Wednesday, October 29, 2008

TÂM SỰ MỘT BỘ TRƯỞNG

Phiếm
TÂM SỰ CỦA MỘT BỘ TRƯỞNG
TÔN THẤT ĐỨC

28/10/2008
http://ddcnd.org/main/index.php?option=com_content&task=view&id=470&Itemid=9

Vừa qua báo chí và dư luận tỏ ra bất bình và thậm chí nỗi nóng với quyết định số 33/2008/QĐ-BYT của Bộ Y Tế do Thứ Trưởng Nguyễn Thị Xuyên ký theo lệnh của tôi. Vì thế tôi muốn giải thích để rộng đường dư luận, đồng thời để quý bà con nhân dân thông cảm cho một bộ trưởng như tôi, cũng như cán bộ ngành y tế của tôi.

Như Quý vị đã biết, tiền nhiệm của tôi là Đỗ Nguyên Phương, rồi Trần thị Trung Chiến. Sỡ dĩ tôi có được chiếc ghế bộ trưởng thì cũng không khác gì các vị tiền nhiệm của tôi là phải mua. Chỉ có khác nhau là giá phải trả như thế nào thôi. Hoặc bằng đô la, hoặc bằng đồng vn, hoặc bằng đất,...hoặc bằng thân thể, sắc đẹp,....Thiên hình vạn trạng để "mua ghế - chạy chức". Riêng chiếc ghế của tôi mua không nhiều chứ cũng cả triệu đô la Mỹ!!! Hiểu được điều nầy Quý Vị chắc sẽ hiểu và thông cảm không những cho riêng cá nhân tôi mà cho mọi cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam . Tuỳ theo chức vụ, tuỳ theo "ghế", thì tiền nào là của nấy mà!
Không những thế, mỗi bộ trường trong nhiệm kỳ của mình đều phải làm một điều gì đó thật nỗi bật để lưu danh cho hậu thế. Tôi thì đã nhậm chức được hơn một năm nhưng vẫn chưa nghĩ ra được phải làm gì đó gọi là để đời. Đỗ Nguyên Phương, vì là có bằng tiến sĩ triết học nên đã nghĩ ra được "12 điều y đức". Còn tôi với cái bằng tiến sĩ xã hội học, tôi cũng đang có ý định bổ sung 12 điều y đức của Đỗ Nguyên Phương thành 120 điều. Nhưng vẫn thấy chưa đủ cho đạo đức của người thầy thuốc Việt Nam , bởi vì đã là đạo đức thì bao nhiêu cho đạt tiêu chuẩn đạo đức. Vì thế tôi lại định sửa thành 1200 điều. Mà nếu như thế thì nhân viên y tế làm sao nhớ hết được để vận dụng khi hành nghề. Và biết đâu lại làm điều "thất đức"? Và với lắm điều quy định chặt chẻ như thế thì làm sao nhân viên y tế có thể "kiếm sống" được! Và tôi vẫn phải cứ trăn trở mãi cho cán bộ thuộc ngành. Cũng chính điều nầy làm tôi nhiều đêm mất ngủ!!!

* Là một bộ trưởng, tôi phải tìm hiểu cán bộ thuộc ngành cần gì, muốn gì. Đời sống nhân dân thì đã có nhà nước lo, sức khoẻ nhân dân nếu có bất cập thì cũng đã có bệnh viện tư bù đắp. Đi sâu và sát với cán bộ thuộc ngành thì mới thấy. Đồng lương thì phải theo mặt bằng hành chính, bác sĩ với mức lương một triệu rưỡi đến 2 triệu mỗi tháng, điều dưỡng cũng chỉ hơn một triệu thì làm sao đủ sống? Không những thế, một bác sĩ muốn làm việc ở thành phố phải lo lót cả trăm triệu, điều dưỡng cũng phải 5 đến 6 chục triệu. Tiền lương không đủ sống thì lấy đâu ra để trang trải các khoản tiền đã bỏ ra để có việc làm. Các giám đốc sở của các tỉnh muốn được lên lich để gặp bộ trưởng cũng phải mất 20 triệu..... Trước hoàn cảnh đó, tôi phải nghĩ ra biện pháp để nhân viên y tế từ thấp đến cao có được đời sống "phủ phê", không những đủ sống mà còn có thể "vui chơi giải trí" như các ngành hải quan, công an, thuế vụ, đặc biệt là giao thông vận tải,....Nghe các vị ở bên giao thông vận tải, PMU 18, tiêu xài mà thấy thương cho cán bộ y tế của tôi!!!

Cứ như tôi đây, thì tiền mua ghế đã phải mất cả triệu đô, chưa kể cho bố con bác tổng bí thư mấy miếng đất ở Hồ Tây. Ai cũng thế, tôi cũng như cán bộ trong ngành, đã bỏ tiền ra để mua ghế mua chổ thì phải tính tiền để bù đắp lại. Các khoản ấy chúng tôi thường gọi với nhau là "hụi sống- hụi chết".

Bà Trung Chiến thì lại có cách riêng của bà ấy. Từ chuyện mua ghế đến chuyện làm một điều gì đó "để đời". Đường tiến thân của Trung Chiến thì đặc biệt hơn tôi và Đỗ Nguyên Phương, bởi vì Trung Chiến là phụ nữ, lại còn trẻ đẹp..Trung Chiến chỉ là một y tá rồi nhờ đi học y sĩ rồi chuyên tu thành bác sĩ. Vì Trung Chiến trẻ đẹp nên đã được thủ tướng Phạm Hùng để mắt đến và ưu ái, và cũng chính vì thế mà đồng chí thủ tướng đã phải "ngã ngựa" trên người của Trung Chiến. Cũng nhờ đó mà Trung Chiến nghiễm nhiên có được chiếc ghế bộ trưởng rồi có cả tiến sĩ, lại còn là phó giáo sư mà như tôi mơ cũng không thấy!!! Rõ ràng Trung Chiến đã hy sinh "tấm thân ngà ngọc" cho thủ tướng họ Phạm để có cái ghế bộ trưởng thì cũng là xứng đáng. Và Trung Chiến không phải tốn kém như tôi, nhưng như thế thì cũng là cách "chạy ghế" của bà ấy. Tôi và Đỗ Nguyên Phương thì khá giống nhau. Cả hai cũng chỉ là bác sĩ tầm thường thôi. Còn cái bằng tiến sĩ thì có gì là khó! Bỏ ra khoản 100 triệu thì có ngay mà! Ông Phương thì làm triết học, còn tôi thì chọn xã hội học. Muốn gì cũng được, miễn sao phải có tiền. Có được ghế được chức thì kiếm lại mấy hồi!!!

* Là một bộ trưởng, không những tôi phải lo cho bản thân mà còn cho mọi cán bộ trong ngành. Ai cũng phải lo chuyện "hui sống- hụi chết". Muốn được "triều cống" thì cũng phải tạo điều kiện cho cán bộ thuộc ngành "kiếm chác" thì mới có để "đóng góp" cho mình. Muốn tăng phí "gặp bộ trưởng" từ 20 triệu lên 50 triệu thì cũng phải nghĩ ra cách để cho giám đốc Sở các tỉnh kiếm tiền. Có thể sẽ phải tìm cách để "bóp cổ" các bệnh viện tư. Nhưng như thế cũng chưa đủ. Các giám đốc Sở thường than với tôi là cho thanh tra y tế làm hết công suất vẫn không đủ để "đóng hụi" cho tôi. Trước đây Trung Chiến đã đánh một quả hết sức táo bạo là cho nhập Viagra, rồi cho bào chế nhượng quyền Viagra. Chẳng lẽ mình cũng đánh quả như thế với các công ty dược nước ngoài sao? Biết đâu nay mai mình cũng cho nhập Amphetamine, hoặc cho sản xuất nhượng quyền Amphetamine cũng nên. Và biết đâu đó lại là "tiếng để đời" cho nhiệm kỳ của mình? Mà nếu làm như thế thì chỉ mỗi mình được hưởng lợi, còn "lính tráng, em út" thì sao? Phải nghĩ cho ra để toàn ngành có lợi.

Với Quyết định 33/2008/QĐ-BYT vừa rồi mà tôi đã cho Thứ trưởng Nguyễn thị Xuyên ký, thực tình thì tôi cũng ân hận vì đã lỡ. Nhưng nếu nghĩ đến quyền lợi của cán bộ toàn ngành thì cũng là hợp lý. Báo chí , dư luận có la ầm thì cũng chỉ một thời gian thôi. Còn chuyện của ngành, quyền lợi toàn ngành là cả đời! Nhân dân thì đang cần cái bằng lái để tham gia giao thông. Người xe ôm, kẻ lái taxi, học sinh, sinh viên, công nhân,...toàn dân đều cần đến cái bằng lái. Trong khi nhiều cơ sở y tế nhà nước gần như "thất nghiệp", nhân viên y tế thì đông hơn bệnh nhân. Bởi vậy cho ra đời Quyết định 33/2008/QĐ-BYT quả là sáng suốt bởi lẽ không những tạo công ăn việc làm lại còn góp phần "làm ăn kinh tế" cho cán bộ ngành từ thấp đến cao, và về lâu về dài một cách hiệu quả. Mà cán bộ ngành no thì giám đốc Sở no. Giám đốc Sở no thì bộ trưởng sớm hoàn vốn, và sinh lãi!!! Đâu phải Bộ trưởng là không phải đóng "hụi sống-hụi chết". Ngoài việc phải đóng hụi cho thủ tướng, chủ tịch nước, lại còn biết bao quan lớn trong bộ chính trị. Có thế ghế bộ trưởng mới vững vàng và lâu dài!

Kính mong Quý Vị thông cảm cho hoàn cảnh bộ trưởng của tôi. Đã hốt hụi thì phải đóng hụi chết!!! Hơn nữa bộ trưởng nầy đã chấp nhận cái tên cúng cơm là TÔN THẤT ĐỨC.

TÔN THẤT ĐỨC, Bộ Trưởng Bộ Y Tế.

No comments: