Cát Linh, phóng viên RFA
2015-04-30
2015-04-30
Chương trình sinh hoạt thắp nến “Tưởng niệm
40 ngày quốc hận 30.4” diễn ra vào đêm 29 tháng tư ngay trước toà đại sứ Việt
Nam ở Washington DC. Billy
Khương/VNPS
Kỷ
niệm 40 năm biến cố 30 tháng tư, nhiều người Việt hải ngoại tập trung bày tỏ
tình yêu thương đất mẹ Việt Nam và đồng bào ruột thịt.
Cát
Linh tường trình cuộc canh thức diễn ra vào đêm trước ngày 30 tháng tư năm nay ở
vùng thủ đô Washington DC, Virginia và Maryland.
Chương
trình sinh hoạt thắp nến “Tưởng niệm 40 ngày quốc hận 30.4” diễn ra vào đêm 29
tháng tư ngay trước toà đại sứ Việt Nam ở Washington DC. Đoàn anh, chi, em ca,
nhạc sĩ của trung tâm Asia có mặt để cùng những người Việt lưu vong tổ chức buổi
tưởng niệm tròn 40 năm ngày Sài Gòn thất thủ.
Rất nhiều
những người Việt ở khu vực thủ đô Washington và cả những người từ một số tiểu
bang xa đều tề tựu về. Họ đến rất sớm. Ngay từ khoảng 6 giờ chiều, công viên
phía trước toà đại sứ Việt Nam đã phủ đầy một màu vàng của quốc kỳ VNCH do
chính những người tham gia đêm tưởng niệm mang đến.
“Một
nửa phẫn nộ. một nửa vui mừng. Vui mừng vì cộng đồng của mình đã lớn mạnh và ý
thức được vấn đề quốc gia và cộng sản. Phẫn nộ vì ngày nay đất nước mình vẫn
còn dưới gông cùm cộng sản tang thương. Tôi hy vọng ngày toàn dân đứng lên lật
đổ không xa.” –
Đó lời của ông Nhân, người đã bay từ Texas về Washington DC để tham dự đêm tưởng
niệm 40 năm.
Và ông
Sự, cư dân của vùng Hoa Thịnh Đốn thì cho biết:
“Chúng tôi đến để kỷ niệm ngày buồn nhất, của
mình và của dân tộc Việt Nam”.
Họ đến
không chỉ là lần đầu tiên.
“Nhiều
lần lắm rồi. Cứ có là đi.”
Trong
đêm canh thức nơi xứ người của 40 năm sau ngày 30 tháng 4 lịch sử, bên cạnh những
người trẻ giờ đây có cùng chung tiếng nói, những người may mắn đã đến được bến
bờ tự do, mà còn có cả những mái đầu bạc đã không ngừng nghĩ đấu tranh trong suốt
40 năm qua. Giờ đây, họ đến để ủng hộ và khuyến khích tinh thần cho thế hệ sau.
Như lời của bà Trương Anh Thuỵ, sáng
lập viên nhà xuất bản Cành Nam:
“Tôi
ở đây từ những ngày đầu. Tinh thần của những người di cư và những người xa quê
thì lúc nào cũng nồng nàn với quê hương. Nhất là bây giờ, lòng yêu quê hương
càng dạt dào và thôi thúc hơn. Bây giờ về hưu rồi thì lại trở lại với không khí
cùng với giới trẻ để nối tiếp, khuyến khích họ.”
Khẳng định
như khi chương trình bắt đầu, MC Nam Lộc
đã nói cùng mọi người rằng đêm hôm nay mọi người đến để cùng ôn lại nỗi buồn
trong quá khứ của cuộc đời tị nạn nhưng cũng không quên những người đã nằm xuống
cho chúng ta được sống. cho nên, đêm nay không phải là một đêm của đại nhạc hội.
Người Việt khu vực thủ đô Washington cùng những
người từ một số tiểu bang xa thắp nến diễu hành trước trước toà đại sứ Việt Nam
ở Washington DC. Photo: Billy Khương/VNPS
Bên cạnh
đó, có lẽ một sự khác biệt rõ nhất trong nội dung của chương trình tưởng niệm
tròn 40 năm ngày quốc hận 30.4, đó là mọi người cùng nhau có những chia sẻ về
vi phạm nhân quyền tại Việt Nam của giới trẻ và văn nghệ sĩ đang sinh sống và
trưởng thành tại Hoa Kỳ. Như lời của MC
Thuỳ Dương:
“Đối
với những người trẻ đêm hôm nay là một cơ hội để chúng ta cám ơn những người đã
nằm xuống vì hai chữ tự do và bên cạnh đó chúng ta ở đây để chia sẽ cho con em
chúng ta biết vì sao chúng ta ở đây.”
Điều
này đã được thể hiện xuyên suốt trong 4 giờ diễn ra “Đêm Canh thức và văn nghệ đấu tranh” – một tên gọi khác của chương
trình.
Nhạc sĩ Trúc Hồ phát biểu:
“Đây
là đêm canh thức. chúng ta cùng nhau hát. Chúng ta cùng nhau tưởng niệm ngày đó
tháng đó người thân của chúng ta đã ra đi như thế nào.”
Và nhạc sĩ Nam Lộc, người dẫn chương trình
trong đêm canh thức cũng có trình bày:
“Chúng
ta cùng canh thức, cùng nhắc nhở nhau rằng Mẹ Việt Nam vẩn đang khổ đau dưới
ách thống trị của ĐCS, người dân trong nước vẫn đang sống trong nhục nhằn, tủi
hận”
Đúng
như mong mỏi của nhạc sĩ Trúc Hồ, sân khấu nhỏ trong khuôn viên trước toà đại sứ
Việt Nam vang dội những bài hát về nỗi buồn lưu vong, những ca khúc đấu tranh
cho dân tộc, nhân quyền. Không chỉ ca sĩ của trung Asia, mà toàn thể những người
đứng quanh sân khấu cùng hát vang:
“Cảm
giác như là mình đặt tâm trạng của mình trong bài hát đó. Rất là thích.” Chi Phương, đến từ
Wahsington DC cho biết.
Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng nhận định:
“Đây
là ngọn lửa tự do. Hôm nay ngày linh thiêng của dân tộc. chúng ta có mặt ở
đây từ khắp nơi, có mặt ở đây vì một lý do duy nhất, chúng ta thề mang ngọn lửa
tự do này về trên đất nước Việt Nam của chúng ta. Tự do, dân chủ, nhân quyền
cho Việt Nam.”
Đoàn
người nối tiếp nhau đi vòng quanh sân khấu chính. Trên tay mỗi người là một ngọn
lửa nhỏ. Rồi những ca khúc chất chứa tình yêu quê hương dân tộc, và cả sự căm hờn
đau đớn được hát vang như “Thiên thần trong bóng tối” / “Đáp lời sông núi”/
“Anh là ai”/ “Việt Nam tôi đâu”/”Một ngày Việt Nam”… được hát vang, ngạo nghễ
và oai hùng.
------------------------
Tin, bài liên quan :
Nguyễn
Khanh, RFA
2015-04-30
2015-04-30
Lễ tưởng nhớ những chiến binh hy sinh ở chiến trường Việt
Nam ở thủ đô Washington DC hôm 30/4/2015.
RFA
Nhân
dịp tưởng niệm ngày 30 tháng Tư năm nay, một trong những sinh hoạt của Cộng Đồng
Người Việt Hải Ngoại là tổ chức buổi lễ tưởng nhớ những chiến binh Mỹ hy sinh ở
chiến trường Việt Nam. Từ địa điểm buổi lễ ở thủ đô Washington.
Hy
sinh cho tự do
Trước
lễ đài, mọi người bùi ngùi nhớ đến 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ hy sinh ở chiến trường
Việt Nam, những người đã chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng tự do.
Phần
lớn những người nằm xuống là những thanh niên rất trẻ, trong đó có những người
mới tốt nghiệp trung học, cũng có người vừa học xong đại học, cũng có người mới
lập gia đình, và cũng có người nằm xuống mà không nhìn thấy mặt của đứa con đầu
lòng.
Trưởng
Ban tổ chức, Cô Nguyễn Thị Ngọc Giao
cho biết:
“Buổi
lễ ngày hôm nay là để tưởng niệm 40 năm ngày 30/04/1095, là ngày chúng ta – những
người miền Nam Việt Nam bị mất nước vào tay cộng sản. Cho đến ngày hôm
nay vẫn còn rất nhiều người tại Việt Nam phải chịu đau khổ dưới chế độ cộng sản.
Nhưng
hôm nay tại Tượng đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington DC chúng ta
tỏ lòng cảm ơn những người đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.
Ngoài
các chiến sĩ Hoa Kỳ, chúng ta còn trân trọng vinh danh và ghi ơn các chiến sĩ
Quân lực Việt Nam Cộng hòa và tất cả các chiến sĩ Đồng Minh. Điều này một lần nữa
muốn nói rõ rằng chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến giữa những người Việt với cộng
sản.
Và
chúng ta hôm nay đứng đây cám ơn các chiến sĩ Hoa Kỳ và Đồng Minh đã chiến đấu
cùng với chúng ta; trong khi đó cuộc chiến chống lại cộng sản tại Việt Nam vẫn
còn đang tiếp diễn.
Với
chiếc ba lô đeo sau lưng và khẩu súng cầm trong tay, họ bước lên máy bay rời nước
Mỹ để đến một vùng đất thật xa lạ mang tên Việt Nam, vùng đất mà có lẽ hầu hết
đều không biết nằm ở vị trí nào trên bản đồ thế giới.
Vì
lý tưởng bảo vệ tự do, họ chấp nhận rời mái nhà thân yêu, giã từ người thân, để
đi đến vùng đất xa lạ đó, hãnh diện cầm súng chiến đấu với những người không
nói chung ngôn ngữ, không cùng một màu da với họ.
Ông
Cựu quân nhân Mỹ tên Grant McLure kể
lại câu chuyện này với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi:
“Tôi
là Grant McLure, trưởng toán liên lạc với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Làm việc
trong nhóm chúng tôi có những người Việt Nam. Nhóm gồm cả cố vấn quân sự lẫn
dân dự, chẳng hạn như tôi làm việc với toán quân y phục vụ ở Ban Mê Thuột từ
1969 đến 1971. Hôm nay chúng tôi có mặt ở đây để bày tỏ lòng kính trọng với những
binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng tôi đã có dịp làm việc chung trong thời chiến
tranh”.
Những
kỷ niệm chiến trường
Nhiều
mẩu chuyện ngắn ngủi khác cũng được nhiều người kể lại khi nói về người bạn đồng
minh của mình 40 năm trước đây. Có người nhắc lại lần đầu tiên đi hành quân
chung với anh lính Mỹ, có người nhắc lại chuyến trực thăng đổ quân xuống giữa rừng
già do một anh phi công Mỹ cầm lái, cũng có người nhắc lại chuyện từng cầm máy
truyền tin gọi cho đơn vị pháo binh Hoa Kỳ để nhờ bắn yểm trợ.
Nhưng
quan trọng nhất, điều mà những người Việt có mặt trong buổi lễ tưởng niệm muốn
nói đến vẫn là tình đồng đội giữa người lính Việt Nam Cộng Hòa và người lính Mỹ.
Riêng
với ông Trần Ngọc Huế, kỷ niệm mà
ông bao giờ quên là những ngày sát cánh cùng các người bạn đồng minh trong trận
chiến kéo dài nhiều ngày để lấy lại thành phố Huế:
“Tôi
muốn kể lại một kỷ niệm mà tôi với người cố vấn Mỹ của tôi hồi tôi chỉ hy Đại đội
Hắc Báo trong trận Mậu Thân để đánh tan sự chiếm đóng của quân cộng sản tại
thành phố Huế.
Tuần
đầu tiên thì chúng tôi, Đại đội Hắc Báo, không có cố vấn vì cố vấn trưởng của
tôi lúc đó phải chống cự với sự tấn công của quan cộng sản tại căn cứ ở phía
Nam Sông Hương. 10 ngày sau thì ông cố vấn này đã qua với chúng tôi; và lúc đó
chúng tôi rất vui mừng là đã có một người bạn đồng minh ở bên cạnh hổ trợ để
cùng nhau chia sẻ những gánh nặng như là tải thương, như là yêu cầu những phi
pháo của phía Mỹ.
Chúng
tôi rất là cám ơn những người đồng minh đó từ phía Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ
và Sư đoàn 101 Nhảy dù của Mỹ đã cùng các quân binh chủng của Quân lực Việt Nam
Cộng Hòa đã lấy lại Thành Huế sau 26 ngày đêm bị quân cộng sản vây hãm, đem lại
sự thanh bình cho người dân Huế cho đến năm 1975.”
Bùi
ngùi, xúc động
Không
ai bảo ai, trong nhìn ánh mắt của những người tham dự, mọi người dường như muốn
nói lên rằng điều đau buồn nhất là cuộc chiến Việt Nam đã không được quyết định
ở chiến trường, mà lại được quyết định ở chính trường Washington.
Những
ánh mắt đó như thầm bảo không chỉ người lính của quân đội miền Nam mà ngay
chính những người lính Mỹ đã phải chiến đấu, chấp nhận mọi gian khổ, kể cả chấp
nhận hy sinh chính thân xác của chính mình, cũng không được quyền chiến thắng.
Vì
thế, ánh mắt của những người Việt có mặt trong buổi lễ tưởng niệm như thầm bảo
với những người bạn Mỹ đã nằm xuống cho lý tưởng tự do rằng: chúng tôi không
bao giờ quên những gì bạn đã làm cho đất nước chúng tôi, và xin hứa với các bạn
rằng con đường chúng ta đã đi dù còn dài đến đâu đi chăng nữa, nhưng cuối cùng,
chắc chắn chúng tôi sẽ đi cho đến đích.
Buổi
lễ không chỉ là dịp để Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại cám ơn sự hy sinh cao cả
của những người bạn đồng minh Hoa Kỳ, mà cũng là dịp để một số binh sĩ Mỹ gặp
nhau, nhắc lại đoạn đường chiến đấu mà họ đã trải qua, đặc biệt với toán binh
sĩ của Đại Đội C, Trung Đội 3, Tiểu đoàn 1/9 Thủy Quân Lục Chiến, ngày 30 tháng
Tư năm nay là dịp để họ nhắc lại cũng ngày này 40 năm trước đây, họ chính là
toán binh sĩ Mỹ cuối cùng lên chiếc trực thăng cất cánh từ Tòa Đại Sứ Mỹ:
“Chúng
tôi thuộc toán binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến cuối cùng được đưa vào Saigon hôm 25
tháng Tư 1975, giữ trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Tòa Đại Sứ Mỹ. Anh em chúng
tôi hãnh diện đã làm tròn trách nhiệm cho tới phút chót, đồng thời cũng hãnh diện
đá giúp di tản được một số người ra khỏi Việt nam vào giờ chót”.
Một
cựu quân nhân trong toán là ông Carl Stroud còn cho chúng tôi xem hình chụp 2
lá cờ, một Mỹ, một Việt Nam Cồng Hòa, mà ông mang ra được từ Tòa Đại Sứ. Hai lá
cờ này hiện đang được giữ ở Viện Bảo Tàng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Cũng
cần nói thêm là ngoài 58,000 binh sĩ Mỹ hy sinh ở chiến trường Việt Nam còn có
gần 2,000 binh sĩ nằm trong danh sách mất tích.
40
năm sau ngày cuộc chiến kết thúc, các toán tìm kiếm mới thu nhặt được hơn 700
thi hài, và không thể biết đến bao giờ mới tìm được hài cốt của những người
lính cuối cùng, để đưa họ về an nghỉ ở nơi mà họ đã sinh ra, lớn lên và trưởng
thành, trước ngày họ rời quê nhà để lên đường sang Việt Nam chiến đấu.
(Nguyễn
Khanh, tường trình từ Washington).
No comments:
Post a Comment