04:56:am 31/05/15
“Malacca
dilemma” nghĩa là gì?
Đối với Trung Quốc, đây là tiếng lóng mà giới lãnh đạo
Cộng Sản tại Bắc Kinh, trong đó có cả cựu Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào, thuờng dùng để
ám chỉ tình hình bất ổn khủng hoảng của Trung Quốc sẽ xảy ra như thế nào khi nền
kinh tế – an ninh quốc phòng của Trung Quốc lâm vào cảnh không đủ dầu hỏa để
tiêu dùng do lượng dầu hỏa nhập khẩu chở về cho Trung Quốc bị thiếu hụt , sụt
giảm hoặc bị gián đoạn hoàn toàn
Đối với Hoa Kỳ, các chiến lược gia quân sự tại
Washington dùng tiếng lóng này, “Malacca dilemma,” để ám chỉ CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ
của Trung Quốc tại biển Đông.
(Riêng đối với các chiến lược gia về kinh tế, thì
thành ngữ “Malacca dilemma,” ám chỉ sự lệ thuộc hoàn toàn của nền kinh tế,
chính trị, quốc phòng Trung Quốc đối với số lượng nhập khẩu dầu hỏa chuyên chở
từ khắp nơi về Trung Quốc.)
Tại
sao gọi là “Malacca dilemma”?
Nghĩa Việt từ tiếng Anh, “dilemma” tạm hiểu là tình
huống bất ổn, tình huống khó xử. Còn “Malacca” chính là tên của TRỤC LỘ HÀNG HẢI
CHUYÊN CHỞ 80% tổng số dầu nhập khẩu từ các nơi về cho Trung Quốc, có đôi khi
còn được gọi là “Straits of Malacca.” Trục lộ này vận chuyển khoảng trên năm
triệu thùng dầu mỗi ngày cho nên kinh tế bùng phát tăng trưởng của Trung Quốc.
Hình 1: Đường vận chuyển dầu hỏa về cho Trung Quốc qua
ngã Malacca (vòng tròn đỏ)
I.
“Malacca dilemma” là ảo ảnh hay là hiện thực của Trung Quốc?
Trước hết, Hồ Cẫm Đào là một người hết sức thực tiển.
Ông ta thừa hiểu sự phát triển kinh tế là sự sống còn về mặt quyền lực của Đảng
Cộng Sản tại Trung Quốc, thế nhưng sự tăng trưởng quá nhanh về kinh tế của
Trung Quốc cần một năng lượng khủng khiếp, nhất là về mặt dầu hỏa khí đốt.
Biểu đồ về cung – cầu
dầu hỏa của Trung Quốc
Câu hỏi mà ông Hồ Cẫm Đào đặt ra khi còn đương nhiệm
chức Chủ Tịch Nước là ông phải làm gì để đối phó trước tình huống (dilemma)
Trung Quốc không thể có trên năm triệu thùng dầu nhập khẩu chở về cho Trung Quốc?
Từ đó, thành ngữ “Malacca dilemma” trở nên nỗi ám ảnh của tất cả những tay lãnh
đạo Cộng Sản chóp bu tại Bắc Kinh.
Trung Quốc đã ráng gia tăng lượng dự trữ dầu hỏa của
chính phủ phòng khi ứng biến. Bảng tổng kết chiến lược dự trữ dầu hỏa –
Strategic Petroleum Reserve (SPR) do Bắc Kinh cho thấy, mặc dù Trung Quốc
cố gắng gia tăng nhập khẩu dầu từ Nga, từ Iran, các nước Cộng Hòa Liên Xô cũ để
sử dụng ống dẫn dầu lục địa, giảm bớt lệ thuộc dầu hỏa từ con đường vận tải
hàng hải Malacca nhưng các ống dẫn dầu lục địa cũng chỉ cung ứng 20% đến 22% tối
đa tổng lượng dầu nhập khẩu mà Trung Quốc cần, tất cả 80% còn lại điều phải đi
qua hải lộ Malacca.
Biểu đồ dưới đây cho thấy tổng số dầu nhập từ Nga,
Iran và Kazakhstan không quá 22% (black mark):
(Cũng xin lưu ý là hai quốc gia Nga & Iran hiện
đang nằm trong tình trạng chế tài ngặt nghèo của Washington khiến cho trữ lượng
dầu nhập khẩu về cho Trung Quốc từ hai nơi này bị giới hạn rõ rệt dù rằng cho đến
nay, Washington đã dễ dãi làm ngơ cho Trung Quốc gia tăng mua dầu từ hai quốc
gia này. Tuy nhiên, nguy cơ bị gián đoạn về cung ứng dầu từ hai quốc gia này do
áp lực quốc tế và từ Washington lúc nào cũng là mối lo canh cánh bên lòng của Bắc
Kinh.)
Để hiểu rõ hơn nỗi ám ảnh của Bắc Kinh nếu dầu hỏa
nhập khẩu bị gián đoạn, giới kinh tế gia đã đưa ra các con số thống kê tiêu thụ
dầu hỏa của nền kinh tế Trung Quốc năm 2009 được thông báo bởi Bắc Kinh như
sau:
Nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng
nhanh (6%–8%) thì sự lệ thuộc vào xăng dầu sẽ không dừng lại ở mức 52 % như năm
2009 mà sẽ lần hồi vượt qua mức 60% không cách gì cản trở. Do đó, tuyến đường
Malacca chuyên chở dầu hỏa càng trở nên quan trọng đến sự sống còn của nền kinh
tế Trung Quốc.
Malacca
dilemma : Chuyện gì sẽ xảy ra nếu lượng xăng dầu nhập khẩu về cho Trung Quốc
qua ngã bị thiếu hụt?
Các chiến lược gia Bắc Kinh, kinh tế lẫn quân sự
phán đoán Trung Quốc sẽ ra sao theo mức độ thiếu hụt xăng dầu nhập khẩu qua ngã
Malacca như sau:
a. Thiếu hụt 5% đến 10% (thiếu hụt khoảng 250 ngàn thùng đến 500 ngàn thùng
mỗi ngày): Giá xăng dầu tại Trung Quốc sẽ bắt đầu vượt lên một rưỡi cho đến gấp
năm và chính phủ trung ương phải mở kho dự trữ để bù vào 5% -10% thiếu hụt nhằm
tránh mọi hoạt động giao thông chuyên chở bị tê liệt. Lạm phát phi mã và rối loạn
tài chánh bắt đầu.
Tuy nhiên, giới chiến lược gia biết rằng Bắc Kinh sẽ
co cụm và mở kho dự trữ xăng dầu rất nhỏ giọt vì còn phải đề phòng những biến cố
đường dài trong khi lượng dự trữ dầu hiện chưa quá 200 triệu thùng. Bắc Kinh cần
phải biết chắc nguyên do thiếu hụt dầu qua ngã Malacca sẽ kéo dài trong bao lâu
trước khi xuất kho rộng rãi tiếp ứng. Nếu Bắc Kinh cho rằng hay đoán rằng tình
trạng thiếu hụt lượng dầu nhập khẩu qua ngã Malacca từ 5% đến 10% là dài hạn
thì chắc chắc, Bắc Kinh sẽ tiếp ứng theo dạng phân phối ưu tiên. Nếu vậy, Kinh
tế Trung Quốc chầm chập bị tê liệt.
b. Thiếu hụt trên 10% đến 25% (thiếu hụt khoảng 500 ngàn thùng đến 1,35 triệu
thùng mỗi ngày): Giao thông vận tải của Trung Quốc bị tê liệt hoàn toàn bất kể
chính phủ có xuất kho dự trữ xăng dầu hay không. Trước tình huống này, Bắc Kinh
sẽ ra lệnh quân đội kiểm soát tình trạng phân phối bảo vệ xăng dầu. Các ngành sản
xuất công nghiệp bắt đầu bị tê liệt hoặc là do giao thông vận tải bị tê liệt,
hoặc là do sự phân phối xăng dầu ngặt nghèo từ trung ương nên trì trệ thiếu dầu
hoạt động. Nhân Dân tệ của Trung Quốc hòan toàn vô giá trị, tất cả các ngân
hàng bị lao vào khủng hoảng tài chánh vì tiền tệ mất giá phi mã. Đói kém và
khan hiếm lương thực bắt đầu xuất hiện do giao thông phân phối bế tắt.
Đảng Cộng Sản Trung Quốc cùng với quân đội phải đối
phó với nội loạn do xáo trộn kinh tế gây ra như tê liệt giao thông dẫn đến thiếu
thốn lương thực tại thành thị, cúp nước cúp điện do thiếu dầu bơm …vân vân
c. Thiếu hụt trên 25% cho đến 50%(thiếu hụt trên 1,35 hai thùng mỗi ngày) :
Kinh tế của Trung Quốc hoàn toàn bị tê liệt ở mọi mặt, mọi ngành và không có biện
pháp nào có thể cứu vãn trừ phi tình trạng thiếu hụt xăng dầu từ nhập khẩu qua
ngã Malacca nhanh chóng chấm dứt. Trung Quốc hoàn toàn toàn lao vào nội loạn.
Quân đội cần phải khống chế xăng dầu cho những lý do quốc phòng.
Giới lãnh đạo Cộng Sản tại Bắc Kinh hiểu quá rõ
Trung Quốc không thể có một ngày thiếu dầu cho tiêu dùng , nhất là đối với một
nền kinh tế phát triển từ 6% đến 8% , hiện đang có khoảng gần 30 triệu chiếc xe
hơi uống xăng mỗi ngày, gần 17 triệu chiếc xe tải cũng không thể ngừng chuyên
chở trên xa lộ, và 11 triệu chiếc xe buýt (bus) cho giao thông công cộng. Bế tắt
về giao thông, đình trệ về chuyên trở, kinh tế của Trung Quốc đủ để quỵ ngã và
rối loạn. Đó là chưa kể mọi ngành công nghiệp điều uống dầu như uống nước ( cần
3,27 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2009 như bản thống kê nêu ở trên.)
“MALACCA DILEMMA” IS REAL!
II.
Tại sao thành ngữ “Malacca dilemma” được Hoa Kỳ dùng dể ám chỉ chiến lược quân
sự của Trung Quốc tại biển Đông?
Dưới ánh mắt của các chiến lược gia (think tank)
quân sự của Hoa Kỳ thì những hành động quân sự, chiến thuật chiến lược quân sự
của Trung Quốc tại biển Đông là những biên pháp mà giới lãnh đạo Cộng Sản Bắc
Kinh muốn thi hành để hạn chế “Malacca dilemma” xảy ra một cách tối đa.
Nói một cách
khác , “Malacca dilemma” là chiến lược quân sự của Trung Quốc tại biển Đông, là
những biện pháp mà Trung Quốc đưa ra để giảm thiểu tối đa nguy cơ “Malacca
dilemma” có thể xảy ra. Mục tiêu của chiến lược “Malacca dilemma” , theo Hoa
Kỳ là gia tăng khả năng của Trung Quốc bảo vệ & khống chế tuyến đường vận
chuyễn dầu hỏa nhập khẩu ngang biển Đông về cho Trung Quốc.
Để làm được điều này, Trung Quốc cần phải gia tăng
hiện diện hải quân tại Bangladesh & Ấn Độ Dương (phía trước ngã Malacca),
Hoàng Sa, Trường Sa (phía sau ngã Malacca). Có như vậy, Trung Quốc mới có đủ khả
năng can dự giải quyết mọi biến cố, mọi nguy cơ dẫn đến tuyến đường dầu hỏa qua
ngã Malacca bị gián đoạn.
a. Phía trước ngả Malacca:
Hiện Bangladesh là đồng minh quân sự của Trung Quốc,
đang được Trung Quốc sản xuất hai chiếc tàu ngầm cũng như đang được Trung Quốc
bỏ chín tỷ Mỹ kim để xây cảng nước sâu có thể dùng cho quân sự lẫn dân sự có
tên là Chittagong. Cảng này cũng có luôn đường rày (rail) chạy thẳng từ cảng
qua Trung Quốc.
Như vậy, trong trường hợp phía trước ngã Malacca có
vấn đề, không những Hải quân Trung Quốc có thể từ cảng Chittagong chạy tới can
thiệp mà dầu hỏa có thể tấp bến Chittagong rồi theo đường rày mới này mà chở về
Trung Quốc. Cũng có thể tương lai, Trung Quốc xây cả hệ thống dẫn dầu từ cảng
Chittagong song song với đường rày về Trung Quốc.
Trung Quốc cũng đã bỏ ra 1 tỷ Mỹ kim đề xây dựng cảng
nước sâu Hambantota ở Sri Lanka (hình 2) để các tàu chở dầu về Trung Quốc từ hướng
vùng Vịnh Trung Đông có thể cập bến nghĩ ngơi. Cảng Hambantota cũng có cả sự hiện
diện của các tàu Hải quân Trung Quốc, lấy cớ là để phòng chống hải tặc nhưng thật
ra là để hộ tống tàu chở dầu cũng như thao dược cho sức mạnh Hải quân trong chiến
lược ứng phó “Malacca dilemma” của mình.
Với hai bến cảng Chittagong của Bangladesh và
Hambantota của Sri-Lanca nối liền hổ trợ cho nhau, Hải quân Trung Quốc đủ sức
giám sát, hộ tống, can thiệp hoặc đe dọa mọi quốc gia muốn dùng sức mạnh quân sự,
ngoại giao hay muốn dùng lợi thế về địa giới để khống chế, ngăn cản hoặc cấm vận
Trung Quốc khiến lượng dầu nhập khẩu không thể chở về Trung Quốc được đầY đủ an
toàn.
Tuy chỉ là mới tiến hành cho nên sự hiện diện hải
quân Trung Quốc phía trước ngã Malacca chưa được rõ rệt và hùng mạnh hoàn toàn,
nhưng tương lai, nếu không có gì ngăn trở, thì chắc chắn hàng không mẫu hạm và
tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc sẽ có mặt thuờng xuyên ngay phía trước ngã
Malacca.
a. Phía sau ngả Malacca:
Phía sau ngã Malacca thì Việt Nam & Phi Luật Tân
là hai quốc gia quan trọng mà Trung Quốc cần phải đối phó khống chế hoàn toàn
nhăm đảm bảo an toàn cho con đường dầu hỏa của mình. Trong đó, Việt Nam nổi bật
lên là quốc gia có đủ điều kiên về địa lợi để khống chế con đường dầu hỏa của
Trung Quốc.
Hải phận của Việt Nam kéo dài song song với đường vận
chuyển dầu hỏa qua ngã Malacca nên thuận tiện cho việc quan sát, ngăn cấm hoặc
bắn phá từ trong đất liền. Hai quần đảo Trường Sa & Hoàng Sa của Việt Nam nằm
ngay trên trục lộ vận chuyển dầu hỏa chở về Trung Quốc (hình 1,) cho nên Trung
Quốc cần phải chiếm đóng, kiểm soát hoàn toàn hai quần đảo thì mới có thể an
tâm trong chiến lược quân sự nhằm đối phó “Malacca dilemma.”
Dưới sự phân tích của giới quân sự Trung Quốc, nếu
Việt Nam có thể hiện diện Hải quân tại Trường Sa thì mọi vận chuyển dầu hỏa của
Trung Quốc sẽ bị nắm cán trong trường hợp hai nước Việt Nam – Trung Quốc xung đột
giao tranh; nhất là khi Việt Nam có cơ hội hiện đại hóa hàng ngũ tàu tuần
duyên, chiến hạm của mình, cũng như hiện đại hóa hệ thống pháo kích tên lửa từ
đất liền (strategic land to sea missle) do Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và các nước đồng
minh của Hoa Kỳ giúp đở.
Các tướng lãnh Trung Quốc cho rằng nếu Việt Nam cứ
tiếp tục bắn chìm các tàu chở dầu về cho Trung Quốc dựa vào địa thế duyên hải
thuận lợi thì về lâu về dài, Trung Quốc dù khổng lồ nhưng bị quỵ ngã vì kinh tế
thiệt hại, chậm lại và bị tê liệt từ từ (“Malacca dilemma” như đã giải thích phần
I.) Giới quân sự Trung Quốc coi Việt Nam như là con dao ngay cần cổ. Địa thế của
Việt Nam giúp Việt Nam có cơ hội nắm lấy yết hầu vận chuyển dầu hỏa của Trung
Quốc và vì vậy, Trung Quốc bằng mọi giá phải tiêu diệt mọi khả năng quân sự của
Việt Nam trong nỗ lực đối phó với “Malacca dilemma.”
“Malacca
dilemma” liên quan trực tiếp đến an nguy quốc phòng của Việt Nam. Cộng Sản Hà Nội đã tìm đủ mọi cách để trấn an Trung Quốc là Hà Nội sẳn
sàng quy lụy, sẳn sàng thuần phục Bắc Kinh và sẽ không bao giờ gây nguy hại đến
sự an toàn vận chuyển dầu hỏa của Trung Quốc. Thế nhưng, giới lãnh đạo Bắc Kinh
không thể nào hớ hênh tin tưởng Việt Nam được vì đường dầu hỏa là YỂT HẦU SINH
TỒN của cả Trung Quốc. Cho nên, Trung Quốc dù hiện nay chấp nhận sự thần phục của
Cộng Sản Hà Nội ngoài bề mặt nhưng vẫn chuẩn bị lực lượng quân sự Không – Hải
khổng lồ áp sát Việt Nam mong sẽ làm Việt Nam tê liệt nhanh chóng nếu điều kiện
chính trị cho phép Trung Quốc giao tranh với Việt Nam.
Tóm lại, bất luận Hà Nội có quy lụy phục tùng Bắc
Kinh cở nào đi chăng nữa, trước hay sau gì, sức mạnh quân sự đang có của Cộng Sản
Hà Nội cũng bị Bắc Kinh bẻ gãy, tiêu diệt.
Thái độ ve vãn của Hoa Kỳ đối với Việt Nam càng làm
cho Bắc Kinh nghi ngờ thành tâm thần phục của Cộng Sản Hà Nội, càng làm cho Bắc
Kinh sốt ruột và quyết tâm thôn tính, đập nát sức mạnh quân sự của Cộng sản Hà
Nội bằng mọi giá trong tương lai.
Sau đây là sơ lược áp lực Không- Hải kinh khiếp của
Trung Quốc lên Việt Nam, dù đang là hữu nghị hợp tác thời bình, tình đồng chí
“mười sáu chữ vàng, bốn tốt :”
a1. Tập trung Không lực cho đối sách “Malacca
dilemma:”
Hiện Trung Quốc tập trung năm sư đoàn không quân nhắm
thẳng vào Hà Nội- Hải Phòng và các tỉnh biên giới phía Bắc. Theo tính toán của
Trung Quốc, nếu bộ Quốc Phòng Cộng Sản Hà Nội bị oanh kích đến tê liệt thì mọi
sự chỉ huy, điều động về mắt quốc phòng cho Việt Nam hoàn toàn rối loạn. Khi
đó, Trung Quốc sẽ nhanh chóng khống chế tình hình giao chiến, đặt ra sự đã rồi
để buộc Hoa Kỳ và các nước đồng minh Hoa Kỳ chấp nhận những điều kiên thuơng
thuyết do Bắc Kinh đưa ra khi tái lập hòa bình.
Năm sư đoàn không quân tiêm kích có khoảng 500 phản
lực cơ ( jet) hiện diện thuờng trực đe dọa tối đa bầu trời Hà Nội và các vị trí
chiến lược quốc phòng của Việt Nam. Trong thời bình mà tập trung Không lực như
thế thì rõ ràng Bắc Kinh không muốn nhìn thấy Cộng Sản Hà Nội còn đường sống nếu
xảy ra giao tranh.
a2. Tập trung Hải quân cho đối sách “Malacca
dilemma”:
Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc tập trung dọc theo hải
lộ dầu hỏa Hoàng Sa, Trường Sa có khoảng 31 chiếc tàu ngầm, 16 chiến hạm lớn,
40 chiến hạm nhỏ đủ sức tiêu diệt tiêu diệt Hải quân của Cộng Sản Hà Nội và khống
chế tình huống chuyên chở dầu hỏa.
Trung Quốc cũng gia tăng xây dựng các đảo nhân tạo
trên quần đảo Trường Sa để ứng phó với chính sách dùng cảng hải quân Cam Ranh
& Đà Nẳng của Hà Nội làm nơi phòng thủ công phá các tàu chở dầu & tàu
chiến Trung Quốc bằng hệ thống tên lửa đất đối hải (land to sea missile ) khi
có giao tranh .
Các đảo nhân tạo này có cảng cập bến, có đường bay
quân sự, có hệ thống báo động radar từ xa kiễm soát toàn bộ mọi hoạt động
không-hải trong vòng 250 hải lý, có hệ thống truyền tin trực tiếp thẳng về Bắc
Kinh để Bắc Kinh có thể nắm vững tình hình trực tiếp của các chuến tàu đi ngang
qua trục lộ dầu hỏa này. Dự kiến, trên đảo nhân tạo sẽ có các dàn tên lửa đất đối
không , đất đối hải trong nay may khiến toàn bộ hải lộ dầu hỏa phía sau Malacca
traits bị Trung Quốc khống chế.
Dù chỉ là mới bắt đầu, nhưng “sáng kiến” này giúp Bắc
Kinh có cơ hội hiện diện thuờng trực với lực lượng Hải- Không áp đảo Việt Nam
và quân bằng bớt ưu thế về Hàng Không Mẫu Hạm của Hoa Kỳ tại biển Đông.
III.
Kết
Những hành động bị lên án là hiếu chiến, hung hăng của
Trung Quốc tại biển Đông có lý do rất rõ ràng: Bắc Kinh đang tìm kiếm & thực
thi những biện pháp mà Bắc Kinh cho là cần thiết, khả thi để giảm thiểu tối đa
nguy cơ “Malacca dilemma” xảy ra đối với Trung Quốc. “Malacca dilemma” là một
hiện tượng mà trong đó, hải lộ vận chuyển dầu hỏa nhập khẩu về cho Trung Quốc
qua ngã Malacca bị đe dọa hay phong tỏa khiến nền kinh tế Trung Quốc hoàn toàn
bị tê liệt vì thiếu dầu. Trung Quốc là một quốc gia lệ thuộc trên 50% vào lượng
dầu hỏa nhập khẩu để duy trì phát triển kinh tế, ổn định xã hội và chính trị.
Trung Quốc đã gia tăng hiện diện Hải quân cả trước và sau ngả Malacca để có thể
khống chế hay can thiệp vào hải lộ vận chuyển dầu hỏa này nếu tình hình bất lợi
cho Trung Quốc. Sự hiện diện này chỉ tăng trong tương lai chứ không có giảm đi.
Đơn giản, Trung Quốc đang tìm đủ mọi cách để bảo vệ
yết hầu sống còn cho nền kinh tế của mình- đó là DẦU HỎA!
© Đàn Chim Việt
No comments:
Post a Comment