Hải Ninh, phóng viên RFA
2015-04-30
2015-04-30
Mạng lưới
Nhân quyền Việt Nam, có trụ sở ở bang California, Mỹ, chuẩn bị công bố báo cáo
về tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2014. Hải Ninh có bài phỏng vấn với tiến
sĩ Nguyễn Bá Tùng, điều hợp viên của mạng lưới. Mở đầu, ông Bá Tùng cho biết điểm
đáng chú ý nhất trong báo cáo nhân quyền năm nay như sau:
Nguyễn
Bá Tùng: Thưa
quý khán thính giả, thì cũng như mọi năm, báo cáo nhân quyền tiếp theo nói lên
sự vi phạm nhân quyền của nhà nước đối với người dân ở trong nước. Nhưng mà như
chị cũng đã biết năm 2014 có nhiều hoạt động của giới đấu tranh nhân quyền, cho
nên song song nói đến những cái vi phạm, chúng tôi còn nói đến những hoạt động
của những anh chị đấu tranh cho nhân quyền ở trong nước, đó là điểm đặc biệt của
báo cáo năm nay. Như chị đã biết, trong năm 2013 thì vấn đề bạo hành đối với những
nhà đấu tranh nhân quyền ít hơn năm 2014. Chúng tôi có thể nói rằng không có một
nhà đấu tranh nhân quyền ở Việt Nam trong năm 2014 khi xuất hiện mà không chịu
sự hành hạ, truy đuổi và bạo hành của nhà nước. Đó là cái điểm hạn chế, cái sự
gia tăng của nhà nước đối với những nhà đấu tranh nhân quyền ở trong nước. Năm
2014 có những phong trào như “nhà báo độc lập” được hình thành, rồi chiến dịch
“chúng tôi muốn biết”, rồi những cái cà phê nhân quyền. Tất cả những hoạt động
sôi động đó làm cho người trong nước và đặc biệt chúng tôi ở Hải ngoại cũng cảm
thấy nức lòng vì chúng tôi biết rằng cái công cuộc đấu tranh ở trong nước càng
ngày càng nhịp nhàng hơn, càng có tổ chức hơn. Đó là cái câu trả lời của
chúng tôi đối với câu hỏi của chị.
Hải
Ninh: Thưa
ông, dường như các nhóm hoạt động nhân quyền trong nước đang ngày càng trưởng
thành tuy nhiên đi kèm với nó là sự đàn áp của giới chức trong nước. Vậy mạng
lưới nhân quyền có thể giúp gì cho những nhà hoạt động ở Việt Nam?
Nguyễn
Bá Tùng: Các
nhà đấu tranh ở trong nước khi dấn thân vào con đường nguy hiểm này thì đều đã
chấp nhận những rủi ro những đau khổ của việc đấu tranh. Còn chúng tôi ở ngoài
này, những người ở hải ngoại có nhiệm vụ phụ trợ, phụ trợ bằng nhiều cách.
Chúng tôi có thể tiếp xúc với các giới hữu trách ở các quốc gia ở giới dân chủ,
các tổ chức nhân quyền quốc tế để mà qua họ mình gây áp lực được với nhà nước
Việt Nam trong vấn đề nương tay với nhà đấu tranh trong nước. Tôi nghĩ đó là những
điều mình chỉ có thể làm được như vậy thôi.
Hải
Ninh: Xin
trở lại báo cáo năm 2014 của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Trong 6 năm kể từ
khi ra báo cáo này, ông có thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam có thay đổi gì
không và thay đổi theo chiều hướng nào?
Nguyễn
Bá Tùng: Nói
một cách cụ thể hơn, chẳng hạn như so sánh năm 2013 và 2014 và báo cáo nhân quyền
của mạng lưới nhân quyền nêu lên thì chúng tôi thấy vấn đề đàn áp nhân quyền
càng tồi tệ hơn. Không phải là chúng tôi nói theo kiểu tuyên truyền mà chúng
tôi có những con số. Chẳng hạn như án tử hình, số người bị kết án tử hình và chờ
ngày thi hành án là 742 người, tăng hơn 58 người so với thời ký đó năm 2013. Rồi
vấn đề bạo hành của công an, trong năm 2013 chúng tôi ghi nhận 13 trường hợp
người dân bị chết trong đồn công an, nhưng trong năm 2014 có thêm 24 trường hợp.
Rồi vấn đề đối với những nhà đấu tranh cho nhân quyền thì như tôi nói khi nãy,
chúng tôi có thể nói rằng không có nhà đấu tranh nhân quyền nào ở trong nước
trong năm 2014 mà không có một lần bị công an truy đuổi rồi là hành hung. Rồi vấn
đề buôn người chẳng hạn, thì trong 6 tháng đầu năm năm 2014 so với 6 tháng
trong năm 2013 tăng thêm 16%. Đó là số liệu của nhà nước. Thì như vậy đó là một
vài con số để cho thấy rằng vấn đề nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2014 nó tồi
tệ hơn trong năm 2013.
Hải
Ninh: Theo
như ông nói thì có vẻ như tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tăm tối.
Tuy nhiên, Việt Nam đã gia nhập hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc, chẳng phải
những động thái bắt bớ, đàn áp trên khiến bộ mặt của họ xấu đi hay sao?
Nguyễn
Bá Tùng: Thật
sự như thế này chị, không phải nhà nước không biết điều đó, vì họ biết được điều
đó nên họ làm mọi cách để mà có một bộ mặt tôn trọng nhân quyền. Chẳng hạn như
đối với vấn đề tù nhân, trong năm 2014 họ đã thả 12 tù chính trị, nhưng đồng thời
họ đã bắt vào 55 người và kết án 44 người. Nói giống như ông Brad Adams của
Human Rights Watch có nói đó, cái việc làm nhà nước giống như cái cộng quay, ra
đường này vô đường khác. Rồi vấn đề cho phép tập hợp quyền biểu tình, trong lúc
nhà nước muốn làm đẹp hình ảnh của mình cho những nhóm đồng tính luyến ái diễu
hành trên đường phố Sài Gòn Hà Nội, nhưng đồng thời họ lại bắt bớ những người
biểu tình chống đối Trung Quốc xâm lược, đòi tự do ngôn luận. Nói tóm lại là
nhà nước cố gắng hết sức để chứng tỏ rằng mình tôn trọng nhân quyền với vai trò
của một thành viên của hội đồng nhân quyền, nhưng đồng thời đó là những cố gắng
nửa vời, không thành thực, tôi nói những điều đấy, nhà nước không thành thực
trong vấn đề cải thiện vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Họ muốn giữ cái độc quyền
là Đảng chính trị, muốn độc tôn vấn đề lãnh đạo chính trị, thì không có cách
nào khác bằng cách bóp miệng người dân, không cho người dân nói. Để bảo đảm quyền
độc tôn lãnh đạo chính trị họ phải đàn áp, đó là cái điều tất yếu.
Hải
Ninh: Trong
báo cáo, ông có đưa ra những khuyến nghị dành cho chính phủ Việt Nam. Theo ông,
chính phủ Việt Nam có thể thực hiện điều nào trong danh sách khuyến nghị đó để
có thể cải thiện đáng kể bộ mặt nhân quyền của Việt Nam?
Nguyễn
Bá Tùng: Tôi
nghĩ rằng cái tiên quyết nếu nhà nước có quyết tâm là điều 4 hiến pháp. Điều 4
hiến pháp là cái nguồn gốc của mọi sự xấu, tất nhiên là họ bảo vệ quyền lãnh đạo
của Đảng, và vì muốn bảo vệ sự độc tôn lãnh đạo của Đảng và họ đã tìm mọi cách
để bóp nghẹt tiếng nói của người dân, từ mọi quyền, quyền tự do ngôn luận, tự
do hội họp, tự do báo chí, tất cả mọi thứ quyền đã được quy định trong Tuyên
ngôn dân quyền họ đều bóp nghẹt, bởi vì họ muốn họ là lực lượng lãnh đạo duy nhất
như hiến pháp hiện nay ở điều 4 quy định. Đó là điều mà tôi thấy đó là nguồn gốc
của mọi sự việc.
Hải
Ninh: Báo
cáo cũng đưa ra khuyến nghị đối với thế giới và các tổ chức quan tâm. Đó là những
khuyến nghị gì, thưa ông?
Nguyễn
Bá Tùng: Trong
khuyến nghị của bản báo cáo năm nay chúng tôi có nói đến một cái trường hợp cụ
thể đối với chính quyền Hoa Kỳ chẳng hạn. Chính quyền Hoa Kỳ thì có nhiều cái
đòn bẩy để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam chẳng hạn như là hiệp ước
xuyên Thái Bình Dương Mậu Dịch đó thì nếu như nhà nước Hoa Kỳ mà đặt vấn đề
nhân quyền là một giá trị như truyền thống của họ, thì họ có thể ép buộc nhà nước
Việt Nam tôn trọng một cách cụ thể chẳng hạn như thả tù chính trị, vấn đề quyền
của người công nhân phải được ghi vào trong cái hiệp định về Mậu dịch Xuyên
Thái Bình Dương. Đó là những điều mà chính phủ Hoa Kỳ có thể làm được.
Hải
Ninh: Vâng,
xin cảm ơn ông đã dành cho đài Á châu Tự do cuộc phỏng vấn này.
Tin,
bài liên quan :
No comments:
Post a Comment