Theo thỏa thuận này, các tàu Nga tiếp cận các cảng chỉ cần thông báo cho các nhà chức trách sau khi nhập cảnh. Quyền nhập cảnh sẽ được tự động thông qua.

Một “trục Nga – Trung” tại châu Á – Thái Bình Dương?

Nhìn lại những phát triển này, hiển nhiên rằng vịnh Cam Ranh đặc tính nổi bật trong chiến lược quân sự toàn cầu mới của Moscow. Sự quan tâm của Nga trong việc quay lại vịnhtrước khủng hoảng Ukraine. Cuộc khủng hoảng này chỉ đơn thuần là tạo động lực lớn hơn thúc đẩy Moscow tiến hành chiến lược. Nếu không có cuộc khủng hoảng đó, hành động của Nga cũng sẽ không thay đổi nhiều.

Nhưng với sự khẳng định quân sự ngày càng tăng của Nga ở châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương, bề ngoài là nhằm vào Mỹ và các đồng minh, chúng ta có lý do để lo lắng. Hơn nữa, các chuyến bay chở dầu của Nga tiến hành ngoài vịnh Cam Ranh có thể được hiểu như là một sự vi phạm nguyên tắc của Việt Nam không cho phép nước khác duy trì các căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của mình để thực hiện các hoạt động quân sự chống lại các nước khác. Bởi vì Hà Nội chưa đưa ra bất kỳ lời giải thích rõ ràng nào về điều này, Washington phải tự hỏi liệu Việt Nam có nhất quán với các chính sách của mình và liệu Hà Nội có thân thiện với Nga hơn các đối tác khác, trong đó có Mỹ, với các mối quan hệ đã được tăng cường trong thời gian gần đây.

Washington rất mong muốn đảm bảo quyền tiếp cận lớn hơn tới vịnh Cam Ranh như một phần của chiến lược tái cân bằng đến châu Á, do căng thẳng trong tranh chấp hàng hải nóng bỏng biển Đông biển Hoa Đông. Rất hợp lý khi Washington có thể cảm nhận được Bắc Kinh kẻ hưởng lợi nếu vịnh Cam Ranh trở thành một chất xúc tác nguy hiểm cho mối quan hệ Mỹ-Việt và buộc Mỹ xoay trục khỏi khu vực. Khi ai đó nhìn lại không chỉ động thái gần đây mà cả sự phát triển trong quá khứ của quan hệ Trung-Nga, một bức tranh khá thú vị xuất hiện.

Cả Trung Quốc và Nga có lợi ích chung trong một trật tự thế giới đa cực, như được minh chứng trong một số tuyên bố chung mà họ đã ký kết từ những năm 1990. Sự tập trung chiến lược này càng thêm nổi bật hơn sau các cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 các chiến dịch quân sự của Mỹ sau đó ở Afghanistan và Iraq. Tầm nhìn Trung-Nga của một trật tự thế giới đa cực đang gián tiếp ám chỉ quyền bá chủ toàn cầu của Mỹ.

Căng thẳng leo thang giữa Mỹ Nga về Ukraine cung cấp một cái cớ lý tưởng cho sự hợp tác rộng hơn và sâu hơn của Trung-Nga. Thỏa thuận khí đốt 400 tỷ đô tháng 5 năm 2014 cho thấy Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ Moscow tại một thời điểm đầy thách thức, ngay khi phương Tây đang cố gắng cô lập Nga qua Ukraine. Trong khi đó, Moscow đã khuyến khích Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển vùng Viễn Đông của Nga. Bất chấp những lo ngại dai dẳng về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quân sự-công nghệ của Trung Quốc, Nga đã thúc đẩy tăng cường hợp tác quốc phòng-công nghiệp với Bắc Kinh, bao gồm cả cung cấp một số vũ khí mới nhất.

Sự hiện diện ngày càng tăng của Nga tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó các chuyến bay của “Gấuđi Guam, dường như dự định gửi Washington hai thông điệp. Đầu tiên, Washington không nên can thiệp vào lợi ích của Nga ở châu Âu, đặc biệt là phía đông Ukraine các nước độc lập từng nằm trong khối Thịnh Vượng Chung. Thứ hai, nếu người Mỹ vẫn tiếp tục những hành động của mình, bao gồm tăng cường các hoạt động quân sự của NATO ở châu Âu, Nga có thể phản ứng bằng cách sử dụng khu vực châu Á-Thái Bình Dương như một cửa sau để thực hiện hình thức riêng của ngoại giao pháo hạm.

Mặc dù không có thỏa thuận chính thức giữa Moscow và Bắc Kinh về vai trò tiềm năng của Nga trong cuộc khủng hoảng ở Biển Đông, mối quan tâm chung của cả hai nước vẫn hướng đến lợi ích của Mỹ trong khu vực nhạy cảm này. Người Trung Quốc vẫn chưa có khả năng thành lập lực lượng cần thiết để dám tiến xa vào vùng Tây Thái Bình Dương, và Quân đội Giải phóng Nhân dân chỉ mới bắt đầu chuẩn bị cho việc phát triển này. Các chuyến bay của “Gấu” Nga quanh Guam có thể cũng được chào đón bởi Bắc Kinh, tại một thời điểm có hoạt động quân sự tăng cường của Mỹ, bao gồm cả các chuyến bay tuần tra hàng hải của P-8 Poseidon Biển Đông, gần căn cứ hải quân chiến lược của Trung Quốc ở đảo Hải Nam.

Tác dụng phụ

Câu chuyện vịnh Cam Ranh chỉ đơn thuần cho thấy nhiều phức tạp mà sự ganh đua giữa các Siêu Cường mang đến cho khu vực bất ổn này. Việt Nam có thể đang một vị trí khó khăn. Chắc chắn, những người ở Washingtontin rằng việc sử dụng quân sự của Nga tại Cảng Cam Ranh là một thách thức an ninhsẽ tiếp tục thúc đẩy Hà Nội phải chấm dứt việc cho phép tiếp cận này. Nhưng ttrường hợp mà Washington đe dọa rằng Mỹ sẽ không hoàn toàn dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam có các điểm nghi vấn sẽ không xảy ra vì ba lý do.
Đầu tiên, ngay cả khi Washington quyết định duy trì một phần lệnh cấm vận vũ khí, Việt Nam vẫn các lựa chọn khác thay thế. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tăng cường liên kết quốc phòng với Israel và các nước châu Âu khác muốn bán vũ khí. Và Hà Nội cũng đã mua lại một số sản phẩm. Thứ hai, so với trong quá khứ, Washington ngày càng đánh giá cao mối quan hệ của mình với Hà Nội. Do đó, Washington đã liên tục cố gắng nhấn mạnh rằng những tranh cãi về chuyến bay chở dầu của Nga từ vịnh Cam Ranh không đã làm căng thẳng quan hệ Mỹ-Việt. Cuối cùng, Hà Nội vẫn có thể dựa vào sự hỗ trợ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), mà Việt Nam một thành viên, trong trường hợp bị Washington trả đũa về chính trị kinh tế.

Việt Nam chắc chắn cần Mỹ để tạo ra một đối trọng với Trung Quốc đang trỗi dậy. Nhưng đồng thời, thực tế nước Mỹ không phải là lựa chọn duy nhất của Việt Nam. Ngày nay, Hà Nội được hưởng một nền tảng vững chắc hơn trong ngoại giao, quan hệ kinh tế an ninh với các đối tác trên toàn thế giới. Việt Nam đã bố trí một phạm vi phương án chiến lược rộng lớn hơn để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia.

Kinh doanh như thường lệ?

Đối với một nước nhỏ bé bị cuốn vào chính trị giữa các Siêu Cường, một cách tiếp cận chính sách đối ngoại có nguyên tắc và nhận thức tốt sẽ giúp Việt Nam đảm bảo các lợi ích quốc gia của mình. Các nguyên tắc chính sách đối ngoại củava hp tác, va đấu tranh một cách tiếp cận thực tế trong đó Hà Nội không đặt tất cả trứng vào một giỏ. Việc đa dạng hóa các mối quan hệ, công cụ quyền lực các chiến lược một điều kiện tiên quyết trong điều kiện hiện nay. Một lập trường chính sách đối ngoạinguyên tắc nghĩaViệt Nam không lệ thuộc vào bất kỳ một thế lực ngoại quốc nào đồng thời không tạo cơ hội cho bất kỳ đối tác nào can thiệp vào hướng đi của mình. Từ quan điểm của Hà Nội, Washington không cần ngăn Việt Nam cho phép Nga quyền tiếp cận các cơ sở quân sự của Việt Nam. Bởi vì Nga không phải là quốc gia duy nhất được sử dụng: Quân đội Mỹ và các đối tác khác bên ngoài đặc biệt Hải quân Ấn Độ đã thường xuyên viếng thăm các căn cứ của Việt Nam cũng hưởng lợi từ hiệp định toàn diện này.

Về lâu dài, việc thực hiện độc quyền và thiên vị với quyền tiếp cận của các lực lượng nước ngoài tới các căn cứ quân sự sẽ có nguy cơ đặt ra tiền lệ nguy hiểm cho Việt Nam. Hà Nội hiện đã ở một vị trí mong manh giữa cuộc ganh đua của các Siêu Cường đang diễn ra và những căng thẳng đang sôi sục tại biển Đông. Hơn nữa, lùi bước hoặc làm bất cứ điều gì trái ngược với chính sách ngoại giao hậu chiến tranh lạnh sẽ giáng một đòn mạnh vào vị thế của Việt Nam trong ASEAN. Điều này đặc biệt đúng khi khối khu vực thiết lập một một bộ tiêu chuẩn được gọi làPhương cách ASEAN, một trong số đónguyên tắc không can thiệp. Washington có thể thấy trước rằng sẽ lợi bất cập hại nếu Mỹ cố gắng tiến vào bãi mìn này.
Nếu muốn vẫn được xem như là một đối tác độc lập trên vũ đài thế giới, Việt Nam sẽ phải tuân thủ trung thành các nguyên tắc chính sách ngoại giao hậu chiến tranh lạnh của mình. Lợi ích của Hà Nội gắn liền với việc tái khẳng định với cộng đồng quốc tế rằng vịnh Cam Ranh mở cửa cho đối tượng bên ngoài đa dạng, dân sự và quân sự. Dù Mỹ phàn nàn, với Việt Nam, tình huống vịnh Cam Ranh chỉ là kinh doanh như thường lệ.

Tóm tắt:
Việt Nam đang bị kẹt giữa chiến lược của các Siêu Cường trên thế giới. Đường lối ngoại giao hiện nay của Hà Nội là vừa đấu tranh, vừa hợp tác để đảm bảo lợi ích quốc gia. Nếu không duy trì tốt chính sách này, Việt Nam có thể đánh mất vị thế hiện tại của mình. Vấn đề vịnh Cam Ranh hiện đang nhức nhối với Mỹ vì tầm quan trọng địa chiến lược tại đây. Tuy nhiên, Hoa Kỳ có thể yên tâm một khi Việt Nam còn kiên trì đường lối ngoại giao của mình.

© 2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info





No comments: