VOA
29.05.2015
Một quan chức Bộ Ngoại
giao Mỹ nói Mỹ hoan nghênh sáng kiến của Đài Loan cho hòa bình trong vùng Biển
Đông đang có tranh chấp giữa các nước.
Quyền phát ngôn viên Bộ
Ngoại giao Mỹ Jeff Rathke nói Mỹ “đánh giá cao lời kêu gọi của Đài Loan tới
các nước tuyên bố chủ quyền thể hiện sự kiềm chế, tránh những hành động đơn
phương có thể làm leo thang căng thẳng, và tôn trọng luật quốc tế như được phản
ánh trong Công ước Luật Biển.”
Ông Rathke cho biết lập
trường “từ lâu” của Mỹ về Biển Đông là những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở đây
“phải phù hợp với Luật Biển."
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đưa ra sáng kiến hòa bình ở Biển Đông ở Đài Bắc hôm thứ Ba.
Sáng kiến kêu gọi các bên liên quan kiềm chế những hành động đơn phương có thể leo thang căng thẳng, tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và theo cách ôn hòa, duy trì tự do đi lại và an toàn cho tàu thuyền và những chuyến bay bên trên Biển Đông.
Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đưa ra sáng kiến hòa bình ở Biển Đông ở Đài Bắc hôm thứ Ba.
Sáng kiến kêu gọi các bên liên quan kiềm chế những hành động đơn phương có thể leo thang căng thẳng, tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và theo cách ôn hòa, duy trì tự do đi lại và an toàn cho tàu thuyền và những chuyến bay bên trên Biển Đông.
*
VOA
26.05.2015
Đài Loan đề nghị một sáng
kiến hoà bình nhằm giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông. Kế hoạch do Tổng thống Mã
Anh Cửu loan báo ngày hôm nay kêu gọi các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển
Đông, kể cả Trung Quốc, gác qua một bên những vụ tranh chấp chủ quyền và hợp
tác với nhau để khai thác tài nguyên trong khu vực. Thông tín viên Ralph
Jennings của đài VOA tường thuật từ Đài Bắc.
Tổng thống Đài Loan Mã
Anh Cửu kêu gọi các nước có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông gác qua một bên những
vụ tranh chấp chủ quyền để cùng nhau khai thác tài nguyên. Theo đề nghị của ông
Mã, các nước không nên có hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng.
Đài Loan cùng với 5 chính
phủ khác có những yêu sách chủ quyền từng phần hoặc toàn bộ vùng biển rộng 3
triệu rưỡi cây số vuông chạy dài từ phía nam đảo Đài Loan cho tới Singapore. Những
mối căng thẳng tăng mạnh trong năm vừa qua giữa lúc Trung Quốc lấy đất lấp biển
và xây dựng những cơ sở quân sự trên các bãi cạn mà họ chiếm đóng ở ngoài khơi
bờ biển Việt Nam.
Tổng thống Mã Anh Cửu
loan báo kế hoạch của ông tại một cuộc hội thảo tại Đài Bắc ngày hôm nay.
"Chúng tôi nhấn mạnh
là tuy chủ quyền không thể chia cắt, nhưng tài nguyên có thể được chia sẻ, do
đó hãy thay tranh chấp chủ quyền bằng chia sẻ tài nguyên."
Kế hoạch của Đài Loan nhằm
giảm thiểu căng thẳng được loan báo giữa một loạt những vụ leo thang căng thẳng
trong vài tuần qua.
Bắc Kinh đã nộp kháng nghị
thư cho Hoa Kỳ sau khi một chiếc máy bay trinh sát của Mỹ hồi tuần trước bay
qua một bãi cạn mà Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông. Các giới chức Trung Quốc
gọi đó là “một hành động khiêu khích.” Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng những chuyến
bay trinh sát có mục đích theo dõi những hoạt động xây dựng đang diễn ra ở vùng
biển đó. Họ nói rằng các phi vụ được thực hiện trên không phận quốc tế mà Trung
Quốc không có quyền kiểm soát.
Nhật Bản cũng có thái độ
tích cực hơn trong lúc họ tranh giành quyền lợi với Trung Quốc tại một vùng biển
khác là Biển Hoa Đông.
Tháng 7 tới đây, Nhật Bản
sẽ phái 40 binh sĩ để tham gia lần đầu tiên trong cuộc diễn tập quân sự Mỹ-Úc.
Tokyo cũng đã cung cấp những sự trợ giúp về quốc phòng cho Việt Nam và
Philippines.
Đài Loan, Trung Quốc,
Brunei, Malaysia, Việt Nam và Philippines có những yêu sách chủ quyền chồng
chéo nhau ở Biển Đông.
Kế hoạch của Đài Loan đề
nghị thiết lập những cơ chế để cho phép nhiều nước khác nhau sử dụng vùng biển
này cho hoạt động nhân đạo, cứu trợ thiên tai và bảo vệ môi trường.
Năm 2012, ông Mã Anh Cửu
đã đề nghị một sáng kiến hoà bình để giải quyết tranh chấp ở Biển Hoa Đông, nơi
Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc có yêu sách chủ quyền.
Bà Joanna Lei, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Hoa Thế Kỷ 21, nói rằng kế hoạch của ông Mã Anh Cửu có thể nhắc nhở các nước khác về yêu sách của Đài Loan.
Bà Joanna Lei, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Hoa Thế Kỷ 21, nói rằng kế hoạch của ông Mã Anh Cửu có thể nhắc nhở các nước khác về yêu sách của Đài Loan.
"Đó là điều mà một vị
tổng thống có thể làm và nên làm. Nếu tất cả những người khác đều bàn tới những
sự kiện à quyền lợi trong khu vực, thì ít ra chúng ta cũng nên trình bày những
yêu sách hay chủ trương của mình. Chúng ta có yêu sách ngang hàng như một nước
trong vùng này và cần được tham khảo ý kiến."
Loan báo ngày hôm nay
cũng có mục đích giúp cho Quốc Dân Đảng của ông Mã Anh Cửu chứng tỏ sức mạnh về
mặt ngoại giao trước khi diễn ra một cuộc bầu cử tổng thống tranh đua gay gắt
vào tháng giêng sang năm.
Tuy nhiên, sáng kiến hoà
bình này có phần chắc sẽ không nhận được phản hồi bên ngoài Đài Loan vì chính
phủ ở đây không có quan hệ ngoại giao chính thức với các nước khác có yêu sách
chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với Đài Loan và đã
dùng ảnh hưởng kinh tế để yêu cầu các nước khác không thiết lập những mối quan
hệ có thể bị diễn giải là thừa nhận Đài Loan là một nước độc lập.
------------------------------
VOA - 27.05.2015
No comments:
Post a Comment