27/06/2015
Bạn có thấy báo chí Việt Nam hiện nay như đống giấy
lộn? Tất cả đều không có một chút gì ý nghĩa. Nếu so sánh báo chí Việt Nam là một
biển thông tin thì những thứ vô bổ trôi dạt lên, những thứ có ý nghĩa vì nhiều
lý do bị chìm xuống.
Trên các trang tin trực tuyến, những cái tít luôn
luôn nổi bật là cướp giật, hiếp dâm, lộ hàng, ngắm vòng 1 siêu khủng… Có bao giờ
bạn tự hỏi: “Sao những chuyện như vầy mà cũng viết được thành bài báo?”
Ví dụ như bản tin về một người đẹp đang xách chiếc túi trị giá vài ngàn USD, nội
dung dài nhưng chỉ xoay quanh chuyện chiếc túi thì đắt tiền và người đẹp sang
trọng bỏ tiền ra mua nó. Rồi chuyện gần đây một thiếu gia Trung Quốc xấu xí tên
Trần Sơn với nhiều trò ngu cũng được nhiều tờ báo thèm thuồng khai thác, tung
hô. Thế mới biết, có tiền, nhiều kẻ vô danh được tung hô một cách kệch cỡm.
Lại nói thêm về cách sử dụng từ ngữ. Những kiểu chữ
nghĩa câu khách rẻ tiền như “Đắng lòng” “Lặng người” “Chết lặng”… nhà báo Việt
Nam bây giờ lấy ở đâu ra? Ở Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền dạy họ ư? Vậy mà
cũng nhiều người, nếu không nói là hầu hết, chủ yếu là giới trẻ thích thú khen
hay, like, và áp dụng luôn vào cuộc sống hằng ngày như một cái mốt thời thượng.
Ngập trong đống thông tin vô nghĩa, thật tội cho những
người độc giả chân chính, họ phải lọc bỏ hàng đống tạp chất mới tìm thấy cái họ
cần. Trong những bài viết có ý nghĩa hiếm hoi, họ đăng lên ý kiến, giải pháp của
mình, hy vọng là những người có trách nhiệm trong vấn đề đó sẽ lưu ý, nhưng tiếc
là chẳng ai thèm quan tâm tới ý kiến của họ. Giáo sư Ngô Bảo Châu đưa ý kiến
nhiều lần mà chính phủ còn không thèm đếm xỉa thì nói chi dân đen.
Toàn những chuyện lá cải tầm phào đầy rẫy trên các
trang tin tức. Có những chuyện cần chia sẻ, cần phẫn nộ thì bị chìm ngập và
lãng quên trong cái thế giới báo chí bẩn thỉu này. Như vụ Ngô Thanh Kiều ở Phú
Yên (2014) bị 5 công an viên bức cung, nhục hình, giết chết bất chấp nạn nhân
kêu oan. Những đứa trẻ đeo khăn tang, người vợ mang bức hình thi thể dập nát của
chồng mình kêu oan trước những ánh mắt nhân viên an ninh trừng trừng vô hồn đe
dọa.
Những tin như vầy thì báo chí không dám đưa, nếu có
thì cũng sẽ dùng từ ngữ ma mị bao che cho tội ác của công an viên. Những bản
tin một chiều, bị kiểm duyệt, thậm chí bị bóp méo một cách trắng trợn vì nhắm
“đụng chạm” tới chính quyền. Chính quyền là luôn đúng mà. Báo chí phải là một
kênh tuyên truyền của Đảng.
Nói đến báo chí Việt Nam hiện nay là nói lên tính
cách người Việt và mối quan tâm của họ ở thế kỷ 21 này. Xã hội Việt Nam hôm nay
chỉ toàn là những người vô cảm, họ thấy nỗi đau của đồng loại mình trước mắt mà
không mảy may động lòng. Ngay cả khi đó là đồng bào của mình. Thậm chí có người
biểu tình chống chặt cây xanh bị côn đồ – nhân viên an ninh chìm kiếm chuyện
đánh đập phải nhập viện có những đứa trẻ trâu hay già trâu vào bình luận như thế
này: “Lấy máu lợn thoa lên giả tạo à. Thù oán ai bị chúng đánh rồi đổ lỗi
cho công an tụi tao hả. Những thằng như mày không tử hình là may rồi đấy.”
Cả một thế hệ bị tẩy não chỉ biết nghe theo lời nhà
nước với chiêu bài chụp mũ tất cả những ai đụng chạm tới quyền lực của họ là
“phản động”, là sản phẩm của thế lực thù địch, bị xúi giục, được trả tiền để
gây mất ổn định cho đời sống bình yên tại quê hương.
Nhưng nói vậy không có nghĩa là không có những nhà
báo có lương tâm. Chỉ là vì họ luôn bị áp lực, sách nhiễu, trấn áp. Những tấm
gương như Kim Quốc Hoa hay Tạ Phong Tần là quá đủ cho họ sợ hãi.
Kim Quốc Hoa – Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi bị
khởi tố, vì cho đăng bài động tới ông thanh tra gì gì đấy, cậu công tử ra Hoàng
Sa gì gì đấy mà tôi cũng sợ nên không dám nêu tên ra ở đây. Sự thật là tôi cũng
sợ sẽ đi tù như ông Kim Quốc Hoa khi đụng tới mấy người này.
Tạ Phong Tần từng là một nhà báo, một chiến sĩ công
an, nhưng vì viết những bài viết chống tham nhũng trên blog mà bị cho thôi việc,
bị bắt tù đày. Những người ra lệnh bắt cô ở Bạc Liêu là ai? Chính là những kẻ
mà cô cáo buộc tham nhũng.
“Viết Công Lý – Sự Thật
Tù mười năm khổ sai
Viết “thư” dâng biển đảo
Tù ấy mấy vạn ngày?” (- Phạm Văn Đồng, 1958)
Tù mười năm khổ sai
Viết “thư” dâng biển đảo
Tù ấy mấy vạn ngày?” (- Phạm Văn Đồng, 1958)
Hỡi những nhà báo chân chính, đừng sợ hãi nữa, hãy
liên minh lại với nhau. Chúng tôi, những độc giả luôn trung thành, ủng hộ các bạn
muốn thấy có một ngày “Ký giả đi ăn mày II” trên quê hương này.
Kantcer
No comments:
Post a Comment