Wednesday, September 29, 2010

NGÀN NĂM THĂNG LONG (Trần Khải)


TRẦN KHẢI 
Việt Báo Thứ Ba, 9/28/2010, 12:00:00 AM

Như những ngày sắp tết, không khí lễ hội lúc nào cũng làm lòng người nao nức. Ngay cả trong thời chiến tranh Nam-Bắc cũng thế, lòng tôi lúc nào cũng bâng khuâng khi mùa lễ tới -- không chỉ là thêm một tuổi, thêm những ngày dày dặn, thêm một bước trên đường đời gió bụi, nhưng còn là thâm cảm với dòng thờøi gian bất tuyệt, nơi đó đời người chỉ là phù du, như mộng, như sương, như làn gió sẽ sớm rồi biến mất.
 Ngàn Năm Thăng Long cũng thế. Tôi đã nhìn các clip hình ảnh trên YouTube, thấy các đaị lộ rực sáng, các cổng đèn hoa... và chứng kiến Thăng long sắp bước qua ngàn năm nữa. Màu sắc đẹp, rực rỡ lễ hội hoa đèn. Nhưng lần này còn là bùi ngùi, không phải là như đón Hội Tết sắp tới, không phải là để hít thở không khí giao thời ngàn năm, nhưng là một nỗi thâm cảm, nỗi lo sợ rằng không chắc gì đất nước mình sẽ còn nguyên vẹn lãnh thổ -- không lẽ tới thế hệ của mình, sẽ là những ngườøi lưu lạc cho một Việt Nam kiểu Tây Tạng, sẽ là những người chứng kiến quê nhà bị nuốt chửng bởi anh khổng lồ Phương Bắc trăm mưu ngaà kế và hiểm ác vô lường.

Nhà nước Hà Nội đang tưng bừng nhiều hình thức lễ hội.
Như là sẽ “Đón 1.000 anh hùng dự đại lễ 1.000 năm Thăng Long,” nghe tới phát lạ. Tại sao không 999? Vì con số 9 nhiều may mắn hơn, mà số 9 khi đọc là âm “cửu,” có nghĩa là trường tồn. Trong khi con số zero lúc nào cũng có thể xui xẻo. Phải chăng vì nhà nưoơc sợ các lời bàn thầy bói, nên đã ra lệnh cấm xem bói, lên đồng, vân vân...
Lại có cả chuyện “1.000 nhà báo sẽ hoạt động đưa tin về Đại lễ,” nghe cũng phát lạ. Thế còn 1.001 nhà báo có được không? Nghe con số ngàn lẻ một lúc nào cũng thơ mộng, có phải không.
Lại còn hình ảnh 1.000 em gáí mát-sa, 1.000 cô tuyệt sắc giai nhân múa bụng... mà chúng ta vẫn gặp trên các mạng thông tin Internet thì ở đâu? Không phải hình ảnh này cũng thơ mộng tuyệt vời hay sao? Không phải rằng Hiệu Trưởng Sầm Đức Xương và Chủ Tịch Tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô cũng có những kiểu lễ hội riêng hay sao?

Chỉ còn vài ngaỳ nữa là Đạị Lễ Ngàn Năm Thăng Long. Lẽ ra phải là ngày vui của cả nước để mừng sự bền vững cương thổ của quê nhà. Tuy nhiên, ngày khai mạc và bế mạc Đạị Lễ Ngàn Năm Thăng Long lại là những ngày “xưng tụng vạn tuế Thiên Triều Bắc Kinh.”

Nhà văn Hà Sĩ Phu, tức Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Tụ, trong “
Thư của công dân gửi Chủ tịch nước, về tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long”, đăng trên mạng Boxitvn ngaỳ 26-9-2010, nêu lên vấn đề như sau, trích:“...Kính gửi: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Tôi là công dân Nguyễn Xuân Tụ, tiến sĩ Sinh học, bút danh Hà Sĩ Phu, 71 tuổi, thường trú tại 4E Bùi Thị Xuân, Đà Lạt, Lâm Đồng, trân trọng gửi đến Chủ tịch một ý kiến ngắn liên quan đến việc tổ chức Đại lễ "1000 năm Thăng Long - Hà Nội".
Kỷ niệm 1000 năm ngày ra đời và phát triển thủ đô Thăng Long - Hà Nội là một sự kiện có ý nghĩa rất thiêng liêng trong suốt chặng đường dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ta, việc kỷ niệm long trọng là một chủ trương rất đúng.
Tuy vậy, Đại lễ này tiến hành trong tình hình đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức phức tạp: cả về xây dựng cũng như bảo vệ đất nước đều có hai mặt, mặt thành tựu đáng vui mừng và mặt yếu kém đáng lo âu. Mọi mặt đều có sự phân hóa theo hai đầu trái ngược.
Trong dịp diễn ra Lễ hội, không người Việt Nam yêu nước nào lại có thể mải vui mà quên tình trạng đất nước mình vẫn còn bị xếp hạng là một nước nghèo, số đông dân chúng vẫn còn phải kiếm sống rất chật vật, số đông vẫn chưa được hưởng quyền dân chủ để làm chủ đất nước.
Mối đe dọa bị xâm lấn và đồng hóa của nước láng giềng phương Bắc từ lịch sử 1000 năm đang hiện về rõ hơn lúc nào hết, và sự tự vệ, tự cường chủ quan của ta hiện nay nhiều mặt tỏ ra thua kém tổ tiên oai hùng thuở trước, trong khi điều kiện khách quan của thế giới hiện nay đã thuận lợi hơn trước rất nhiều. Mọi hiện tượng đã phơi bày trên báo chí khắp nơi, trong và ngoài nước, thiết tưởng không cần nhắc lại dài dòng.
Trong bối cảnh như vậy, tôi muốn bày tỏ 3 điều lo lắng cũng là ba đề nghị như sau:
1. Không thể khai mạc Đại lễ vào ngày 1-10-2010Ngày ấy không phải ngày vua Lý Công Uẩn thảo "Chiếu dời đô", không phải ngày khởi sự dời đô (động thổ), nhưng lại là ngày Quốc khánh Trung Hoa!
Đã thế, ngày kết thúc là 10 tháng 10 lại trúng Quốc khánh của Trung Hoa Dân quốc tại Đài Bắc! Một nhà nước biết tự trọng phải tránh sự trùng hợp ấy, nhất là trong tình trạng tranh chấp Việt - Trung hiện nay. Đọc diễn văn trịnh trọng vào những ngày ấy khác nào lăng nhục từng người dân Việt, tránh sao khỏi miệng thế mỉa mai về thân phận của kẻ chư hầu? Riêng điều này sẽ làm cho lễ kỷ niệm không nêu cao được truyền thống anh hùng chống ngoại xâm đáng tự hào của dân tộc, khiến kẻ thù phải kiêng nể, mà sẽ gây tác dụng ngược rất nguy hiểm.
2. Loại bỏ những hình thức hội hè, tuyên truyền quá tốn kémBáo chí đã nêu chi phí Đại lễ khoảng 4,5 tỉ Mỹ kim, tức gần 1 phần 10 ngân sách quốc gia. Cần phải giảm bớt. Nhà nghèo không cứ phải khoe sang mới gây phấn khởi, trái lại sẽ là vết nhục trước cảnh bao nhiêu trường học còn đổ nát, học sinh phải đu dây qua sông đến trường, bệnh nhân không có giường nằm, bao nhiêu bé gái phải bán mình khắp năm châu làm nô lệ…3. Không chiếu bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long trong đợt kỷ niệm 1000 năm này
Bộ phim này chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, mắc những sai lầm ngay từ gốc, sẽ gây phản cảm rất bất lợi trong dân chúng, có hại cho việc bồi dưỡng lòng yêu nước và giữ gìn văn hóa dân tộc...”(hết trích)
Tất nhiên, nhà nước CSVN không chịu trả lời cho nhà văn Hà Sĩ Phu, và cũng không chịu nghe lời khuyên chí tình của  người yêu nước này.
Trong dịp này, nhà báo Bùi Tín viết trên blog Đaì VOA, bài “Hãy cùng cất lên lời nói thẳng” để góp ý dịp ngàn năm:
“Sắp đến Đại lễ Ngàn năm Thăng Long, kỷ niệm một ngàn năm khai sáng Triều đại nhà Lý, mở ra một thời kỳ thịnh trị an hòa tự cường cho đất nước. Một điểm son đáng ghi nhớ của Triều Lý là năm 1076, nhà Vua xuống Chiếu kêu gọi thần dân hãy cất lên «lời nói thẳng» cho Vua nghe.
Đây có thể coi như bản Tuyên ngôn đầu tiên có ý nghĩa lịch sử về thực hiện tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do phản biện trong xã hội...
...Tôi xin có lời nói thẳng, rất thẳng. Nói thẳng có thể mếch lòng, nhưng thuốc đắng đã tật. Và không có gì quý bằng lòng thành thật. Tôi rất quý câu nói của nhiều bạn, ý rằng: sự thật, chỉ có sự thật là cứu rỗi nổi đất nước này khỏi thảm họa và trầm luân...
...Trước hết tôi chân thành đề nghị đại hội xóa bỏ hết các khái niệm «chủ nghĩa Mác – Lênin», khái niệm «chủ nghĩa xã hội (theo kiểu Mác-Lênin)» cũng như nội dung «xây dựng chế độ dân chủ độc đảng» ở nước ta trong mọi văn kiện, nghị quyết của đại hội...”(
hết trích)

Tất nhiên, nhà nước CSVN cũng không chịu nghe lời nói thẳng của nhà báo Bùi Tín>

Tuy nhiên, nhà nước CSVN lại nghe lời của mê tín dị đoan, nghe theo “tin đồn nhảm,” rằng cầu Long Biên có thể sẽ sập vào đúng ngày khai mạc Đạị Lễ Ngàn Năm Thăng Long.
Nguyên do là nhiều tháng nay, có người tung tin đồn rằng nhà ngoạị cảm Phan Thị Bích Hằng đưa ra lời tiên tri rằng  cầu Long Biên sẽ sập trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội ... Tin này lúc đầu ít người để ý, nhưng rồi các diễn đàn lưu chuyển qua, rồi thảo luận sôi nổi... Và rồi có tin nhà ngoaị cảm naỳ bị công an bắt giam vì dám tung tin đồn phá hoạị đạị lễ. Thế là nhà ngoạị cảm Phan thị Bích Hằng đích thân gặp Trung Tướng Công An Vũ Hải Triều để đính chính, nói rằng bà không hề đưa ra lời tiên tri nào như thế, và rằng bà khuyến khích mọi người cứ vui mừng đaị lễ như bình thường thôi. Vâng, đính chính thì các báo đều đăng, nhưng nhiều người vẫn bán tín bán nghi... lo rằng công an cưỡng ép bà phải đính chính.
Tới ngày cận lễ, chương trình cho thấy rằng nhà nước CSVN cũng sợ cầu sập... như “lời đồn nhảm” mà nhà ngoaị cảm Phan Thị Bích Hằng đã đính chính.Thế cho nên, phải xóa sổ luôn phần lễ hội trên cầu Long Biên.
Thông tấn Bee từ Hà Nội, với bản tin nhan đề “
Không tổ chức Festival cầu Long Biên” đăng ngày 27/9/2010 cho thấy Đảng và nhà nước CSVN cũng sợ cầu sập. Tin trích như sau:“Sẽ không có Festival cầu Long Biên với chủ đề “Cầu Rồng kể chuyện 1.000 năm Thăng Long - Hành trình lịch sử của dân tộc Việt Nam”  theo ý tưởng của bà Nguyễn Nga (Việt kiều Pháp).
Ông Phạm Quang Long, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Nội đã khẳng định thông tin trên vào ngày 27/9. Được biết, ý tưởng tổ chức Festival cầu Long Biên là của bà Nguyễn Nga, một Việt kiều Pháp.
“Chương trình này sẽ không được tổ chức, chị Nguyễn Nga có gửi kịch bản chương trình cho chúng tôi, nhưng kịch bản có nhiều nội dung sai lịch sử, nên chúng tôi không thể chấp nhận. Sau đấy chúng tôi có trả lời lại chị Nga, là nếu làm thì phải sửa lại kịch bản, và chỉ có thể tổ chức sau khi Đại lễ kết thúc (sau ngày 10/10)” - Ông Long cho biết thêm...”(
hết trích)

Thế đấy. Chính phủ CSVN ra lệnh cấm lên đồng, cấm xem bói, cấm xin xăm... nhưng vẫn lo sợ có thể xảy ra lời tiên tri cầu Long Biên sẽ sập vào dịp đaị lễ...
Thế đấy. Lời nói thẳng của Hà Sĩ Phu, của Bùi Tín vẫn âm vang cùng với hồn nước ngàn năm... nhưng lạị không thuyết phục được...
Thế đấy, nhà nước CSVN lại nghe theo lời dị đoan mê tín -- và cả những lời phán truyền từ Bắc Phương.
.
.
.

No comments: