Monday, July 27, 2009
BỨC HẠI CHỈ CHẤM DỨT KHI ĐẢNG CỘNG SẢN BỊ GIẢI THỂ
Bức hại chỉ chấm dứt khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bị giải thể
Zhang Tianliang
Đăng ngày 27/07/2009 lúc 17:01:26 EDT
http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=3980
Lời thưa trước: Bài viết này có thể coi là một nét phác họa của chính người Trung Quốc về chân dung ĐCSTQ, những kẻ được Đảng Cộng sản Việt Nam coi là «đồng chí tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt, láng giềng tốt». Trông người lại ngẫm đến ta !...
Ngày 20 tháng Bảy vừa qua là ngày tưởng nhớ 10 năm Pháp Luân Công bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS TQ) bức hại. 10 năm qua là quãng thời gian đặc biệt và đau buồn. Nhờ sự lan truyền rộng rãi của tập tài liệu «Cửu Bình: Chín bài bình luận về Đảng cộng sản» [*], ngày càng có nhiều người biết được bản chất thực của ĐCS TQ. Tuy nhiên, theo tôi, sự bức hại sẽ không chấm dứt chừng nào ĐCS TQ còn tồn tại.
Chỉ có ĐCS TQ mới thấy có lợi khi bức hại Pháp Luân Công
Trước hết là vì chỉ có ĐCS TQ mới thấy có lợi khi bức hại Pháp Luân Công. Trong khi Pháp Luân Công đang được thực hành tại hơn 114 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ích lợi của Pháp Luân Công đối với sức khoẻ và đạo đức là điều đang tự hiển hiện. Và kết quả do Pháp Luân Công mang lại là những điều mà mọi xã hội bình thường đều mong muốn.
Tuy nhiên, vì lòng ghen tức và sợ hãi, Giang Trạch Dân đã quyết định bức hại Pháp Luân Công. Giang ghen tức khi thấy Pháp Luân Công đã chiếm được niềm tin của hơn 100 triệu người. Và điều mà Giang sợ nhất chính là sức mạnh vô cùng lớn về tinh thần và đạo đức do Pháp Luân Công mang lại. Chỉ có những kẻ độc ác nhất hoặc những đảng chính trị phản động nhất mới chống lại những giá trị đạo đức và cách sống nhằm suy tôn sự thật, lòng trắc ẩn và tinh thần nhẫn nhịn. Pháp Luân Công vẫn đang được thực hành khắp thế giới, nhưng chỉ có chính quyền Trung Quốc mới quyết định đàn áp, bức hại Pháp Luân Công.
Bức hại cần có nguồn lực
Lẽ thứ hai là ĐCS TQ mới có các nguồn lực để phát động và duy trì một chiến dịch chống lại Pháp Luân Công. Các thủ đoạn bức hại thường thấy bao gồm bắt bớ, khởi tố, đưa ra toà, dùng hệ thống truyền thông để vu cáo, dùng các nhân viên đặc vụ để sách nhiễu, tống vào trại lao động cưỡng bức, bỏ tù và sử dụng toàn bộ hệ thống đối ngoại nhằm đe doạ và mặc cả với các chính quyền nước ngoài để đổi lấy sự im lặng của họ.
Tất cả những thủ đoạn đó đều cần đến các nguồn lực về kinh tế và hệ thống thực thi gồm có lực lượng công an và quân đội. Nói một cách khác, toàn bộ cỗ máy quốc gia phải tuân thủ các chỉ thị của ĐCS TQ một cách mù quáng để thực thi hoàn hảo các kế hoạch đàn áp, bức hại mà không cần biết đến nguyên tắc kiểm soát và cân bằng.
Nhằm đạt được mục đích, Giang Trạch Dân đã lập ra «Văn phòng 610» với chức năng và quyền hạn vượt trên cả các cơ quan tư pháp và hành pháp. Đó chính là lý do tại sao tôi cho rằng chỉ có ĐCS TQ mới có đủ phương tiện để bức hại Pháp Luân Công.
Trong một xã hội bình thường, truyền thông độc lập sẽ phơi bày ngay những thủ đoạn sách nhiễu như thế, các luật gia sẽ đứng ngay ra bảo vệ người bị xâm hại, toà án sẽ phán quyết dựa theo luật pháp và sự bức hại, đàn áp như thế sẽ không thể xảy ra được.
Hơn nữa, tôi cũng không hề nghĩ rằng ĐCS TQ sẽ thay đổi quyết định tiếp tục bức hại Pháp Luân Công. Vì để ĐCS TQ sửa được sai lầm của nó thì cần phải có một cơ chế cho việc sửa chữa như thế. Nhưng ĐCS TQ đã hoàn toàn rời bỏ khả năng nhận ra lẽ đúng, sai, đã mất hết khả năng thấu hiểu, lịch thiệp hay xấu hổ. Hệ thống độc đảng của nó cũng không cho phép tồn tại bất kỳ một cơ chế kiểm soát và cân bằng nội tại nào. Vì thế, không thể có chuyện ĐCS TQ sẽ đột nhiên quay lại với lương tâm và chấm dứt hành động bức hại.
Và sự thay đổi trong chuyện bức hại cũng có nghĩa là những kẻ chịu trách nhiệm sẽ bị đưa ra đối diện với công lý. Vì vậy ĐCS TQ có thể không bao giờ thay đổi chính sách của nó.Kẻ thực thi bức hại cũng là nạn nhân
Việc bức hại Pháp Luân Công không chỉ gây đau khổ cho những người thực hành Pháp Luân Công. Thực sự thì chính những kẻ thực hiện các hành động bức hại, đàn áp cũng là những nạn nhân. Để thực thi chính sách bức hại tàn bạo, ĐCS TQ đã xoá bỏ lòng tốt, sự tử tế ra khỏi giá trị đạo đức xã hội.
Những người tin vào nghiệp chướng (sự quả báo) của đạo Phật biết rằng những kẻ thực thi việc bức hại sẽ phải chịu kết cục bi thảm. Những người theo Pháp Luân Công đang phổ biến các trường hợp quả báo đã xảy ra để khuyên can những kẻ thừa hành tránh phạm tội ác và tránh bị quả báo.
Việc bức hại Pháp Luân Công cũng làm thương tổn mọi người dân Trung Quốc vì việc bách hại thực hiện được là nhờ vào sự coi thường pháp luật và sự suy đồi đạo đức.
Khi một xã hội không tôn trọng luật pháp, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của nó. Ví như khi muốn trấn áp những người phản đối việc di dân trong các dự án đô thị hoá, chính quyền thường chụp cho họ cái mũ là Pháp Luân Công. Và công an có thể tùy tiện đánh đập hoặc thậm chí giết chết người dân mà không hề phải chịu hậu quả gì.
ĐCS TQ cũng biết rằng nếu mọi thành viên trong xã hội nhận biết được ý nghĩa lớn lao của đạo đức thì họ sẽ chối bỏ các hành vi bức hại. Chính vì thế ĐCS TQ đã cố tình hủy hoại đạo đức của người dân Trung Quốc. Vì lẽ đó, xã hội Trung Quốc luôn có những thảm kịch như chết người do các công trình xây dựng kém chất lượng hay chết vì ăn phải thực phẩm độc hại. Đây là vấn đề đang đe doạ tới sức khoẻ và mạng sống của mọi người đang sống tại Trung Quốc.
Để chấm dứt những thống khổ do các tội ác của ĐCS TQ, và do ĐCS TQ không tự thay đổi được, chúng ta buộc phải làm tan rã ĐCS TQ. Vấn đề này được giải thích rất tường tận trong tài liệu «Cửu Bình: Chín bài bình luận về Đảng cộng sản». Đây chính là điều xứng đáng được nhắc lại trong dịp kỷ niệm 10 năm ngày Pháp Luân Công bị bức hại.
Zhang Tianliang
Nguồn: The Epoch Times, ngày 25/07/2009
D.Y. dịch
--------------------------------
[*] «Nine Commentaries on the Commuist Party», đây là tập hợp chín bài nghị luận in trên tạp chí The Epoch Times (Đại Kỉ Nguyên), năm 2004. Bản dịch tiếng Việt, «Cửu Bình: Chín bài bình luận về Đảng cộng sản» đã đưa ra được sự phân tích toàn diện, qua những chứng cớ lịch sử kết hợp với khả năng phân tích sâu sắc về các phương pháp cai trị của ĐCS TQ, về sự ngự trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại lục địa Trung Quốc và cái chết của 80 triệu dân Trung Quốc do ĐCS TQ gây ra. Tập tài liệu này đã gây ra một ảnh hưởng rất lớn cho nhận thức của người dân Trung Quốc đối với chính quyền cộng sản, làm cho người dân tự đi tìm hiểu lại lịch sử của chế độ đảng trị, tìm lại những sự thật đã bị ĐCS TQ chôn vùi và tạo ra một làn sóng ly khai chưa từng có ở nhiều giai tầng trong xã hội, kể cả những đảng viên cao cấp của ĐCS TQ, kêu gọi xây dựng một Trung Quốc hòa bình, công bằng và nhân bản hơn. Trong số những người ly khai, đáng chú ý là: (1) Chen Yonglin cựu Bí thư thứ nhất Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney đã đào thoát vào tháng 06 năm 2005 và tố cáo các thủ đoạn trấn áp, đe dọa của các cơ quan ngoại giao Trung Quốc tại nước ngoài đối với các nhóm đối lập với ĐCS TQ. (2) Hao Fengjun, cựu sỹ quan phòng an ninh tại Tianjin, sau đó là nhân viên của «Văn phòng 610» tại thành phố, đào thoát sang phương Tây năm 2005, mang theo nhiều tài liệu mật. (3) Li Fengzhi, cựu sĩ quan Bộ Công an Trung Quốc, đào thoát sang Mỹ năm 2004 và chính thức lên tiếng từ bỏ ĐCS TQ vào tháng Ba năm 2009. ĐCS TQ đã hết sức lo ngại và phản ứng dữ dội bằng nhiều cách để ngăn cản sự lan truyền của «Cửu Bình: Chín bài bình luận về Đảng cộng sản», trong đó có cả qui định cấm nhân viên nhà nước đọc tài liệu này. (D.Y.)© Thông Luận 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
1 comment:
đừng có mà vơ đũa cả nắm ku ah.
Post a Comment