Trịnh Hội & Hà Giang/Người Việt
Saturday, September 25, 2010
Tiết lộ trong tài liệu mới nhận được
Ngay sau khi kỳ 2 của loạt bài “Vụ Nexus - Việt kiều hối lộ quan chức Việt Nam” được phổ biến, chúng tôi nhận thêm được biên bản một phiên điều trần tại tòa ngày 14 tháng 12 năm 2009, ghi lại những tranh cãi giữa hai bên công tố và luật sư bào chữa cho anh em nhà họ Nguyễn, về việc bên bị cáo cho rằng danh sách các quan chức Việt Nam do bên công tố đưa ra không rõ ràng.
Biên bản phiên điều trần ngày 14 tháng 12, 2009, tiết lộ nhiều chi tiết mới. (Hình: Người Việt)
Ðể hiểu được tại sao đây lại là một biên bản quan trọng, chúng ta phải đặt mình lại bối cảnh của vụ án trong phiên ngày 14 tháng 12 đó.
Vào khoảng thời gian đó, ba anh em họ Nguyễn vẫn còn theo đuổi chiến thuật “thách thức chính quyền Hoa Kỳ” về định nghĩa của những chữ “Government Officials” (viên chức nhà nước), và luật sư biện hộ cho họ xin tòa bãi nại vì “danh sách chính quyền đưa ra về những quan chức nhà nước Việt Nam nhận tiền hối lộ không rõ ràng.”
Trong biên bản này, phía công tố nói với tòa rằng họ đã không nhận được sự hợp tác từ phía Việt Nam . Trong một đoạn tranh cãi, luật sư của bị cáo yêu cầu bãi nại vì họ không thể biết được thân chủ của họ đang bị tố cáo đã hối lộ cho ai.
Luật Sư Catherine M. Recker (đại diện cho bị cáo Nguyễn Quốc Nam): “Thưa quan tòa, ở thời điểm này, chúng tôi yêu cầu tỏa bãi nại, vì chính quyền thừa nhận là họ không biết rõ danh tánh của những quan chức Việt Nam nhận tiền hối lộ, vì thế chúng tôi không thể chuẩn bị cho vụ xử án.”
Thẩm Phán Timothy J. Savage (nói với bên công tố): “Hãy cho tôi biết, tại sao chính quyền không biết rõ tên những quan chức này”?
Luật Sư Charles Duross: “Mặc dù chính quyền không biết chi tiết về một số người, nhưng chúng tôi biết đích xác ‘Viên chức A’ (ông Nguyen Van Tam, giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn T&T). Còn với những người khác, chúng tôi gặp phải nhiều giới hạn trong việc điều tra.”
Thẩm phán: “Chính quyền đã gặp phải những giới hạn gì?”
Luật Sư Duross: “Giới hạn nằm ở hai chỗ. Thứ nhất, chính quyền bị giới hạn về chứng cớ nào từ chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam . Thí dụ, như chúng tôi đã trình bày kỹ trong tài liệu tuyên án, tiền hối lộ được chuyển từ một nhà băng ở Philadelphia, đến một nhà băng ở Hồng Kông, rồi từ đó chuyển vào nhà băng tại TP. Hồ Chí Minh. Khi chuyển vào tài khoản của ‘Viên chức A’ thì chúng tôi biết, nhưng khi chuyển đến TP. Hồ Chí Minh rồi bị cáo rút tiền mặt để trả ra thì chúng tôi không biết sẽ vào túi ai.”
Vài phút sau đó, Luật Sư Duross trở lại đề tài này và nói:
“Không phải chúng tôi không cố gắng nhưng chúng tôi không thể xác định thêm danh tánh, hay họ tên đầy đủ... Một giới hạn liên quan đến việc tìm bằng chứng từ một nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Theo chỗ tôi biết, chúng tôi chưa hề nhận được giấy tờ nào từ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam . Vì vậy, không có tài liệu ngân hàng ở TP. Hồ Chí Minh không phải vì chúng tôi không có khả năng, mà vì không có cơ hội.”
Ông so sánh với Hong Kong :
“Chúng tôi nhận được giấy tờ ngân hàng ở Hong Kong , điều đó chứng tỏ là không phải chúng tôi không chịu khó đi nửa vòng trái đất.”
Trong một đoạn khác của biên bản, Luật Sư Charles Duross, đại diện bên công tố cho biết nhờ sự cộng tác của ông Joseph T. Lucas, một nhân viên cũ của Nexus, sau khi ông ta nhận tội vào tháng 6 năm 2009, chính quyền đã có thêm tên của quan chức Việt Nam liên quan khác.
Những quan chức Việt Nam đã nhận tiền hối lộ mà ông Lucas nêu danh là các ông (biên bản không có dấu): Le Minh Son, Nguyen Duc Nam , Tuan, và Duong Quoc Ha.
Riêng về ông Nguyen Duc Nam, giám đốc về mua sắm (Director of Purchasing Department) của sân bay Vũng Tàu, Luật Sư Duross tiết lộ rằng trong một email bị cáo Nguyễn Quốc Nam viết cho ông Lucas để báo cho Lucas biết là dù cấp trên của ông Nguyen Duc Nam sẽ phải phê chuẩn mọi hợp đồng, nhưng ông ta vẫn là người chính để liên lạc.
Một email khác cũng từ bị cáo Nguyễn Quốc Nam gửi cho Lucas nói rằng “phần hoa hồng của ông Nguyen Duc Nam là 10%” và ông Nguyen Duc Nam đòi hỏi thẳng là tất cả những món hàng bán cho sân bay Vũng Tàu đều phải trả khoản “hoa hồng” này.
Ðể có được một số chứng cớ có thể buộc tội, Luật Sư Duross cho biết điều tra viên phải đọc qua hơn 10,000 emails của ông Lucas, đọc 35 thùng tài liệu, 9 ở cứng, và hàng loạt CDs.
----------------------------------
Những Bài Liên Quan:
Hối lộ quan chức CSVN, 3 anh em Việt kiều Mỹ bị kết án tù (Thursday, September 16, 2010 4:29:55 PM)
Ba anh em người Mỹ gốc Việt là chủ công ty Nexus Technologies, Inc. và một người Mỹ hùn vốn trong công ty, vừa bị tòa án liên bang ở phía Ðông tiểu bang Pennsylvania kết án tù vì đã hối lộ viên chức nhà cầm quyền Hà Nội.
Ba anh em người Mỹ gốc Việt là chủ công ty Nexus Technologies, Inc. và một người Mỹ hùn vốn trong công ty, vừa bị tòa án liên bang ở phía Ðông tiểu bang Pennsylvania kết án tù vì đã hối lộ viên chức nhà cầm quyền Hà Nội.
Vụ Việt kiều Mỹ hối lộ quan chức VN: Công an cần 3 ngày, điều tra xong? (Wednesday, September 22, 2010 6:56:07 PM)
Thứ nhất, theo kết quả điều tra của chính phủ Mỹ, tổng cộng số tiền “huê hồng” dùng để hối lộ các quan chức Việt Nam lên đến trên $250,000.
Thứ nhất, theo kết quả điều tra của chính phủ Mỹ, tổng cộng số tiền “huê hồng” dùng để hối lộ các quan chức Việt Nam lên đến trên $250,000.
Cận cảnh vụ Việt kiều hối lộ quan chức VN: Khi luật pháp Mỹ bị thách thức! (Thursday, September 23, 2010 7:49:40 PM)
Tài liệu của Bộ Tư Pháp cho biết, trong vòng 9 năm, từ 1999 đến 2007, số tiền hối lộ mà Nexus trả cho các đối tác Việt Nam lên đến $689 ngàn, chưa kể những món chi trả chưa thể tính được.
Tài liệu của Bộ Tư Pháp cho biết, trong vòng 9 năm, từ 1999 đến 2007, số tiền hối lộ mà Nexus trả cho các đối tác Việt Nam lên đến $689 ngàn, chưa kể những món chi trả chưa thể tính được.
Thêm tên hai quan chức Việt Nam trong vụ Nexus (Friday, September 24, 2010 7:33:25 PM)
Trong vụ án này, tên tuổi những người nhận tiền hối lộ bên phía Việt Nam, dù là chứng cớ cần thiết để buộc tội các bị cáo Việt kiều, là điều khó biết nhất, lý do đơn giản là các bị cáo đã nhận tội.
Trong vụ án này, tên tuổi những người nhận tiền hối lộ bên phía Việt Nam, dù là chứng cớ cần thiết để buộc tội các bị cáo Việt kiều, là điều khó biết nhất, lý do đơn giản là các bị cáo đã nhận tội.
.
.
.
September 24, 2010
Đọc kỹ hồ sơ vụ án Nexus, thì lòi ra một số tên cá nhân ở VN ăn hối lộ. Vì một lý do gì đó (nhạy cảm?) những tên tuổi này được giữ rất kín, và chỉ tìm thấy gần như tình cờ, thoáng qua, như thể lỡ tay buột miệng tiết lộ.
Xem bảng liệt kê danh sách toàn bộ các văn bản trong hồ sơ trong vụ án ở đây. Một số văn bản trong hồ sơ đó tớ không download được vì “not authorized.”
Có thể thấy đó là một tập hồ sơ khổng lồ, nhưng tên quan chức nhận hối lộ thì chỉ nhác thấy ở vài chỗ.
Tên những cá nhân đó là:
* Nguyen Van Tan (hình như là Nguyễn Văn Tấn), giám đốc công ty T&T Co. Ltd., được miêu tả là “procurement arm” phụ trách mua công cụ cho Bộ Công An.
* Một quan chức tên “Mr. Lương” ở Vietsovpetro.
* Một quan chức nữa tên “Nguyen Van Tam” cũng ở Việt Xô.
Để giải thích những tên người này xuất hiện ở đâu thì cần hiểu sơ sơ về quá trình của vụ án và bản chất những văn bản trong hồ sơ. Trong đoạn dưới đây, con số trong ngoặc là số thứ tự trong danh sách trên.
(Bấm “Read more” đọc tiếp)
Một vụ án hình sự trong tòa Mỹ thường bắt đầu bằng một văn bản truy tố. Văn bản này chỉ là lời tố cáo của công tố viện, không phải là bằng chứng.
Có nhiều cách để bắt đầu một vụ án, và tùy theo cách, văn bản truy tố mang tên khác nhau, với những tên như “Indictment,” “Criminal Complaint,” “Information,” v.v.
Trong vụ này, người khởi đầu truy tố không phải là công tố viện mà là một Đại bồi thẩm đoàn liên bang. Văn bản truy tố của một Đại bồi thẩm đoàn luôn luôn là một bản “Indictment” (#1).
Trong vụ này, có một bản “Indictment” lúc đầu (trong entry này) và sau đó mấy tháng có thay bằng một bản khác, được gọi là “Superseding Indictment” (#106 — đọc ở đây; superseding có nghĩa là đè lấp lên, thay thế).
Bản indictment chỉ tố cáo chung chung, bị cáo đã vi phạm luật này, bằng những hành động này, v.v., nhưng không nhiều chi tiết.
Thế thì một trong những quyền lợi của người bị cáo, là mình phải biết mình đang bị truy tố vì hành động nào. Không thể truy tố người ta khơi khơi “tội hối lộ” mà phải nói rõ, hối lộ ai, lúc nào, ở đâu, bao nhiêu. Và điều này phải nói trước cho người ta chuẩn bị bào chữa, không thể tới lúc ra tòa mới đùng một cái bung ra.
Cho nên, nếu indictment không đủ chi tiết, thì bên công tố phải cung cấp cho bên bị cáo một văn bản chi tiết hơn. Văn bản đó gọi là “bill of particulars.”
Thế thì trong vụ này, phía bị cáo cho rằng bản indictment chưa đủ chi tiết, nên nộp đơn (“motion“) xin tòa bắt bên công tố phải cung cấp một cái “bill of particulars.” (#95)
Bên công tố cãi (#109), không cần bill of particulars, đọc Indictment đủ hiểu rồi. Vì luật chỉ đòi hỏi chúng tôi chứng minh là đã có một hành động hối lộ, tiền bạc trao tay như thế như thế, còn người nhận nếu lỡ không phải quan chức A mà là quan chức B, cũng vẫn có tội – công tố cãi vậy. Và trong văn bản cãi (gọi là “Opposition“), bên công tố cũng nói:
Hiện nay phía công tố chỉ biết có một quan chức thôi, là nhân vật ở T&T mang tên “Official A” và chúng tôi đã gởi thư cho bên bị cáo, cho họ biết ông đó là ai tên gì rồi. (Phần in đậm là tớ thêm vào)
Ra tòa (#141), tòa xử công tố phải cung cấp bill of particulars. Tòa bảo thì công tố làm. Họ cung cấp (đưa thẳng cho bên bị, không nộp cho tòa) bill of particulars cho bên bị.
Công tố cung cấp xong, bên bị tố cáo công tố đưa chưa đủ, vì thiếu tên nè, thiếu họ nè, thiếu chức vụ nè, v.v. Bèn nộp một đơn nữa (lại một “motion“) xin tòa ép công tố phải tuân thủ đúng lệnh tòa bảo cung cấp bill of particulars. “Đơn xin tòa ép” công tố phải làm thế này thế nọ, nên mang tên là “motion to compel” (“compel” nghĩa là ép buộc, thúc giục). Nó ở #133.
Tiết lộ tình cờ, trong chú thích của motion to compel.
Và chính ở đơn này (đọc ở đây) mà trong chú thích, bên bị cáo tình cờ tiết lộ tên “Mr Luong” ở VietSovPetro và “Nguyen Van Tam” ở VietSovPetro.
Đó là 2 tên người được tiết lộ trong motion to compel, chứ trong bill of particulars thì dài hơn, vì motion to compel có càm ràm là bill of particulars thiếu chi tiết: có 24 người, thì 3 người không có họ tên (“name unknown”), 4 người tên không đủ (“first name unknown”) và 7 người không có chức vụ (“position unknown”).
(Thắc mắc: Sao lúc trước nói chỉ biết mỗi một “Official A” thôi mà bi giờ lại biết thêm một mớ người nữa vậy? Xin nhắc là trong vụ án này, phía công tố được sự hợp tác của bị cáo Joseph Lukas, như tiết lộ trong #195. Ông Lukas hợp tác để được giảm án. Nên mỗi lúc biết thêm một chút.)
Đó là tình cờ xì ra hai tên. Phải tới cuối cùng mới xì ra thêm một tên nữa, như sau.
Mấy tháng sau, các bị cáo đồng ý nhận tội. Lúc đầu chỉ có Lukas hợp tác để được giảm án, sau đó tới cô em, Kim Anh Nguyen, cũng đồng ý hợp tác để được giảm án, nên hai anh em Nam & An đều rét, chịu nhận tội luôn.
Sau khi các bị cáo nhận tội, thì tòa phải tuyên án tù bao lâu, phạt bao nhiêu tiền, v.v. Từ ngày nhận tội tới ngày tuyên án là tới mấy tháng lận. Trong những tháng đó, thì hai bên được giao nhiệm vụ nộp một bản báo cáo và giải thích, theo quan điểm của mỗi bên, là án tù hay phạt, nên là bao nhiêu. Cần thời gian lâu vì trong lúc này Probation Department sẽ vào cuộc, phỏng vấn bị cáo, phỏng vấn gia đình, để đưa ý kiến của Probation Department. Bản báo cáo đó mang tên “sentencing memo” (có nơi gọi là “sentencing report“).
Thế thì trong bản báo cáo của phía công tố, về Nam Nguyen (#191, đọc ở đây), mới tình cờ xì ra, trong chú thích 1, là nhân vật “Official A” ở công ty T&T là “Nguyen Van Tan,” giám đốc công ty này.
Ở trang 6 & 7, Nguyen Van Tan được miêu tả là “Managing Director” của T&T, và T&T là “procurement arm” (cơ quan phụ trách mua sắm) của Bộ Công An.
Đó, chuyện là vậy.
.
.
.
No comments:
Post a Comment