Wednesday, July 29, 2009

NGÀY 27 THÁNG 7 NĂM NAY CÓ GÌ LẠ ?


tuần kí số 14
NGÀY 27 THÁNG 7 NĂM NAY CÓ GÌ LẠ ?
Nhac si To Hai's Blog
Jul 28, '09 5:23 AM
http://langdu126.multiply.com/journal/item/109/109
Cứ mỗi năm,đúng ngày này, thông lệ là các cấp lãnh đạo, từ Trung Ương tới đia phương, đều thay nhau về các trại thương binh tập trung, các quân y viện...các gia đình có nhiều con em hy sinh vì Tổ Quốc để ủy lạo, tặng quà........Nhưng năm nay, một điều khác thường đã diễn ra xưa nay chưa từng có. Ngày thương binh liệt sỹ , ngoài việc đến thăm trại thương binh Bà rịa-Vũng Tầu (như đã hứa cách đây 4 năm) của TBT-NĐM, gần như toàn bộ các cấp lãnh đạo , các cơ quan báo chí, Đài, Tivi, cả nước đều tập trung vào việc vinh danh những người....đã chết, cái vế rất ít được nhấn mạnh từ xưa tới nay.
CHẾT ! VÌ SAO MÀ CHẾT? quả là khó nói!
Vậy mà lần này, người ta đã tổ chức thật là trang trọng những cái lễ tưởng nhớ những người con của đất nước đã ngã xuống ngay ở những nơi cực kỳ "nhạy cảm" làm xúc động cả triệu triệu lòng người... Và lần đầu tiên những con số trên 10.000 ngừoi ("phe ta") chết chỉ riêng ở thành cổ Quảng Trị mới được tiết lộ! Cũng là lần đầu tiên Chủ tịch nước NMT,phát biểu công khai khi tiếp những người còn sót lại ở cái trận địa giành đi giật lại này giữa "bên ta" va "bên nó"là :"Những sự hy sinh của các chiến sỹ anh hùng đó đã giúp ta ký kết được hiệp nghị Paris (!) mở đường cho công cuộc giải phóng miền Nam., giải phóng đất nước" (Thật tiếc là sau đó tớ tìm trên báo không thấy đăng toàn bộ bài nói này trừ một lần duy nhất ở trên VTV1, nên chỉ nhớ được đại ý chứ không trích dẫn được toàn văn)....
Và liên tục cả tuần là những cái chết của những đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong, những địa danh mới có tên hoặc không tên , thậm chí những "trọng điểm của trọng điểm" như trọng điểm trên đường 15A, Hương Khê-Hà Tĩnh (theo tướng Đồng sĩ Nguyên) mà ở đó "cả đại đội thanh niên xung phong đã "bốc hơi" nhưng cho đến nay vẫn chưa ai được công nhận là liệt sỹ"(?!) cũng được đưa lên Tivi, không còn ém nhẹm đi như cũ....
Tóm lại ,chưa bao giờ cái CHẾT được lôi ra ánh sáng , được đề cập công khai trên các phương tiện truyền thông như ngày 27 tháng 7/2009 năm nay. Quả là một bước "tiến bộ", một tư duy khá là "đổi mới" so với những thời đề cập đến cái chết coi như là....điểu cấm kỵ . Tớ , một thằng bị coi là "mất lập trường" khi viết "Qua sông lại nhớ con đò", sau khi kết thúc chiến tranh ở miền Bắc và "Những người trẻ mãi" sau 30-4-75, cứ tiếc ngẩn ,tiếc ngơ :Giá mà những bài đó lúc này tác giả của nó "không có vấn đề" thì thể nào người ta cũng dàn dựng lại hoành tráng hơn xưa....Ít nhất nó còn tình cảm tí chút,.... chứ việc gì mà lại cứ phải lên gân "Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam" rồi lại đủ thứ "Hành Quân! Tiến lên! Chiến thắng Đế Quốc Mỹ."...rất chi là "kiêu binh" như chương trình ca nhạc ở thành cổ Quảng Trị vừa rồi..hoặc ít nhất nếu ...thực sự đổi mới thì cũng cho báo chí được đăng công khai: " Tôi? Ai?" của thi sỹ họ Chế :Mậu thân 2000 người xuống đồng bằngChí một đêm còn lại có 30Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người đóTôi! Người viết những câu thơ cổ võCa tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phongMột trong 30 người kia ở mặt trận về sau mười nămNgồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏQuán treo huân chương, đầy mọi cỡChả huân nào nuôi nổi người lính cũAi chịu trách nhiệm vậy?Lại chính tôi!Người lính cần một câu thơ giải đáp về đờiTôi ú ớNgười ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phongmà tôi xấu hổTôi chưa có câu thơ nào hôm nay giúp người ấy nuôi đàn con nhỏGiữa buồn tủi, chua cay vẫn có thể cười
Mong rằng sang năm hoặc sang năm nữa cả nước không còn phải "Truyền miệng nhau về "bài thơ xám hối" này! NHƯNG...VUI LÀ VUI VẬY KẺO MÀ


Lý do:

1-/Thấy những lễ lạt hoành tráng, có cả sư sãi cầu siêu , thả đèn trôi sông ra biển , bỗng dưng tớ nhớ lại những đơn vị, những bạn bè tớ đã ngã xuông trong cuộc Kháng chiến Trường kỳ chống Pháp năm xưa. Hình như ,ngoài chiến thắng Điện Biên, chẳng có một ai, kể cả lãnh đạo (có lẽ họ còn quá trẻ để biết những thành tích này?) nhắc đến những đơn vị như Đại đi Ký con, những "Đoàn Quân Tây Tiến không mọc tóc", những "anh hùng địa lôi chiến của đường số 5", những chiến tích bắt sống Charton, Le Page trên đường số 4....Riêng với tớ , chứng kiến tận mắt sự hy sinh đến người chiến sỹ cuối cùng của cả một đội Tuyên Truyền xung phong của Đạo, cùng với Trung đội Bảo vệ nhà hát lớn Hải phòng của Nở.., của những những người thật sự chống xâm lược như Võ bá Hùng, Nguyễn Sơn Lâm.. của Phó Kỳ Năng, của Kỳ Vẩu, Kỳ thềm, của Tử Giang, Từ Tâm, Minh Thái .....và .bao nhiêu bạn bè đồng trang lứa khác mà càng thấy cái sự hy sinh của họ thật trong sáng, ngây thơ và cao cả biết bao ! Gần hơn nữa là cuộc chiến của "Đặng toòng chí" dạy cho Việt Nam một bài học",cuộc chiến 1988 chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa., Bao nhiêu con tầu như H-604, H-605 đã bị kẻ thù đánh chim sau khi quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh?? Bao nhiêu chiến sỹ hải quân Việt Nam đã mãi mãi về với biển..như thuyền trưởng Vũ Huy Lễ, thiếu Úy Trần văn Phương , Nguyễn văn Linh cùng 61 đồng đội đã không bao giờ trở lại đất liền vì bảo chỉ một bãi đá ngầm vì nó thuộc về Tổ Quốc (sau khi xem lại cảnh chiến đáu, tên tuỏi, gia đình vợ con họ trên Google)..Lẽ nào chẳng có ai là một liệt sỹ , là anh hùng ? Vậy mà , chẳng một giòng chữ nào, một lời nói cảm ơn nào , chứ chưa nói đến tượng đài, lễ lạt, cầu siêu ...đối với họ trong dịp kỷ niệm liệt sỹ hoành trang hiếm có này cả! Tớ thật ngẹn ngào trong cổ họng khi nghĩ đến những sự bỏ quên dù cố ý hay vô tình này.! Lẽ nào những cái chết của họ thua những cái chết "buộc Mỹ ngụy phải ký kết hiệp định Paris hay sao?

2-/ Tớ lại nghĩ tới giới văn nghệ sỹ đã ngã xuống vì quê hương đất nước trong kháng chiến chống Pháp. Tại sao trong những ngày 27/7, giới văn nghệ lại không làm những cuôc kỉ niệm để nhớ lại những người đã ra đi, dùng ngòi bút, cây cọ, tiếng đàn để góp phần đánh đuổi quân Pháp, giành độc lập cho tổ quốc và đã ngã xuống . Họ chưa hề được là "liệt sỹ" , những người như Tô Ngọc Vân, Trần Đăng, Hải Châu,... như đòan tuyên truyền văn nghệ chiến khu 3, như đòan văn công E48 ( phiên hiệu này có thể tớ nhớ nhầm một con số do trí nhớ của tớ đã kém đi rất nhiềul) bị thổ phỉ giết chết cả đòan,...đến những ngày 27 tháng 7 hàng năm, giới văn nghệ cứ liều tổ chức một buổi vinh danh họ thì hay biết mấy! Ai dám cấm chứ!

3-/ Tớ lại nghĩ tới lời nói của ông Võ Văn Kiệt : " Cứ 30/4 tới có triệu người vui thì có cả triệu người buồn" mà liên hệ tới ngày 27/7 bằng một câu như sau : " Cứ ngày 27/7 tới thì có triệu người buồn nhưng cũng cả triệu người... tủi hận. Đó là: Hàng triệu người ngã xuống ở phía bên kia. Ai cầu siêu? Ai thắp nhang cho họ ? Và tớ chợt nhớ tới một bà mẹ ở một làng . "........Thủy" (tớ quên béng mất rồi)gần thành phố Cần Thơ có một bi kịch điển hình cho bi kịch chung của đất nước..Mẹ Sáu có một ông chồng tập kết, sau đi B rồi hi sinh cho phía "bên này", chưa kịp trở về thăm lại vợ con sau 25 năm xa cách., và một đứa con đi quân dịch hi sinh cho phía "bên kia". Khi ngày thương binh liệt sỹ tới, bà bèn đưa gói quà tặng của lãnh đạo địa phương lên bàn thờ có ảnh cả 2 người xì xụp vái lạy mà mong ước rằng một ngày nào đó nước ta sẽ có một ngày "kỉ niệm chung những đứa con chung của tổ quốc Việt Nam" đã hi sinh cho độc lập, cho tự do cuả đất nước. Vô tình tớ đã có mặt tai nhà mẹ Sáu đúng vào cái ngày thương binh liệt sỹ năm ấy để hiểu được nỗi đau của mẹ Việt nam, nghe những lời mong ước đơn sơ của mẹ, đại diện cho cả triệu người mẹ Miền Nam khác mà "sáng ra một vấn đề" rất giản đơn mà các nhà chính trị đều có đủ thứ lý lẽ quanh co, rắc rối để biện bạch cho các cuộc chiến mà mình phát động hoặc bị dính líu ! Mơ ước này của mẹ Sáu và của tớ rất có thể sẽ trở thành hiện thực. Bao giờ? Bao giờ?... hở các bạn?


No comments: