Cát Linh, phóng viên RFA
2015-05-25
Ngày 24 tháng 5 vừa qua là đúng 6 năm người tù nhân
lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức bị giam cầm sau khi bị kết án 16 năm kèm 5 năm quản
chế. Bản án này được đưa ra với tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” trong
phiên toà diễn ra đúng duy nhất một ngày, ngày 20 tháng 1 năm 2010. Cát Linh có
cuộc phỏng vấn với ông Trần Văn Huỳnh, thân sinh của anh Trần Huỳnh Duy Thức.
Tù nhân lương tâm
Trần Huỳnh Duy Thức trước tòa ngày 20/01/2010. Files photos
Cát
Linh: Xin chào ông Trần Văn Huỳnh. Ngày 24 tháng
5 này là 6 năm anh Trần Huỳnh Duy Thức bị giam cầm. Gần đây ông có cơ hội để
vào thăm anh Thức hay không? Anh Thức có bị đối xử khác gì so với những tù nhân
khác hay không?
Trần
Văn Huỳnh: Theo qui định mỗi tháng tôi và gia đình có thể
đi thăm 1 lần. Hôm qua chúng tôi gồm 8 người đi thăm Thức. Thức bị giam ở trại
giam Xuyên Mộc, nằm trên địa bàn của tỉnh Đồng Nai. Thức gọi là tù nhân chính
trị, tù nhân lương tâm. Có 1 khu dành cho tù thượng phạm, và 1 khu dành cho tù
nhân lương tâm.
Cát
Linh: Xin ông cho biết tình hình sức khoẻ của anh
Thức? Về tinh thần, niềm tin của anh Thức vẫn vững vàng trong những ngày bị
giam cầm không thưa ông?
Trần
Văn Huỳnh: Thậm chí là rất kiên định, Thức nói rằng là Thức
đã lựa chọn con đường , gọi là “con đường Việt Nam” thì trước nói thế nào thì
bây giờ vẫn không thay đổi, vẫn kiên định đi theo con đường đã chọn như đã viết
trong cuốn sách “Con đường nào cho Việt Nam.” Thức vẫn nói rằng để có 1 nước Việt
Nam dân chủ thật sự mà trên nền tảng là quyền con người phải được tôn trọng
trên hết và trước hết. Đó là con đường mà Thức và những người bạn cùng chung bản
án vẫn kiên định,đấu tranh cho dân chủ và quyền con người được lên ngọi 1 cách
ôn hoà.
Cát
Linh: Thưa ông Huỳnh, khi đến thăm anh Thức, ông
và gia đình đã nói gì với anh ấy? trong thời gian đó thì có công an ngồi đó hay
không và họ có những phản ứng thế nào khi diễn ra cuộc trao đổi giữa anh Trần
Huỳnh Duy Thức và gia đình?
Trần
Văn Huỳnh: Khi nói chuyện với gia đình thì luôn luôn có
cán bộ quản giáo, ít nhất là 3 người cùng ngồi trên 1 cái bàn, họ ngồi 1 bên và
gia đình ngồi 1 bên. Trước đây, mỗi lần nói chuyện gì ngoài chuyện gia đình thì
họ luôn nhắc là không nên nói chuyện gì ngoài chuyện gia đình. Nhưng bây giờ
trong những tháng vừa qua thì Thức đã nói chuyện về thời sự, nhựng sự kiện diễn
ra như dàn khoan HD81, ITU132, chuyến viếng thăm của chính phủ Việt Nam sang
các nước, chủ tịch nước sang Mỹ hoặc chuyến đi sắp đến của tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng. Và nói 1 cách rất công khai, trước các quản giáo, họ không cản trở
gì cả.
“Thức có nói thế này, nếu bản án được xét lại, được
giải oan, được minh oan thì đó là một sự đột phá niềm tin cho trong nước lẫn
ngoài nước. Nền tư pháp Việt Nam sẽ có một hình ảnh, uy tín cao hơn vì
Trước giờ đã có quá nhiều án oan sai. Nếu có một quyết định sau khi tái thẩm,
đòi được công lý thât sự thì đó là một sự đột phá niềm tin đối với nền tư pháp
Việt Nam.”
Cát
Linh: Xin được hỏi là riêng với ông thì ông có
tin rằng sẽ có một quyết định tái thẩm và bản án oan sai này sẽ được thay đổi
không ạ?
Trần
Văn Huỳnh: Chính tôi cũng có gửi đơn với tư cách là thân
sinh của Trần Huỳnh Duy Thức. Con làm việc này là theo luật thôi. Con tôi bị án
oan sai mà. Tôi nghĩ nó vô tội. Tôi và gia đình tôi cũng kỳ vọng là nền tư pháp
Việt Nam sẽ phải làm việc này. Có rất nhiều việc mà làm cho người ta mất niềm
tin vì có nhiều vụ án oan sai. Không phải chỉ 1 vụ án mà thôi. Riêng tôi, gia
đình tôi rất mong đợi có một cái nhìn, tái thẩm xem xét lại vụ án và Thức sẽ được
minh oan, sẽ được trả lại tự do và chúng tôi đòi lại được chân lý cho con tôi,
một nền chân lý thật sự của nền tư pháp thật sự là dân chủ. Để trả lời câu hỏi
của quí đài, tôi cũng rất mong sẽ đạt được kết quả mà tôi mong muốn. Con tôi ở
trong tù nhưng nó rất kiên định vì việc làm của nó, lẽ ra đây là một sự đóng
góp ý kiến mà bất kỳ công dân nào cũng có quyền tham gia ý kiến đúng hay sai,
theo luật và theo hiến pháp, kể cả công pháp quốc tế, tuyên ngôn nhân quyền, kể
cả công ước vế chính trị, dân sự của liên hiệp quốc, bất cứ người dân nào cũng
có quyền góp ý. Tấm lòng đó đối với đất nước thì bị gọi là âm mưu lật đổ
chính quyền.
Cát
Linh: Thưa ông ,ông vừa nhắc đến bản án oan sai
mà anh Trần Huỳnh Duy Thức và ba người nữa là luật sư Lê Công Định, Nguyễn Tiến
Trung và Lê Thăng Long đã phải chịu vào ngày 20 tháng 1 năm 2010. Một câu hỏi
xin được đặt ra là trong ba người, anh Trần Huỳnh Duy Thức là người phải chịu bản
án lâu nhất, nặng nhất, 16 năm kèm 5 năm quản chế, trong khi những người kia
thì theo thứ tự lần lượt nhận các mức án 5 năm, 7 năm, và 5 năm kèm 3 năm quản
chế. Và những người này đã được tha bỗng. là thân sinh của anh Trần Huỳnh Duy
Thức, ông có suy nghĩ thế nào về bản án như thế thưa ông?
Trần
Văn Huỳnh: Con tôi, Trần Huỳnh Duy Thức bị bản án dài nhất,
16 năm trong một phiên xử 1 ngày và nó có những vấn đề về bộ luật tố tụng hình
sự. những chứng cứ đưa ra để áp dụng, ban đầu là điều 88 cho ra chống chính quyền,
sau đó chuyển sang điều 79, là “có âm mưu nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.” Sự
kết án như vậy đưa ra những chứng cứ thiếu tính hợp pháp thì lấy gì để có thể lật
đổ 1 hệ thống chính trị có quân đội, có công an? Thức và các bạn lấy gì để lật
đổ? Những điều Thức nói, viết trước khi bị bắt là 1 sự góp ý, cảnh báo những
nguy cơ có thể xảy ra, những khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội có thể xảy
ra. Đọc những điều đó, tôi nghĩ rằng con tôi và các bạn chỉ muốn góp ý với nhà
nước để tìm ra những giải pháp tránh được những khủng hoảng đó, tránh những
nguy cơ sẽ bị ngoại bang thôn tính trong bối cãnh toàn cầu hoá hiện nay. Việc
làm đó lẽ ra không bị kết tội mà lại bị xem là một âm mưu lật đổ.
Cát
Linh: Để kết thúc buổi phỏng vấn hôm nay, dưới sự
tác động của các tổ chức nhân quyền quốc tế thế giới cũng như các nhà đấu tranh
cho nhân quyền, dân chủ, anh Trần Huỳnh Duy Thức được xét xử lại bản án oan sai
và được trả tự do, đứng trước mặt con của mình, câu đầu tiên ông sẽ nói là gì
thưa ông?
Trần
Văn Huỳnh: Tôi và gia đình tôi rất mong ngày gia đình đoàn
tụ. Câu đầu tiên tôi sẽ nói là tôi rất tự hào về sự lựa chọn của con tôi, có một
người con như con tôi. Tôi sẽ hỏi con tôi là tiếp tục con đường bằng cách nào?
Tôi sẽ tiếp tục động viên khuyến khích con tôi tiếp tục con đường đã chọn.
Tin, bài liên quan :
- Cuối năm, đầy những vết thương
- Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức
- Gia đình tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức bị ngăn không cho đưa đơn kêu oan đến Chủ tịch nước
- Ông Trần Huỳnh Duy Thức không còn bị biệt giam
- Nhớ Lê Công Định
- Nhà dân chủ Lê Thăng Long được tự do
- Phản ứng sau phiên tòa phúc thẩm các nhà dân chủ ở Sài Gòn
- Khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VN là có tội?
- Phương Tây can thiệp vào nội bộ Việt Nam?
No comments:
Post a Comment