Wednesday, September 29, 2010

BÒ TÈN - ĐỒNG ĐĂNG : BƯỚC CHÂN BẮC THUỘC LẦN THỨ 5

Bò Tèn-Đồng Đăng: Bước chân Bắc thuộc lần thứ 5

. . . . .
Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi muốn nói đến rủi ro của nạn thông tin mờ ảo.
Một định chế quốc tế giữ vai trò ổn định tài chính cho thế giới đã gửi chuyên gia tới giúp Việt Nam lượng định tình hình và phòng ngừa rủi ro về kinh tế. Họ thảo luận rõ ràng và báo cáo minh bạch cho mọi người cùng biết. Những người cần biết vì làm chính sách thì phật ý và phản ứng, mà phản ứng trên báo chí nước ngoài làm người dân bên trong có khi không biết được.
Đấy là thái độ văn hoá phản ảnh một tầm nhìn chuyên môn đáng ngại về chuyện thông tin..
Cùng lúc đó, Việt Nam và Trung Quốc cũng có nhiều phiên họp để trao đổi về kinh tế. Như Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại của Hà Nội gặp Bộ trưởng Thương mại của Bắc Kinh hôm 23 Tháng Tám để nói chuyện tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Sau đó, vào tuần qua, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã tiếp kiến Chủ tịch Khu Tự trị Dân tộc Choang ở Quảng Tây để chào mừng năm ngày hội nghị giữa Quảng Tây với các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Quảng Ninh. Xuyên qua chuyện này, ta mới biết đến dự án thành lập một khu phát triển mậu dịch giữa đôi bên đã được bàn tính từ năm 2007.
Theo dự án này, mỗi bên để ra tám cây số vuông rưỡi, thuộc thị trấn Bằng Tường của Quảng Tây và Đồng Đăng của Lạng Sơn, để lập ra một khu kinh tế giáp giới. Trung Quốc đã hoàn tất việc nghiên cứu dự án từ năm ngoái và muốn khu vực này trở thành khu biến chế cho xuất nhập khẩu, khu thương mại và hậu cần quốc tế.

Nguyễn Bặc  -  Chân Trời Mới
BÒ TÈN – một tỉnh của Lào – đang dần biến mất… phải chăng là số phận của Việt Nam?
Bò Tèn –nằm sát biên giới Lào-Hoa– là một thành phố của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, vì nó rõ ràng nằm trên đất Lào. Nhưng hiện nay ra đường người ta không thể tìm ra một người dân Lào nào cả. Tất cả các chủ nhân hay công nhân viên trong tỉnh đều là người Hoa, ngôn ngữ trao đổi rặt là tiếng Tàu, tên hiệu các cửa tiệm được viết bằng chữ Hán, tiền tệ mua bán là đồng Yuan của Tầu và giờ giấc trên đồng hồ công cộng là theo giờ Bắc Kinh, chứ không phải là giờ Vạn Tượng, thủ đô của Lào nữa. Các nhân viên cảnh sát trong thành phố – đi xe không bảng số – là người Hoa, cũng như các đầu bếp trong những quán ăn, các cô trẻ tiếp tân trong các khách sạn, các đoàn phụ nữ lau chùi dọn dẹp… tất cả đều đến từ mọi miền của TQ. Cả một vùng kinh tế đặc biệt Bò Tèn với 21km2 nằm gọn lỏn trong tay TQ. (1) Nguyên trước đây chỉ mới vài năm thôi, một công ty TQ tên là Golden Boten City Co. Ltd. đến liên hệ với các quan chức địa phương Lào, xin thuê đất với hợp đồng dài hạn 30 năm, trong đó có một điều khoản quan trọng là ghi nhận khả năng gia hạn hợp đồng này 2 lần nữa, mỗi lần thêm 30 năm! Sau khi có giấy phép thuê đất trong tay, công ty Golden Boten City Co. Ltd. đã không để mất một giây phút nào, ồ ạt bay vào làm ăn: Trong một thời gian kỷ lục, người Hoa đã xây xong một khách sạn hạng sang 700 giường, đặt tên rất kêu là Royal Jinlun Hotel, sát bên đó là một sòng bài Casino khổng lồ với 11 phòng sát phạt. Một khách sạn 5 sao khác, 700 giường, sẽ được khánh thành nay mai trong mùa xuân này, cùng với một sân chơi Golf, một trường đua ngựa, một sân bắn súng thể thao và một sân vận động đua xe Go-Kart. Trong thời gian sắp tới, hàng loạt nhà cửa, chợ búa, phố xá được xây cất trong một dự án phát triển kinh tế rất tham vọng, muốn nâng dân số của Bò Tèn từ 7000 hiện nay lên 60.000 cư dân người Hoa. Còn người dân Lào? Họ nổi tiếng hiền lành chất phác, sống xa lánh những nơi ăn chơi truỵ lạc, bài bạc và đĩ điếm. Cho nên dân Lào tại Bò Tèn đã từng đợt, từng gia đình, âm thầm rút đi khỏi nơi chôn nhau cắt rún mà họ không còn cảm nhận được là quê hương của mình nữa. Họ trở thành những người tị nạn trên chính quê hương của mình.
Ai cho rằng Bò Tèn chỉ là một trường hợp đơn lẻ, thì nên đọc bản báo cáo của cơ quan GTZ (một cơ quan viện trợ kỹ thuật lớn của Đức), theo đó người Hoa hiện đã thuê dài hạn đến 10.000km2 (!) đất của Lào để làm ăn, tương đương với 4% diện tích nước Lào. Báo mạng Asia Times cho hay hiện nay Trung Quốc thống trị hoàn toàn kinh tế nước Lào, từ kỹ nghệ quặng mỏ, thuỷ lợi, trồng cây cao su hay thương mại,… Và ai cho rằng Lào chỉ là một trường hợp ngoại lệ thì cũng nên đọc lại bức thư ngày 22 tháng 1 năm 2010 của 2 cựu Tướng VC Quân đội Nhân dân là Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh. Họ đã gửi thư tới Bộ Chính trị ĐCSVN và Thủ tướng VC về việc có đến 10 tỉnh (!) trong nước đã cho doanh nghiệp nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan) thuê rừng để khai thác dài hạn trong vòng 50 năm, tổng số diện tích rừng cho thuê lên đến 3053 km2, tương đương với 1% diện tích nước ta.
… Từ cái nhìn chiến lược của những nhà QS, 2 Tướng này đã cảnh báo “một hiểm hoạ cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia” trong vụ lãnh đạo 10 tỉnh Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài thuê rừng dài hạn :
* Thứ nhất là nguy cơ rừng đầu nguồn (nơi xuất phát các dòng sông) bị chặt phá thì hồ thuỷ lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp.
* Thứ hai là mối nguy di dân, nhập cư lén lút vào nước ta, khi các công ty TQ đem người ào ạt sang làm việc và an cư lập nghiệp hằng nửa thế kỷ (!) trong những vùng rừng núi mà họ được thuê dài hạn, ngoài vòng kiểm soát của chính phủ VN. Việc di dân lén lút này đang được chứng kiến tại các công trường bô-xít trên Tây Nguyên hiện nay hay công trường xây cất nhà máy nhiệt điện ở Hải Phòng vừa qua.
* Thứ ba là nguy cơ gây xung đột xã hội, phá hoại đời sống vật chất và tinh thần nhân dân miền núi. Tướng Nguyên rút kinh nghiệm hồi làm dự án 327 người dân mình lúc nào cũng thiếu đất, muốn làm dự án còn không có mà làm, vậy mà nay một số nơi đã thu hồi đất của dân (đất lâm nghiệp thực tế đã có chủ) để giao cho nước ngoài thuê. Theo tự nhiên, dân đồng bằng phải có ruộng, người miền núi phải có rừng. Nay cho thuê hết đất rừng thì người dân tộc thiểu số coi như bị cướp mất đất sống. Họ có thể phải di dân qua phá rừng những khu vực khác để mưu sinh. Như vậy, nguy cơ mất rừng chỗ khác rất cao. Báo mạng tuanvietnam.net đã kể lại tình cảnh khó khăn của nhiều người dân ở xã Đông Quan (huyện Lộc Bình, Lạng Sơn): Khi nghe Công ti InnovGreen (HồngKông-TrungHoa) hứa hẹn đền bù đất, mở đường sá, đưa điện vào thôn và tạo công ăn việc làm, nên người dân đã đồng ý giao đất rừng cho họ. Thế nhưng sau đó người dân vừa bị mất đất, vừa phải trở thành người làm thuê vất vả ngay trên đất của mình, mà tiền công còn bị nợ, nói gì đến tiền bồi thường từ đất rừng, những lợi ích khác thì không thấy.
* Thứ tư – nghiêm trọng nhất – là đe doạ an ninh quốc phòng. Nhiều địa điểm cho thuê có vị trí chiến lược và địa lý chính trị trọng yếu. Trong tổng số diện tích rừng cho thuê có đến 87% là những khu rừng sát biên giới, nơi mà vấn đề chủ quyền và an ninh giữa 2 nước vẫn còn nóng bỏng trong bối cảnh những tranh chấp liên tục trên Biển Đông. Riêng trong tỉnh Lạng Sơn, sẽ cho thuê hơn 70 ngàn mẫu tây (héc-ta) rừng, bằng 1/4 tổng số rừng cho thuê khắp nước. Lạng Sơn là nơi lính TC đã phá thị xã thành bình địa trong cuộc chiến Việt-Trung 1979. Bên cạnh LạngSơn có 2 tỉnh cho thuê rừng nữa là Quảng Ninh và Cao Bằng cũng tiếp giáp biên giới TQ. Bảy tỉnh còn lại cho thuê rừng là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. Đặc biệt Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, và Quảng Nam thì có đường lên Tây Nguyên, sang Campuchia!
Từ 2005 đến 2008, InnovGreen đã được cấp giấy phép trồng rừng và khai thác gỗ dài hạn 50 năm trên 6 tỉnh biên giới : Thanh Hoá, Quảng Ninh, Nghệ An, Lạng Sơn, Kontum và Quảng Nam. Tổng số diện tích khai thác lên đến 3500 km2, với tổng số vốn đầu tư dự trù ban đầu 284,2 triệu USD Như đánh giá của phân tích gia Nguyễn Văn Huy, thì “thật đáng buồn cho đất nước” với một số tiền khiêm nhường bỏ ra, người nước ngoài đã có thể mua được cả một khu vực quốc phòng rộng lớn mà trước đó cha ông của chúng ta đã đổ nhiều xương máu bảo vệ“. (3)
Đáng buồn hơn nữa cho đất nước, vì hành động phản bội tiền nhân và phản bội tổ quốc này của đám lãnh đạo CS trong cả 10 tỉnh VN sẽ không hề bị bất cứ pháp luật nào trừng trị cả và trong tương lai vẫn có thể tái diễn nhiều lần, dù có hay không những Đồng Sĩ Nguyên và Nguyễn Trọng Vĩnh. Nguyễn Tấn Dũng –mang danh Thủ tướng chính phủ và đứng hàng thứ ba trong bộ đầu nậu CSVN– cũng không dám bày tỏ bất cứ một chút uy quyền nào đối với nhóm lãnh chúa cầm đầu tỉnh có trách nhiệm nói trên, ngoài lời trách cứ kiểu phủi bụi, như việc quyết định cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất ở một số địa phương có biểu hiện chưa đúng với những quy định hiện hành của Nhà nước : Mọi người chúng ta nên ghi nhận, đó chỉ là biểu hiện chưa đúng mà thôi, chứ không phải bản chất nó đã là sai trái quá rõ rệt và hậu quả nghiêm trọng khôn lường được !
Trong khi các Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch UBND tỉnh vẫn sẽ vô tư đi họp hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN trong tuần qua tại Hà Nội, mà điểm chính chương trình là chia chác các ghế ngồi trong những cơ quan cầm đầu đảng và chính phủ nhiệm kỳ tới (sẽ quyết định chính thức trong Đại hội Đảng lần thứ 11đầu năm tới), thì hàng loạt những người yêu nước vẫn ngồi tù một cách uất ức hay thường xuyên bị công an CS sách nhiễu một cách đê tiện, chỉ vì họ đã lên tiếng cảnh báo trước các thủ đoạn bành trướng “cứng và mềm” của Bắc phương.
Với một hệ thống chính trị tồi bại và một đội ngũ lãnh đạo vừa ngu xuẩn vừa tham lam, tham nhũng như ĐCSVN hiện nay, thì VN khó tránh khỏi số phận của Bò Tèn.
Nguyễn Bặc

Những bài liên quan :

Anhbasam
Đăng bởi hoangtran204 on 25/06/2009
ASIA TIMES
Khu phố Hoa Kiều đời mới đang cónhững người Lào sống bên lề
Bài của Brian McCartan
Ngày 26-7-2008

Đăng ngày: 06:18 26-09-2009

Trọng Nghĩa  -   RFI
Bài đăng ngày 08/11/2009 Cập nhật lần cuối ngày  08/11/2009 19:16 TU

toquoc.gov.vn

.
.
.

No comments: