Friday, November 27, 2009

BÃO TỐ ĐANG NỔI LÊN

South China Morning Post
24-11-09
BÃO TỐ ĐANG NỔI LÊN
Greg Torode
http://www.viet-studies.info/kinhte/BaoToNoiLen.htm
Sau chuyến viếng thăm kém nhiệt huyết một cách có chủ đích của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Trung Quốc, có thể thấy rõ là chính quyền của ông đang đặt niềm tin vào việc hợp tác thay cho đối đầu vì nó cảm nhận đó là cách vượt qua mối quan hệ ngày càng phức tạp với Bắc Kinh.

Các câu hỏi vẫn còn gây tò mò (mang tính thời sự). Liệu cách tiếp cận mềm mỏng này có thực sự hữu ích khi quan hệ Mỹ - Trung bị thách thức bởi phần nào những khủng hoảng đang tấn công mối quan hệ đó theo định kỳ? Và phép thử lớn tiếp theo sẽ nổi lên ở đâu và như thế nào?

Trong khi Đài Loan vẫn còn nhạy cảm như cũ, và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế chắc chắn cũng có khả năng phát sinh một bất ngờ khó chịu, một số quốc gia trong khu vực đang dõi về biển Đông như là một nguồn xung đột tiềm tàng mới. Nó có thể nằm phần lớn ngoài sự chú ý của công chúng khi các vấn đề khác chiếm được quan tâm hàng đầu, nhưng nó chắc chắn không nằm ngoài những lo lắng của Washington.

Cả Ngũ giác đài và Bộ Ngoại giao đã âm thầm nhưng chủ ý lắng nghe những cảnh báo gần đây về các hoạt động của Trung Quốc như nguyên nhân gây căng thẳng và chạy đua trên tuyến đường biển chiến lược và tranh chấp kéo trở lại thành điểm nóng lần đầu tiên trong nhiều năm.

Việc hoàn thành căn cứ hải quân nước sâu trên đảo Hải Nam và khẳng định ngoại giao đang gia tăng của Bắc Kinh về tuyên bố lịch sử quyết định (kéo dài) của nó đối với hầu như toàn bộ Biển Đông đã thực sự dập tắt những nỗ lực ngọai giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trong việc làm dịu bớt những căng thẳng.

Bắc Kinh cũng đã chính thức hóa đưa ra những phản đối về họat động do thám thông thường của quân đội Mỹ trong vùng, khi tàu hải quân Mỹ khẳng định họ sẽ tiếp tục thực thi quyền được tiến hành các nhiệm vụ đó.

Ngoài việc viếng thăm các tuyến đường trên biển và giải pháp hòa bình, Washington từ lâu đã đứng ngoài tranh chấp mà cả Trung Quốc và Việt Nam tuyên bố toàn bộ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, và Philippines, Malaysia và Brunei tuyên bố một phần chủ quyền (các tuyên bố của Đài Loan phản ánh tuyên bố của Bắc Kinh).

Tuy nhiên, nhiều việc đang thay đổi. Sức ép không công khai của Bắc Kinh đối với công ty dầu lửa khổng lồ của Mỹ, Exxon Mobil năm ngoái rõ ràng đã gia tăng những đe dọa. Với những cảnh báo ám chỉ kín đáo, các đại diện của Bắc Kinh tại Washington đã yêu cầu các nhà quản trị ExxonMobil hủy bỏ thỏa thuận thăm dò dầu khí với Việt Nam hoặc mạo hiểm gây hại cho các doanh nghiệp của nó ở Trung Quốc.
Trong những ngày cuối của chính quyền tổng thống George W. Bush, các quan chức cấp cao, bao gồm Tổng trưởng Quốc phòng Robert Gates và sau đó là thứ trưởng Ngoại giao John Negroponte, đã bày tỏ mối lo lắng về cách hành xử của Trung Quốc.

Những lo lắng này đã tiếp tục trong thời kỳ mới của Obama. Trong cuộc điều trần được thông báo hạn chế của Thượng viện Hoa Kỳ vào tháng Bảy, trợ lý thứ trưởng Ngọai giao Mỹ đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Scot Marciel, xác nhận rằng Washington đã tăng những lo ngại đối với Bắc Kinh. "Chúng tôi phản đối bất kỳ nỗ lực nào hăm dọa các công ty Mỹ," Marciel nói. "Tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia không nên được giải quyết bằng nỗ lực gây sức ép cho các công ty không tham gia tranh chấp."
Điều đáng nói, một quan chức cao cấp của Lầu Năm Góc đã phát biểu trong chính cuộc điều trần rằng, không chỉ lực lượng Mỹ sẽ duy trì như "lực lượng quân sự hiện tại và được bố trí ưu việt trong khu vực", mà sẽ thúc đẩy ngoại giao quân sự và hợp tác với các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực, trong số các biện pháp khác. Trợ lý Thứ trưởng Quốc phòng Robert Scher cảnh báo về sự cần thiết "để ngăn chặn những căng thẳng ở Biển Đông phát triển thành một mối đe dọa cho những lợi ích của Mỹ".
Những phát biểu này đã ít được đưa tin trên báo chí lúc đó, nhưng sau đó đã gây tiếng vang trong toàn khu vực, đến đúng như nhiều nước láng giềng Đông Nam Á của Trung Quốc đang tìm cách phát triển hải quân của chính họ một cách rời rạc như là cáchh ngăn chặn sự tăng cường lực lượng của quân đội Bắc Kinh.

Một báo cáo mang tính học thuật mới đưa ra tuần này bởi Ian Storey và Clive Schofield, những học giả ở Singapore và Úc đã cho thấy một viễn cảnh ảm đạm.

Cả hai đều đã viết "Xung đột không phải là không thể tránh khỏi ở Biển Đông, nhưng nếu các xu hướng hiện nay tiếp tục, thì những tranh chấp về chủ quyền và tài nguyên sẽ là nguồn gia tăng xung đột giữa các quốc gia có khả năng lan thành sự đối đầu quân sự". Đó là một cảnh báo ngày càng được nghe trong các cuộc gặp gỡ ngoại giao khắp khu vực.


-----------------------------------------------------

Trung Quốc đưa hai tàu lớn đến Hoàng Sa
Bài này được đăng lúc 10:45 ngày Thứ Sáu, 27/11/2009
http://bauxitevietnam.info/c/19491.html

Theo tin của mạng
http://english.sina.com/china, hai tàu lớn Yuzheng 311 và 303 của Trung Quốc đã đến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hôm 26/11 nhằm “hộ tống các thuyền đánh cá ở Biển Đông” và tuần tra vùng biển mà Trung Quốc tự cho thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của mình.

Tàu lớn Yuzheng 303 của Trung Quốc đang neo đậu ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông, ngày 26/11/2009.
http://bauxitevietnam.info/uploads/2009/11/114.jpg

Tàu lớn Yuzheng 311 của Trung Quốc đang di chuyển gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông, hôm 26/11/2009.
http://bauxitevietnam.info/uploads/2009/11/27.jpg

Tàu lớn Yuzheng 311 của Trung Quốc đang di chuyển gần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông, ngày 26/11/2009.
http://bauxitevietnam.info/uploads/2009/11/36.jpg

Bauxite Việt Nam


Nguồn:
http://english.sina.com/china/p/2009/1126/288553.html




No comments: