S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Fri,
05/01/2015 - 10:01 — tuongnangtien
Họ dốt
về chuyện quản lý đất nước, quản trị điều hành. Còn chuyện trấn áp kiểm soát thì
họ khá lắm.
*
Cuối
năm 2012, nhà báo Huy Đức cho ra mắt bộ sách Bên Thắng Cuộc.
Ông dành chương cuối (chương XXII) để viết về thế hệ của những đảng
viên cộng sản – hiện đang nắm quyền bính ở Việt Nam – với ít nhiều
kỳ vọng, cùng ...dè dặt:
Cho
dù trong Bộ chính trị khoá X (2006-2011) vẫn có những người trưởng thành qua
chiến tranh, họ bắt đầu thuộc thế hệ “làm cán bộ” chứ không
còn là thế hệ của những “nhà cách mạng”. Nếu có khả năng nắm bắt các giá trị của
thời đại và có khát vọng làm cho người dân được ngẩng cao đầu, họ hoàn toàn có
cơ hội chính trị để đưa Việt Nam bước sang một trang sử mới. Ngay cả khi duy
trì phương thức nắm giữ quyền bính tuyệt đối hiện thời, nếu lợi ích của
nhân dân và sự phát triển quốc gia được đặt lên hàng đầu, họ có thể trao cho
người dân quyền sở hữu đất đai, lấy đa sở hữu thay cho sở hữu toàn dân; họ có
quyền chọn phương thức kinh tế hiệu quả nhất làm chủ đạo thay vì lấy kinh tế
nhà nước làm chủ đạo. Vẫn còn quá sớm để nói về họ. Khi cuốn sách này ra đời, họ
vẫn đang nắm giữ trong tay mình vận hội của chính họ và đất nước.
Hơn hai
năm sau, sau “khi cuốn sách này ra đời,” vào hôm 14 tháng 4 năm 2015,
xẩy ra việc “Dân Oan
Long An Nổ Bình Hàn Gió Đá, Tạt Axit Làm BịThương Lực Lượng Cưỡng Chế Thu Hồi Đất.”
Hôm sau nữa, vào ngày 15: “Bình
Thuận: Dân Chặn Xe
Trên Quốc Lộ
1 Và Đụng Độ Với Cảnh Sát Cơ Động.”
Về sự
kiện thứ hai, blogger Trương Huy San đã
có lời bàn:
“Nếu có
một cơ hội để đối thoại, người dân Tuy Phong, chắc chắn, sẽ không lựa chọn giải
pháp cứng rắn như họ đang làm.”
Cũng
như người dân ở Tuy Phong (Bình Thuận) dân oan ở Thạnh Hóa (Long An) đã
không có cơ hội nào để đối thoại với chính quyền địa phương, hay
trung ương, nên họ lựa “chọn giải pháp cứng rắn” là “tạt axit làm bị
thương lực lưỡng cưỡng chế và thu hồi đất.”
Ảnh
lấy từ: RFA
Sự
việc, tất nhiên, không xẩy ra trong một sớm một chiều – theo lời người
trong cuộc:
"Chúng tôi đi khiếu kiện khắp nơi nhưng
không ai giải quyết, từ tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa cho đến tòa án nhân dân
tỉnh Long An để được bồi thường giá đất thực tế cho chúng tôi. Họ bồi thường
cho chúng tôi với giá chỉ 300.000 đồng/m2 nhưng họ lại bán cho chúng tôi ở vị
trí liền kề lên tới 25 triệu/m2. Từ chỗ đó chúng tôi nhận 300.000 đồng không thể
mua được ở đâu.
Chúng tôi đã bị tòa án nhân dân huyện và tỉnh
đã bác bỏ yêu cầu khởi kiện, vì vậy chúng tôi đã gởi đơn lên tòa án nhân dân tối
cao đồng thời làm đơn tố cáo ra trung ương. Từ năm 2012 cho đến nay thì vẫn
chưa được cơ quan nhà nước nào giải quyết thỏa đáng cho chúng tôi."
Ủa,
vậy chớ “từ năm 2012” đến nay đại biểu Quốc Hội đơn vị Long An ở đâu
và làm gì? Câu hỏi tương tự cũng xin đặt ra cho qúi vị đại biểu
Quốc Hội ở Từ Sơn (Bắc Ninh), Văn Giang (Hưng Yên), Dương Nội (Hà Đông),
Cồn Dầu Đà Nẵng ... và tất cả những nơi mà đất đai của dân
chúng đã (hay sẽ) bị thu hồi hay cưỡng chế.
Nguồn: Dân
Luận
Người
dân không biết (hay không thiết) kêu cứu? Câu trả lời có thể tìm được
qua phóng ảnh của một “tờ báo tin,” gửi từ văn phòng của đại biểu
quốc hội Dương
Trung Quốc:
Nội
dung và hình thức của lá thư “báo tin” này khiến người ta có cảm
tưởng như là nó đã được gửi từ một cái bưu trạm – nơi một huyện lỵ
xa xôi hẻo lánh nào đó – bởi một anh bưu tá, chứ không phải từ văn
phòng của một vị Đại Biểu Quốc Hội (“năng nổ”) cỡ như ông Dương Trung
Quốc.
Ngoài
Quốc Hội, nước CHXHCNVN còn có Mặt Trận Tổ Quốc với đủ thứ cơ quan,
ban ngành, đoàn thể và hội hè... Họ đều hiện diện – vào hôm 13
tháng 4 năm 2015, hôm đọc lệnh cưỡng chế đất đai Thuận Hoá – và đều
cúi đầu im lặng, khi bị người dân chất vấn về vai trò của đại diện
M.T.T.Q. trong vụ cướp (ngày) này. Nhìn thấy những gương mặt sượng
sùng và ngượng ngùng của ông hội trưởng nông dân, bà hội trưởng phụ
nữ thị trấn Long An... (qua
youtube) thiên hạ mới hiểu tại sao có những lời chế diễu cay độc,
về cái định chế hữu danh vô thực này:
Mặt
Trận Tổ Quốc, còn gọi là nhà nước Chịu Trận, vì nó là một thứ bung xung vỹ đại
hứng đòn – phản đòn – đỡ đòn cho các nhà nước kia. Nhà nước này còn có một chức
năng định kỳ như một lò hộ sinh, phù phép hiệp thương ba lên bốn xuống trong mỗi
mùa bầu cử, cho ra những đứa con đúng kiểu mẫu đặt hàng của đảng… Quá trình vận
động, thành tích cao nhất của Mặt Trận Tổ Quốc là tạo ra Mặt Trận Việt Minh trước
trước 1954, và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam trước 1975 – hai lá bài này
khá ăn khách, nhưng tới hồi lật tẩy thì vô cùng bỉ ổi!(Vũ Biện Điền. Phiên
Bản Tình Yêu, Vol. II. Fall Church,Virginia: Tiếng Quê Hương,
2012.)
Chủ
tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Ảnh
A.P Chú thích: VOA
Cùng
với Quốc Hội và M.T.T.Q, “Việt Nam có hơn 700 tờ báo.” Tất cả đều
đứng “xếp chặt hàng ngũ” sau lưng Nhà Nước, và sẵn sàng “ngậm máu”
hay “bốc lửa bỏ tay người.”
Dù
không ông/ bà phóng viên nào ai có mặt tại hiện trường, và cũng không
ai đến tận địa điểm cưỡng chế khi vụ việc đã xẩy ra, tất cả các cơ
quan truyền thông của chính phủ vẫn cứ đồng loạt (tỉnh táo) loan
tin:
Sáng
14/4/2015, đoàn cưỡng chế của huyện Thạnh Hóa tiến hành cưỡng chế một số hộ dân
không chấp hành quyết định giao đất để thi công công trình bờ kè sông Vàm Cỏ
Tây đi ngang qua thị trấn Thạnh Hóa...
Đúng
9h cùng ngày, Đoàn cưỡng chế phân công Tổ vận động tiếp cận các hộ dân trên để
vận động trước khi tổ chức cưỡng chế thì các đối tượng có thái độ hung hăng,
thách thức, không chịu hợp tác, đồng thời sử dụng axit, dao, kéo tấn công lực
lượng cưỡng chế. Do diễn biến tình hình nhanh và các đối tượng không chấp hành
quyết định nên lực lượng chức năng đã áp sát, khống chế 14 đối tượng và áp giải
về Công an huyện để điều tra, làm rõ.
Và sự
việc đã được “làm rõ,” với tội trạng hẳn hoi, chỉ sau một buổi
“họp liên ngành” ngắn ngủì:
Sau
khi sự việc xảy ra, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án tiến hành họp liên ngành để
đánh giá mức độ, tính chất của vụ việc và xác định hành vi vi phạm của các đối
tượng; xác định 7/14 đối tượng đủ yếu tố cấu thành tội phạm chống người thi
hành công vụ, gây rối trật tự công cộng ...
Sự
kiện này khiến tôi nhớ đến tiếng thở dài (não nề) của ông Hà Sĩ Phu, hồi năm 1995:
Anh
có mọi quyền lực trong tay, anh muốn nói gì, nói cả ngày cũng được, thì anh có
nhường một tờ báo, một diễn đàn cho những người khác trình bày tiếng nói của họ
hay không?
Anh nắm hết mọi sức mạnh trong tay, muốn bày đặt cái gì cũng được, thì anh có dành cho Nhân dân một Hội đồng để giúp anh thu thập tiếng nói của Dân, hay anh lại tìm cách đưa Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy sang phụ trách luôn "Hội đồng Nhân dân" cho nhất quán?
Anh nắm hết mọi sức mạnh trong tay, muốn bày đặt cái gì cũng được, thì anh có dành cho Nhân dân một Hội đồng để giúp anh thu thập tiếng nói của Dân, hay anh lại tìm cách đưa Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy sang phụ trách luôn "Hội đồng Nhân dân" cho nhất quán?
Người
dân Long An còn biết “đối thoại” cách nào, hay cầu cạnh đến ai ngoài
bình gió đá và acid?
Hãy
nhìn lại những kỳ vọng (dè dặt) của nhà báo huy
Đức, vài năm về trước:
Nếu
có khả năng nắm bắt các giá trị của thời đại và có khát vọng làm cho người dân
được ngẩng cao đầu, họ hoàn toàn có cơ hội chính trị để đưa Việt Nam bước sang
một trang sử mới. Ngay cả khi duy trì phương thức nắm giữ quyền bính tuyệt đối
hiện thời, nếu lợi ích của nhân dân và sự phát triển quốc gia được đặt lên
hàng đầu, họ có thể trao cho người dân quyền sở hữu đất đai, lấy đa sở hữu thay
cho sở hữu toàn dân; họ có quyền chọn phương thức kinh tế hiệu quả nhất làm chủ
đạo thay vì lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo. Vẫn còn quá sớm để nói về họ. Khi
cuốn sách này ra đời, họ vẫn đang nắm giữ trong tay mình vận hội của chính họ
và đất nước.
Bây
giờ thì có thể “nói về họ” mà không sợ là “quá sớm” nữa:
Nếu lợi ích
của nhân dân và sự phát triển quốc gia được đặt lên hàng đầu, họ đã không
kiên trì với cái chủ trương (lớn) là khai thác bauxite Tây Nguyên bằng
mọi giá – kể cả cái giá mà “nhân dân” sẽ phải trả cho những thiệt
hại về môi sinh, cũng như tài chính trong tương lai gần!
Nếu
họ cho người dân quyền sở hữu đất đai, lấy đa sở hữu thay cho sở hữu toàn dân thì đâu có
tiếng súng nổ ở Hải Phòng, có kẻ phải khỏa thân giữ đất ở Cần
Thơ, và có chuyện tạt acid vào đoàn cưỡng chế ở Long An.
Nếu
chọn phương thức kinh tế hiệu quả nhất làm chủ đạo thay vì lấy kinh tế nhà nước
làm chủ đạo thì
đâu có những con tầu rỉ xét Vinashin, và cơ hội để biến vài tỉ Mỹ
Kim thành sắt vụn, cùng với những lời hứa hẹn giáo dở và trơ
tráo – kiểu như: “Năm 2015 sẽ có
một Vinashin mới.”
Nếu
có khả năng nắm bắt các giá trị của thời đại và có khát vọng làm cho người
dân được ngẩng cao đầu, họ hoàn toàn có cơ hội chính trị để đưa Việt Nam bước
sang một trang sử mới thì họ đâu có hèn nhược tới cỡ phải cố bám vào
một chính sách “ngoại giao viển vông” (“vừa hợp tác vừa đấu tranh”)
với “mười sáu chữ vàng,” và cũng đâu đốn mạt tới độ “ăn của dân
không từ một cái gì.”
Họ – nói cho nó
rõ – chính là những kẻ nội thù đã đưa cả dân Việt đi hết từ
tai hoạ này, sang tai ương khác. Tuy thế, vào ngày 18 tháng 4 năm 2015
vừa qua, vẫn có thư của “những người bức xúc về vận nước, chân thành gửi đến Bộ Chính trị và Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,” với ít nhiều kỳ vọng, cùng “mấy
lời tâm huyết đề nghị được xem xét... hoặc biết chớp lấy thời cơ, đưa dân tộc
đi tới, hay lại để vuột mất cơ hội, khiến đất nước bị chìm sâu vào sự lệ thuộc,
tiếp tục chịu sức ép nặng nề của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán thời Tập Cận
Bình.”
Bốn mươi hai vị “bức xúc về vận
nước” ký tên dưới bức thư thượng dẫn đều là những nhân vật tăm
tiếng, có thể coi là thành phần tinh hoa của xã hội Việt Nam hiện
nay. Khi mà giới người này vẫn chưa nhận diện được kẻ thù của dân
tộc, vẫn tiếp tục gửi “đề nghị,” với hy vọng “được” chúng “xem xét”
thì đất nước – tất nhiên – còn lắm gian truân.
No comments:
Post a Comment