Theo Fee.org
Posted on May 29, 2015
Tự
do chính trị, kinh tế và xã hội là những tài sản sinh lời
AMARTYA SEN
Amartya Sen, nhận giải Nobel Kinh tế năm 1998, đã được
gọi là “sinh viên của thế giới đau thương”. Nghiên cứu của ông tập trung vào
các vấn đề kinh tế ảnh hướng tới các cư dân nghèo nhất của thế giới: đói triền
miên, mù chữ, tỉ lệ tử vong cao ở trẻ em, và bệnh dịch.
Trong 35 năm qua, ông đã công hiến tài năng nghiên cứu
đáng kể của mình để giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế tại các quốc gia
nghèo.
Hình bìa sách “Development as Freedom” (Phát triển
là tự do)
Trong cuốn sách mới nhất của ông, Phát triển là tự
do, ông Sen định nghĩa phát triển là một “sự tăng cường tự do cho phép con
người có được một cuộc sống mà họ có lý do để trân trọng.” Ông tin rằng các nhà
kinh tế học đã coi trọng một cách sai lầm vào GDP với tư cách là một thước đo
vàng cho phát triển, và do đó định nghĩa của ông còn đi xa hơn việc chỉ đơn giản
là tối đa hoá thu nhập bình quân đầu người. Ông Sen lý luận rằng nếu thu nhập của
một quốc gia tăng lên mà không đi kèm bởi các yếu tố khác cấu thành nên một mức
sống cao hơn (ví dụ như tự do chính trị, tính sẵn sàng của các “sản phẩm xã hội”
bao gồm giáo dục, chăm sóc y tế cho mọi công dân, và bảo vệ người dân khỏi đói
và chết non) thì quốc gia đó chỉ đơn giản là giàu lên mà thôi. Đó không thực sự
là “phát triển”.
Mặc dù nhiều nhà kinh tế học cho rằng thu nhập bình
quân cao là một điều kiện tiên quyết cho việc hình thành nên sự phát triển, ông
Sen chỉ ra rằng có nhiều ví dụ hoàn toàn phủ định quan điểm này. Một ví dụ như
thế đó là tại bang Kerala của Ấn Độ, với tuổi thọ bình quân rất cao, tỉ lệ sinh
thấp, và tỉ lệ mù chữ thấp khi so sánh với các quốc gia như Brazil, Nam Phi, và
Gabon, là những quốc gia giàu có hơn rất nhiều. (Thật vậy, tuổi thọ của công
dân Kerala cao hơn tuổi thọ của người Mỹ gốc Phi cho dù thu nhập bình quân
chênh nhau tới 20 lần).
Tự do chính trị, kinh tế và xã hội thường là những
tài sản có lời, ông Sen quả quyết. Ví dụ, bằng cách nới rộng tự do xã hội với
việc cùng cấp cơ hội học tập (đặc biệt là dành cho phụ nữ) thường dẫn tới tăng
thu nhập và giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em. Tương tự, tự do kinh tế thường dẫn tới
tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, và rồi sau đó sẽ là nền tảng cung cấp các
nguồn lực cần thiết cho giáo dục, chăm sóc y tế và những tài sản tương tự.
Có lẽ cái lãi thú vị nhất của tự do ông Sen nêu ra
liên quan tới một công trình rất nổi tiếng của ông về mối quan hệ giữa đói kém
và dân chủ. Mặc dụ đói kém xảy ra suốt trong tiến trình lịch sử và giờ đây vẫn
còn khá phổ biến, ông Sen đã tổng hợp tài liệu và chỉ ra rằng đói kém chưa bao
giờ xảy ra ở các nền dân chủ hoạt động tốt. Ông lập luận rằng một chính phủ được
bầu chọn một cách tự do không thể cho phép người dân của họ bị đói trên diện rộng
và vẫn kỳ vọng rằng họ sẽ được giữ chức trong thời gian dài. Do đó, một nền dân
chủ không chỉ cung cấp cho công dân của nó tự do trong tiến trình chính trị mà
còn cho họ một mức độ an ninh đủ cao khỏi những tranh dành chính trị tàn phá.
Những ký ức tuổi thơ của Sen về thời gian lớn lên dưới
sự rình rập hàng ngày của nghèo đói tại khu Bengal, Ấn Độ, đã cho ông một sự cảm
thông sâu sắc đối với những gì mà các quốc gia nghèo phải trải qua, nhưng ông
không ủng hộ chung chung một sự chia sẻ tài sản từ người giàu sang người nghèo.
Thay vào đó, ông Sen tập trung vào cung cấp cho người nghèo tự do sống một cách
xứng đáng và tận hưởng công sức của mình. Trong khi điều này có thể khiến cho
chi phí cho giáo dục, y tế hay bảo hiểm thu nhập tăng cao, ông lập luận rằng một
người không thể sống một cuộc đời mỹ mãn lại đi nhận bố thí từ người khác. Quả
thật, ông Sen đã ủng hộ một niềm tin truyền thống đó là chỉ có thể là chính phủ
mới cung cấp được những lợi ích như vậy cho xã hội.
Mặc dù có những điểm còn tranh cãi trong các lập luận
của ông, các nhà lý luận thị trường tự do sẽ tìm thấy nhiều điểm để khen trong
cuốn sách tài tình và kích thích tư duy này.
©
2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info
No comments:
Post a Comment