Tuesday, October 28, 2008

ĐẠT LAI LẠT MA THÔI VẬN ĐỘNG CHO TÂY TẠNG

Dalai Lama 'hết hi vọng' cho Tây Tạng
28 Tháng 10 2008 - Cập nhật 12h48 GMT
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/10/081028_dalailama_analysis.shtml

Lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, đức Dalai Lama, nói với các tín đồ hôm cuối tuần rằng Ngài đã hết hi vọng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về tương lai Tây Tạng.

Phân tích gia về châu Á, Jill McGivering, đánh giá ý nghĩa của hành động này.
Trong nhiều thập niên, đức Dalai Lama thường có lối tiếp cận lạc quan và kiên nhẫn với Trung Quốc.
Do đó, việc Ngài tuyên bố từ bỏ các nỗ lực nhằm thuyết phục Trung Quốc cho Tây Tạng quyền tự trị lớn hơn đã khiến nhiều người bị sốc.
Trước đây, Ngài đã từng bộc lộ những thất vọng - và đe dọa sẽ thôi không hoạt động chính trị nữa. Tuy nhiên, câu hỏi chính là tuyên bố mới nhất này sẽ có tác động như thế nào?
Chẳng hạn liệu nó có đưa tới một quan điểm cứng rắn hơn của chính quyền Tây Tạng lưu vong hay không, nếu Dalai Lama từ bỏ lập trường khi trước là chỉ đòi quyền tự trị khiêm tốn cho Tây Tạng bên trong Trung Quốc?
Và liệu tuyên bố này có đồng nghĩa với việc Dalai Lama muốn tự mình từ bỏ lĩnh vực chính trị? Điều này hiện cũng còn chưa rõ.

Thất vọng
Câu trả lời có lẽ sẽ phải đợi tới một cuộc họp đặc biệt của những người Tây Tạng sống lưu vong được lên kế hoạch vào tháng 11 tới đây.
Rõ ràng là sự thất vọng của phía Tây Tạng hiếm khi lên tới mức như hiện nay.
Sau những vụ bạo động tại Tây Tạng và các khu vực lân cận vào đầu năm 2008, Trung Quốc đã hứa sẽ có các cuộc đối thoại mới.
Một số người Tây Tạng khi đó nói họ e rằng đây cũng chỉ là cử chỉ không thiết thực, chỉ nhằm giảm bớt áp lực lên Bắc Kinh trước kỳ Thế Vận hội mà thôi.
Bế tắc rõ ràng trong các cuộc đối thoại đã khẳng định những lo ngại này.
Thêm vào đó, người ta cũng không rõ chiến lược mới của phía Tây Tạng là ra sao.
Cho dù luôn bị Trung Quốc cáo buộc, Dalai Lama cũng chưa bao giờ đưa ra yêu cầu đòi độc lập hoàn toàn cho Tây Tạng.
Tuy nhiên, áp lực đòi độc lập giờ đây gia tăng từ các thế hệ trẻ nhiệt huyết hơn. Họ là những người đã biết những nỗ lực nhân nhượng trong nhiều năm không đạt được điều gì.
Ít có khả năng Dalai Lama sẽ hậu thuẫn một chính sách ủng hộ độc lập, nhưng có thể quan điểm của phía Tây Tạng cũng sẽ cứng rắn hơn.

Ra đi?
Nếu xét từ góc độ chính trị, tuyên bố của Dalai Lama giúp đưa Tây Tạng trở lại là tâm điểm chú ý.
Sau Thế Vận hội, rất nhiều người Tây Tạng cảm thấy họ bị quên lãng.
Ngoài ra, rất nhiều người đặt câu hỏi liệu Dalai Lama có thực sự quyết định sẽ rời bỏ khỏi tiến trình chính trị mà ông vốn tham gia từ lâu.
Việc Ngài rời bỏ chính trị sẽ có tác động lớn. Hình ảnh quốc tế của ông là một trong những điểm mạnh nhất của người Tây Tạng, và chính phủ lưu vong sẽ bị yếu đi nếu không có sự hậu thuẫn của ông.
Tuy nhiên, việc Ngài rời bỏ cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn cho Trung Quốc. Rất nhiều người coi đức Dalai Lama là hi vọng tốt nhất của Bắc Kinh, và hối thúc TQ làm việc với Ngài chừng nào họ còn có thể.
Nếu Đức Dalai Lama ra đi, Trung Quốc có thể sẽ phải đương đầu với người lên thay khó chấp nhận hơn nhiều, xét cả về chính sách lẫn tính tình.

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma từ bỏ nỗ lực vận động cho Tây Tạng được tự trị
27/10/2008
http://www.voanews.com/vietnamese/2008-10-27-voa6.cfm

Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của nhân dân Tây Tạng, nói Ngài đã từ bỏ các nỗ lực vận động cho Tây Tạng được hưởng quyền tự trị rộng rãi dưới quyền cai trị của Trung Quốc.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng
http://www.voanews.com/vietnamese/images/ap-Dalai-Lama-Tibet-175-eng26oct08.jpg

Hôm thứ Bảy, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trong nhiều năm dài, Ngài đã đeo đuổi con đường trung dung với những cuộc thảo luận gián tiếp với các quan chức Trung Quốc, cổ võ cho quy chế tự trị cho Tây Tạng, nhưng không đòi độc lập hoàn toàn.
Giờ đây, nói chuyện trước một đám đông tụ tập tại Dharamsala, Ấn Độ, nhà lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng thừa nhận rằng cho tới nay, Ngài không nhận được bất cứ phản ứng tích cực nào từ phía các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng sau một cuộc giải phẫu hồi đầu tháng này, Đức Đạt Lai Lạt Ma, năm nay 73 tuổi, nói Ngài đã từ bỏ việc đeo đuổi giải pháp tự trị.
Ngài nói giờ đây, quyết định nằm trong tay của nhân dân Tây Tạng, làm cách nào để đẩy mạnh cuộc đối thoại với Bắc Kinh.
Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi tổ chức một cuộc họp của người Tây Tạng sống lưu vong vào tháng tới để thảo luận về tương lai của phong trào đấu tranh cho Tây Tạng.

No comments: