Tuesday, July 28, 2009
PHÓNG VIÊN KHÔNG BIÊN GIỚI LÊN TIẾNG VÌ NGUYỄN TIẾN TRUNG
Phỏng vấn LS. Lê Trần Luật
Cập nhật: 10:36 GMT - thứ ba, 28 tháng 7, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/07/090728_le_tran_luat_iv.shtml
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới lo ngại nhà hoạt động chính trị Nguyễn Tiến Trung “đang chịu sức ép thể xác và tâm lý đáng kể trong cố gắng buộc anh ‘thú tội’”.
Phỏng vấn LS. Lê Trần Luật
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2009/07/090728_le_tran_luat_iv.shtml
Nghe/xem bằng Real Player hoặc Windows Media Player
Thông cáo ra ngày 27/07 của tổ chức đặt trụ sở ở Paris nói họ “bị sốc” khi biết tin không ai được phép liên lạc với anh Tiến Trung trong ba tuần qua.
Nói chuyện với BBC ngày hôm nay, luật sư Lê Trần Luật từ Sài Gòn giải thích liên quan an ninh quốc gia, công an thường từ chối không cho người thân tiếp xúc bị can.
“Họ vẫn cho gửi đồ vào để chăm sóc người bị bắt nhưng không cho gặp mặt,” luật sư, người tham gia một số vụ án chính trị gần đây, cho biết.
“Sau khi kết thúc điều tra, công an chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát. Khi đó họ cho thân nhân thăm gặp.”
Mới đây trong một vụ án khác, sáu nhân vật hoạt động dân chủ sẽ bị truy tố vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN sau 10 tháng giam giữ.
Cơ quan an ninh Việt Nam nói đã hoàn tất điều tra về các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Hữu Tính, Nguyễn Kim Nhàn, Ngô Quỳnh và chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát để làm thủ tục tố tụng.
Theo luật sư Lê Trần Luật, trong trường hợp này, thân nhân đã được cho phép gặp các bị can.
Ông nói thêm: “Dù luật tố tụng cho phép luật sư gặp bị cáo trong giai đoạn điều tra, nhưng việc đó thực tế không diễn ra.”
Trong cuộc phỏng vấn với BBC, ông Luật cũng trả lời về một bài báo trong nước hồi đầu tháng Bảy nói ông “bị phát hiện quan hệ bất chính”.
RSF lên tiếng vì Nguyễn Tiến Trung
Cập nhật: 11:20 GMT - thứ ba, 28 tháng 7, 2009
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090728_tien_trung_update.shtml
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Reporters Sans Frontieres-RSF) lo ngại nhà hoạt động chính trị Nguyễn Tiến Trung “đang chịu sức ép thể xác và tâm lý đáng kể trong cố gắng buộc anh ‘thú tội’”.
Thông cáo ra ngày 27/07 của cơ quan bảo vệ giới nhà báo, ký giả có trụ sở ở Paris nói họ “bị sốc” khi biết tin không ai được phép liên lạc với Tiến Trung trong ba tuần qua.
Tổ chức này kêu gọi chính phủ Việt Nam cho phép Tiến Trung được gặp luật sư hoặc người thân.
Lo ngại
Nói chuyện với BBC ngày hôm nay 28/07, luật sư Lê Trần Luật từ Sài Gòn giải thích liên quan an ninh quốc gia, công an thường từ chối không cho người thân tiếp xúc bị can.
“Họ vẫn cho gửi đồ vào để chăm sóc người bị bắt nhưng không cho gặp mặt,” luật sư, người tham gia một số vụ án chính trị gần đây, cho biết.
“Sau khi kết thúc điều tra, công an chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát. Khi đó họ mới cho thân nhân thăm gặp.”
Mới đây trong một vụ án khác, sáu nhân vật hoạt động dân chủ sẽ bị truy tố vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN sau 10 tháng giam giữ.
Cơ quan an ninh Việt Nam nói đã hoàn tất điều tra về các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Hữu Tính, Nguyễn Kim Nhàn, Ngô Quỳnh và chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát để làm thủ tục tố tụng.
Theo luật sư Lê Trần Luật, trong trường hợp này, thân nhân đã được cho phép gặp các bị can.
Ông nói thêm: “Dù luật tố tụng cho phép luật sư gặp bị cáo trong giai đoạn điều tra, nhưng việc đó thực tế không diễn ra.”
Nguyễn Tiến Trung cùng cựu trung tá quân đội Trần Anh Kim bị bắt giữ ngày 7/07 vì cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều luật 88 của Việt Nam.
Phóng viên Không Biên giới nói: “Chúng tôi lo ngại công an đang dùng đủ mọi cách để buộc anh thú tội, như đã làm với luật sư Lê Công Định”.
Theo tổ chức này, sẽ diễn ra một cuộc tuần hành ngày 2/08 trước Quảng trường Nhân quyền ở trung tâm Paris để đòi Việt Nam thả Nguyễn Tiến Trung.
Giới báo chí quốc tế đang tìm hiểu vì sao sau một giai đoạn được đánh giá là "tự do hơn Trung Quốc", Việt Nam bỗng bắt hàng loạt nhân vật bất đồng chính kiến chỉ trong một thời gian ngắn.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment