Hội nghị về biến đổi khí hậu tại Copenhagen
Linda Mottram
Nguồn China, US leaders to attend UN climate summit
27/11/2009 - 16:08
http://www.bayvut.com.au/s%E1%BB%B1-ki%E1%BB%87n/h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-v%E1%BB%81-bi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BB%95i-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu-t%E1%BA%A1i-copenhagen
Trung Quốc và Mỹ sẽ tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu diễn ra tại Copenhagen, Đan Mạch vào tháng tới.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo là nhà lãnh đạo cuối cùng thông báo sẽ tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Copenhagen, Đan Mạch vào tháng tới. Hội nghị này có sự tham dự của 58 nhà lãnh đạo đến từ các quốc gia, trong đó có Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ông Obama có trọng trách mới là thúc đẩy việc cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở Mỹ.
Ông Obama đã đặt hội nghị về biến đổi khí hậu lên hàng đầu. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng coi trọng vấn đề này mặc dù ông chưa xác nhận kế hoạch làm việc và chưa lên tiếng về việc liệu Trung Quốc có đưa ra các chỉ tiêu cắt giảm hay không. Tổng Thống Obama đang tiến tới giai đoạn cuối cùng trong chính sách ngoại giao.
Thủ tướng Kevin Rudd, đồng minh chính thức của Mỹ tại hội nghị Copenhagen đã được mời tới Washington trong tuần tới chỉ để thảo luận về vấn đề này. Thông tin này được ông Kevin Rudd thông báo trong kì họp cuối cùng với Hạ viện Úc.
Thủ tướng Kevin Rudd phát biểu: “Tôi muốn thông báo cho Hạ viện biết Tổng thống Mỹ đã mời tôi tới Washington vào thứ Hai tới sau cuộc gặp gỡ của các nguyên thủ quốc gia Khối Thịnh Vượng Chung vào thứ Sáu tại Trinidad.”
Thủ tướng Úc sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia Khối Thịnh Vượng Chung và đây sẽ là buổi họp mặt cấp cao cuối cùng trước khi hội nghị về biến đổi khí hậu diễn ra tại Copenhagen.
Thủ tướng Rudd cho biết: “Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia Khối Thịnh Vượng Chung có vai trò quan trọng vì nó tập hợp được rất nhiều các quốc đảo nhỏ ở khu vực Thái Bình Dương và những khu vực khác cũng như trong việc thảo luận trước để đưa ra được một thỏa thuận chung về biến đổi khí hậu trong lộ trình hướng tới hội nghị ở Copenhagen trong tháng tới. Đặc biệt, hội nghị này cũng là cơ hội để Mỹ và Trung Quốc thể hiện vai trò của mình.”
Các nhà lãnh đạo thế giới chào đón thông tin cho biết Tổng thống Obama tới Copenhagen với mục tiêu đến năm 2020 Hoa Kỳ sẽ cắt giảm lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính xuống 17% mức khí thải của năm 2005 và xuống 80% vào giữa thế kỉ 21. Đại sứ Mỹ tại Úc, ông Jeffrey Bleisch – người thân cận mới của ông Obama - cho biết cam kết giải quyết vấn đề về biến đổi khí hậu của Mỹ đã rõ ràng. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng, tại hội nghị sẽ diễn ra ở Copenhagen trong tháng tới, sẽ rất ít có cơ hội để đạt được một thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu để thay thế cho Nghị định thư Kyoto năm 1997.
“Tôi tin rằng các vị lãnh đạo đã cam kết sẽ đạt được một kết quả ý nghĩa tại Copenhagen. Tuy nhiên, có một điều mà chúng ta cần phải ghi nhận thay đổi khí hậu là một vấn đề rất nan giải và vì vậy, chúng ta không thể đánh giá sự thành công của hội nghị thể hiện ở các thắng lợi đơn lẻ . Chúng ta tin tưởng vào sự thành công của hội nghị sắp tới tại Copenhagen nhưng cũng hiểu rằng đây chỉ là một bước đi trong cả chặng đường dài”, ông Bleisch nói.
Các vấn đề nan giải
Một trong những vấn đề khó giải quyết nhất hiện nay là Trung Quốc vẫn giữ vững lập trường rằng chỉ có các nước phát triển mới nên bị ràng buộc bởi các mục tiêu trong thỏa thuận chung về biến đổi khí hậu. Nói cách khác, việc Châu Âu đánh thuế carbon cho các sản phẩm nhập khẩu từ các nước không tham gia vào thỏa thuận chung về biến đổi khí hậu, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ.
Bộ trưởng Thương Mại Úc Simon Crean cũng đã lên tiếng cảnh báo về vấn đề này: “Chúng ta nên cẩn trọng khi các biện pháp như đánh thuế carbon có thể trở thành một rào cản thương mại mới. Các nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu như chúng ta đang cố gắng xóa bỏ rào cản thương mại nhưng rồi lại thiết lập một hệ thống rào cản mới dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường.”
Vẫn còn rất nhiều khó khăn chưa giải quyết được trong việc đạt tới một thỏa thuận quốc tế về biến đổi khí hậu. Một số nước đã tiến hành một số giải pháp ở cấp quốc gia, ví dụ New Zealand đã thông qua kế hoạch cắt giảm khí thải, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng nó sẽ không góp phần làm giảm ô nhiễm carbon. Trung Quốc cũng được khen ngợi về các giải pháp, từ làm giảm ô nhiễm môi trường cho tới đầu tư vào năng lượng và công nghệ sạch, nhưng nhu cầu phát triển công nghiệp của nước này hiện vẫn rất lớn. Trong khi đó ở Úc, chính phủ cũng đưa ra kế hoạch cắt giảm khí thải và kế hoạch này cần nhận được sự ủng hộ từ phía phe đối lập. Tuy nhiên, kế hoạch gây ra nhiều rối ren trong nội bộ của phe này. Nó cũng gây khó khăn cho chính phủ Úc trong việc luật hóa kế hoạch. Các nhóm hoạt động vì môi trường Úc cho rằng chính phủ nên từ bỏ kế hoạch vô dụng này.
Giám đốc điều hành của nhóm môi trường Greenpeace International cho biết, những quốc gia như Úc chưa thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của mình. “Trong khi Úc có tầm ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế, xét trên cách mà Úc thể hiện vai trò của mình trong các cuộc thương lượng, điều mà chúng tôi lo lắng là Úc chính là một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới. Úc xuất khẩu than đá nhiều nhất trên thế giới và đang có kế hoạch tăng sản lương khai khoáng lên gấp đôi. Tính mức ô nhiễm trên đầu người thì thật đáng buồn Úc là nước ô nhiễm nhất thế giới. Vì vậy, theo tôi, kế hoạch cắt giảm 5% khí thải gây ô nhiễm của nước này là quá ít so với con số 40% vào năm 2020 mà chúng tôi đưa ra cho khu vực.”
Kumi Naidoo cho biết ông sẽ không từ bỏ mục đích kêu gọi cắt giảm khí thải gây ô nhiễm tại hội nghị ở Copenhagen. Ông nói thêm rằng, đây cũng là cơ hội cho những người dân trên khắp thế giới bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề môi trường.
No comments:
Post a Comment