Monday, October 27, 2008

ĐẰNG SAU VIỆC BỎ TÙ CÁC NHÀ BÁO Ở VIỆT NAM

Ðằng sau việc bỏ tù các nhà báo ở Việt Nam
Vietnam: Behind the Journalists' Jailings
Roger Mitton
Asiasentinel
Friday, 24 October 2008
http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1500&Itemid=390
http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1500&Itemid=390&limit=1&limitstart=0

Phe bảo thủ trong Ðảng cộng sản ra tay tiêu diệt những kẻ đưa tin và làm hại ông thủ tướng.

Việc kết án hai ký giả lão luyện tại Hà Nội hồi tuần trước có dính dáng nhiều đến việc ẩu đả tranh giành trong nội bộ giới lãnh đạo Ðảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền hơn là về bất cứ chuyện nào khác. Màn kịch xử án hai nhà báo và hai điều tra viên chống tham nhũng mang đầy tính nhạo báng cho thấy cường độ mãnh liệt về các mối bất đồng giữa hai phe bảo thủ và cải cách trong đảng. Kẻ bị thua thiệt dường như là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Vây quanh ông Dũng là một thành phần mới của các nhà kỹ trị cải cách và những kẻ chủ trương ủng hộ cho một xã hội mở rộng và trong sạch hơn. Họ phần lớn là những người gốc miền Nam và đã từng đi du học tại các đại học Tây phương. Dưới trướng của ông Dũng, nhóm này đã tiên phong trong việc đưa Việt Nam đi tới một nền kinh tế mang nhiều tính thị trường hơn và đặt nặng về tăng trưởng cao, đầu tư lớn và tiêu dùng rộng rãi.
Ðối đầu với họ là một nhóm đông hơn gồm các tay lãnh đạo lão thành, hầu hết xuất thân từ miền Bắc và Trung phần Việt Nam, và chiếm ưu thế trong phe quân đội và cánh an ninh trong đảng, là những kẻ đặt sự ổn định quốc gia lên trên tất cả. Những tay bảo thủ này rất thận trọng lưu ý đến bất cứ sự cải cách nào về kinh tế hoặc chính trị vì trong quan điểm cuả họ, những cải cách đó rõ ràng là mang tính đe dọa đến quyền lực tối cao của đảng.
Theo hiến pháp thì Việt Nam là một quốc gia độc đảng. Không có tổ chức chính trị nào khác được phép tồn tại ngoại trừ Ðảng cộng sản. Và tất nhiên là bất cứ sự kiện nào xảy ra khiến cho đảng mang tai tiếng, đều có tiềm năng làm cho quần chúng bớt đi sự chấp nhận lối cai trị độc đoán này. Và không có sự kiện xảy ra nào trong những năm gần đây làm cho đảng bị nhơ nhuốc quá nhiều như vụ xì-căng-đan PMU18 cách đây hai năm.
Hồi đó, trong thời gian chuẩn bị cho Ðại hội đảng lần thứ 10, công an điều tra đã để lộ ra cho báo chí nhiều chi tiết về việc các cán bộ viên chức của Ðơn vị quản trị công trình (PMU18) thuộc Bộ giao thông vận tải, không biết làm thế nào mà hớt sạch cả một số tiền to lớn để cá độ trong các trận bóng đá của giải vô địch ngoại hạng Anh. Tổng giám đốc PMU18 Bùi Tiến Dũng công khai thú nhận là đã dùng 2.6 triệu đô la từ ngân quỹ của Bộ giao thông vận tải vay mượn từ Ngân hàng Thế giới và Nhật Bản để đánh bạc và tiêu xài vào các sinh hoạt trái phép khác.
Ở thời điểm trên, không có một nhà lãnh đạo cao cấp nào của Việt Nam thừa nhận là còn bất cứ mối nghi ngờ nào về sự đồng loã của các cán bộ viên chức trong Bộ giao thông vận tải về các hành vi tham nhũng. Ngay lập tức, không phải chỉ có những người dân đen, cho dù là như thế nào chăng nữa, mới tin chắc rằng tất cả các cán bộ đảng viên từ trên xuống dưới đều có ăn chận trong đó, nhưng cả giới lãnh đạo nhà nước cũng coi đó là điều hiển nhiên rằng các cán bộ đảng viên trên đã phạm pháp và phải bị trừng trị. Cho nên nhóm PMU18 sau đó đã bị kết án tù đến 13 năm, trong khi bộ trưởng giao thông vận tải bị bó buộc phải từ chức và viên thứ trưởng bị bắt giữ để điều tra thêm.
Hai nhân viên công an chủ chốt trong cuộc điều tra đã đưa thông tin ra ngoài cho báo chí nói rằng họ làm như vậy, vì theo họ, đó là cách mau lẹ gọn gàng nhất để khuyến khích thúc đẩy lãnh đạo của họ hãy có hành động đối với những kẻ đê tiện.
Lẽ dĩ nhiên là lòng trắc ẩn đối với xã hội không phải là động cơ duy nhất. Họ và các nhà báo cũng thừa biết rằng, đặt vào đúng thời điểm các tiết lộ được đưa ra, thì họ cũng bị lợi dụng để làm mất thể diện những nhân vật nào đó đang chờ đợi chuẩn bị để được đề bạt trong Ðại hội đảng lần thứ 10 trong tháng Tư năm đó.
Dù sao thì nạn tham nhũng cũng đang hoành hoành trong tất cả mọi tầng lớp cán bộ đảng viên trong đảng, và nếu chuyện ăn chia được làm một cách tương đối dè dặt kín đáo và đừng quá mức, thì nó được để yên cho các cán bộ đảng viên trong quân đội, công an và các ban ngành dân sự có thể sống thoải mái, mặc dù mức lương bổng chính thức của họ nhỏ nhoi không đáng kể.
Bộ trưởng giao thông vận tải lúc đó là ông Ðào Ðình Bình, đã là một thành viên của uỷ ban trung ương đảng và được đánh giá là có nhiều khả năng để trở thành một uỷ viên Bộ chính trị. Phụ tá của ông Bình là Nguyễn Việt Tiến, và Thiếu tướng Cao Ngọc Oánh, một kẻ thân cận với tổng giám đốc PMU18 Bùi Tiến Dũng, thì được xem là có nhiều ưu thế để được bầu vào uỷ ban trung ương và có thể được đề bạt vào chức vụ bộ trưởng và thứ trưởng giao thông theo thứ tự từng người. Nhưng sau khi họ bị công khai vạch mặt chỉ tên là có dính dấp đến vụ xì-căng-đan tham nhũng, thì cơ hội thăng quan tiến chức của họ coi như chấm dứt.
Như nhà phân tích chính trị Huy Ðức đã nhận xét trong blog của ông ta thì trong sinh hoạt chính trị có tính chất bè phái ở Việt Nam, nhiều quan chức cán bộ “dùng báo chí như một phương tiện để đẩy mạnh cho mục đích riêng của họ đi xa hơn”. Và họ thường làm thế bằng cách đẩy cho các đối thủ của họ vào chỗ không còn tồn tại nữa.
Việc đi xuống của bè lũ PMU18 nhục nhã tới mức độ nào vì sự dính dáng trực tiếp của họ vào vụ tham nhũng, hoặc cái lối mà họ bị các đối thủ công khai tố cáo thì vẫn là một điểm đáng để tranh cãi. Nhưng rõ ràng là cái quyết định đem phơi bày họ ra và trừng trị họ là một nước cờ chính trị được phe cải cách ủng hộ, bao gồm ông Dũng lúc đó chỉ là phó thủ tướng, và tay chân thân cận của ông ta, nhằm mục đích củng cố uy tín của họ như những thành phần tích cực chống tham nhũng.
Thật vậy, ngay sau khi Ðại hội đảng vừa kết thúc và ông Dũng trở thành thủ tướng, thì ông ta đã yêu cầu Bộ công an nhanh chóng đẩy mạnh cuộc điều tra hướng vào các vụ tham nhũng cấp cao của cán bộ quan chức trong đảng và nhà nước. Ông ta cũng kêu gọi báo chí hãy giúp chính phủ nhổ tận gốc nạn tham nhũng.
Tất cả mọi sự đều suông sẻ tốt đẹp và được cộng đồng thế giới rộng rãi hoan nghênh. Và được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng, vốn đang mê mải chú ý vào vụ PMU18 và cái lối mà vụ bê bối này tiết lộ ra cho thấy thói bao che nâng đỡ lan tràn trong việc bổ nhiệm nhân viên của PMU18 –lần lượt xác nhận những nghi ngờ xấu nhất của quần chúng về tầm quan trọng của các mối liên hệ gia đình, đối nghịch lại với khả năng, để được đảng cho thăng quan tiến chức. Và điều lạ lùng là báo chí nhà nước lại tiết lộ những thứ như sự giàu có không thể giải thích nổi của cán bộ viên chức PMU18, và lối mà hệ thống nhân lực của đảng đã thất bại trong việc ngăn chặn –và trong vài trường hợp lại còn khuyến khích– con đường hoạn lộ thăng quan tiến chức của các cán bộ đảng viên giàu có và gian dối này.
Những tiết lộ động trời này là một mối đe doạ rõ ràng ngay trước mắt đối với khối bảo thủ chiếm ưu thế trong đảng cũng như tất cả các cán bộ quan chức nhà nước, là những kẻ phải dựa vào các mối quan hệ quyền lực, móc ngoặc sau lưng, các mối làm ăn bất chính, đề bạt người thân và các thứ tương tự để tồn tại.
Nếu công an điều tra, dù muốn hay không, được phép bắt đầu tiết lộ thông tin về các hành vi tham nhũng này ra cho báo chí, thì hầu hết tất cả mọi đảng viên đều bị hiểm nguy. Có sự lo lắng. Có sự giận dữ.
Theo truyền thống thì mọi sự đều suông sẻ khi tố cáo những đảng viên trung cấp nào đó nếu họ đi quá đà trong một lối không đúng phép, và nếu đảng đã quyết định rằng họ không quan trọng có thể hy sinh được, thì quyết định ấy luôn được đảng đưa ra trong nội bộ trước khi các đảng viên đó bị lột trần.
Và không bao giờ dưới bất cứ trường hợp nào, mà các uỷ viên trung ương đảng hoặc bộ trưởng bị vạch trần mà không có sự chấp thuận của Bộ chính trị. Vụ PMU18 đã phá bỏ quy tắc đó.
Không được sự chấp thuận trước của giới lãnh đạo đảng, hai công an điều tra chủ chốt là Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng Cục điều tra Bộ công an và thuộc cấp của ông ta, Thượng tá Ðinh Văn Huynh, đã đưa thông tin ra ngoài cho báo chí.
Hai ký giả chính yếu nhận được các tin tức mách nước từ bên trong về vụ lừa đảo ở PMU18 là Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải, đều là phó tổng biên tập của hai tờ báo bán chạy nhất và được đánh giá cao nhất ở Việt Nam là tờ Thanh Niên và Tuổi Trẻ.
Bộ tứ này –hai nhà báo và hai nhân viên điều tra– là những người phải nhận sự trừng trị đích đáng hồi tuần trước khi Tòa án Nhân dân Hà Nội kết án họ là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” dưới Ðiều 258 của Bộ luật hình sự Việt Nam.
Ðúng ra cái tội thật sự của họ là đã không tuân theo một quy tắc khác, đó là không nên tố cáo các đảng viên cao cấp trước khi được trên chấp thuận cho phép, và thứ nhì, là để bị lôi cuốn vào cuộc tranh giành đấu đá trong nội bộ đảng khiến họ phải trở thành những công cụ để triệt hạ những thành phần lãnh đạo nào đó, và bằng cách này, giúp cho những kẻ khác được thăng tiến.
Lẽ dĩ nhiên thì cả hai bên đều có lỗi. Tướng Quắc, người cầm đầu trong việc tiết lộ thông tin, từng hy vọng là sẽ được đề cử vào một chức vụ trong uỷ ban trung ương đảng vào năm 2006, nhưng ông ta đã bị gạt qua một bên để dành ưu đãi cho những kẻ khác trong Bộ công an, cho nên theo bản tính tự nhiên thì ông ta bố trí để tiết lộ ra những thông tin không thuận lợi cho đối thủ của mình.
Theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giám đốc chương trình Ðông Dương ở Ðại học George Mason tại Hoa Kỳ thì, “Toàn bộ vụ này phản ánh một cuộc đấu đá nội bộ bên trong Bộ công an”.
Dù sao thì không một ai, thậm chí ngay cả ông Dũng, dám cãi ngược lại chuyện thật sự là có nạn tham nhũng hoành hoành trong PMU18 và việc tố cáo là để giúp nhổ tham nhũng ra khỏi gốc. Và vì thế, giới lãnh đạo đảng phải để cho một khoảng thời gian trôi qua trước khi họ có thể khai mào một hành động “trả đủa” lại những kẻ tiết lộ thông tin và các nhà báo tiên phong đã dám phá bỏ quy tắc.
Trong thời gian chờ đợi đó, lúc mà có nhiều ký giả được gọi lên để tra hỏi về các nguồn cung cấp tin tức về vụ PMU18, thì nhiều nguồn tin trong đảng cho biết có những vụ đấu đá lung tung xảy ra sau đó về vấn đề những kẻ liên quan trong vụ vạch trần phải bị trừng trị như thế nào.
Không cần phải nói thì ai cũng hiểu rằng phe bảo thủ, những kẻ vẫn giữ ưu thế trong đảng, đã hoàn toàn thắng lợi và mặc dù cá nhân ông Thủ tướng Dũng chống đối lại biện pháp trên, thì một quyết định được đưa ra để truy tố những người đã tiết lộ vụ xì-căng-đan.
Tất nhiên là Tổng bí thư đảng Nông Ðức Mạnh, sự thật thì chính cá nhân ông ta đã bị lúng túng trong vụ bê bối trên, vì con rể của ông ta Ðặng Hoàng Hải công tác cho PMU18, có nghiã là một số hành động đối với những kẻ tiết lộ tin tức không thể nào không xảy ra.
Tuy nói là như thế, nhưng mức độ của hành động đó làm ngạc nhiên nhiều người, nhất là hai năm tù dành cho nhà báo kỳ cựu đáng kính Nguyễn Việt Chiến. Như chính ông Chiến đã nói trong phiên tòa tuần trước, thì các bài tường thuật của ông không phải do động cơ tư lợi cá nhân, nhưng vì lòng khao khát muốn “chống tham nhũng”. Không nhận là có tội, ông Chiến nói với tòa : “Những thông tin được dùng trong các bài báo của tôi là do công an cung cấp”.
Giáo sư Hùng nói : “Hai nhà báo lấy tin tức từ nguồn gốc chính phủ. Và khi các cán bộ nhà nước liên lạc với các nhà báo để muốn đăng tải những thông tin nào đó, thì họ hầu như không thể nào từ chối được”.
Những lý lẽ như vậy không giúp ích được gì cho các bị cáo. Cũng như nó không giúp ích được bất cứ điều gì cho các nhà báo khác hiện đang phản đối việc bắt giữ các đồng nghiệp của họ; hành động đó chỉ tổ làm hại thêm uy tín báo chí của họ. Và làm cho quần chúng càng thêm phẫn nộ.
Báo Tuổi Trẻ, đã gọi vụ bắt giữ các nhà báo là “sự nhạo báng công lý”, tường thuật rằng họ đã nhận được vô số những cú điện thoại, email và thư tín từ quần chúng giận dữ phản đối hành động của nhà nước –số lượng nhiều nhất họ đã nhận được trong 33 năm xuất bản.
Nhưng trước khi tuyên án vào tuần trước, chánh án Trần Văn Vỹ đã khẳng định rằng ông Chiến đã bịa đặt tin tức nhằm “làm thiệt hại đến thanh danh của một số cán bộ cao cấp trong nhà nước, và kích động làm cho quần chúng có ý kiến tiêu cực về thượng tầng kiến trúc của nhà nước”
Ðể tìm cách ngăn chận những dư luận tiêu cực ngày càng gia tăng, Ban Văn hóa Tư tưởng trung ương đã ra lệnh cho tất cả ngành truyền thông báo chí trong nước phải kềm chế trong việc đưa tin về vụ bắt giữ các nhà báo, và trừng trị bất cứ nhân viên nào không tuân theo chỉ thị này (việc này đưa đến kết quả là ông Huỳnh Kim Sanh bị bắt buộc phải rời bỏ chức vụ của mình là Tổng thư ký tòa soạn báo Thanh Niên và ông Bùi Thanh, Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, cũng bị sa thải cùng với Tổng thư ký tòa soạn Hoàng Hải Vân )
Ông Nguyễn Trấn Bạt, chủ tịch công ty Investconsult Group, một trong những công ty cố vấn kinh doanh lớn nhất trong nước, nói rằng : “Khi nhà nước bắt giữ và bỏ tù những người trước đây được ca ngợi vì công việc tố cáo tham nhũng của họ, thì thật là vô cùng khó hiểu”.
Ðược biết là Thủ tướng Dũng đã được liên lạc và kín đáo bày tỏ sự thông cảm với các tổng biên tập; nhưng rõ ràng là ông ta chẳng có thể làm được gì cả. Các nhà báo ở Việt Nam bây giờ coi như là bị nghiêm cấm không được nhận thông tin về tham nhũng trong giới đảng viên.
Một công tố viên, khi chất vấn ông Chiến, đã nói rằng tất cả các cuộc phỏng vấn lấy tin từ công an thì bất
hợp pháp dưới luật báo chí Việt Nam vì “các nhà báo không được phép lấy tin tức từ các nguồn trái phép”
Theo tổ chức Phóng viên Không Biên giới : “Kết quả của vụ án này là một bước thụt lùi ghê gớm cho ngành báo chí điều tra ở Việt Nam. Cái cơ sở mỏng manh của một nền báo chí có khả năng đóng vai trò trong việc thử thách nhà cầm quyền đương thời đã bị lung lay mạnh mẽ”
Hiện nay, ngay cả những nhà khoa bảng nước ngoài ở Việt Nam cũng thận trọng về việc công khai phổ biến các quan điểm của họ vì lo sợ sẽ bị trả thù, thường là bằng hình thức từ chối visa. Rất trơ tráo lì lợm, giới lãnh đạo đảng công khai phối hợp với nhau và nhắc lại rằng ở Việt Nam, vai trò của báo chí nhà nước là bảo vệ đảng và truyền đạt những ý muốn của đảng đến nhân dân.
Việc này nhắc nhở lại một điều được ghi nhận vào ngày 20/6 năm nay, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Ðỗ Quý Doãn nói rằng báo chí cả nước là một lực lượng để đấu tranh chống lại “các tư tưởng sai lầm và kế hoạch của các thế lực thù địch cùng với những thành phần cơ hội chính trị khác, đồng thời bảo vệ tư tưởng, đường lối và nguyên tắc lãnh đạo chủ chốt của đảng”. Báo chí không được vạch trần tố cáo các việc làm sai trái trong hàng ngũ lãnh đạo và gây rắc rối cho họ.
Chiến dịch đàn áp, đến cùng lúc với một biện pháp mạnh mẽ đối với cộng đồng Công giáo và những người hoạt động công đoàn, và đúng ra là đối với bất cứ tiếng nói nào vừa chớm nở dám đi ngược lại với đường lối của đảng, đã phản ánh một thắng lợi lớn cho phe bảo thủ và là một sự thoái trào nghiêm trọng cho phong trào cải cách.
Thủ tướng Dũng phải tán thành chiến dịch đàn áp này sau khi chịu đựng quá nhiều chỉ trích từ phe bảo thủ vì chính phủ của ông ta chấp thuận để yên cho một nền báo chí được rộng mở hơn, cũng như sự chú trọng đặc biệt của ông ta về một mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, mặc dù nạn lạm phát cao cứ đau đớn dai dẳng làm xa lánh phần lớn các cơ sở đảng ở nông thôn.
Càng ngày càng bị coi như vừa có tính dễ dãi trong vấn đề an ninh, lại quá háo hức trong việc nhượng bộ đối với những đòi hỏi của nước ngoài, ông Dũng đang ở trong nguy cơ có thể bị che khuất trong nội bộ đảng bởi ông Trương Tấn Sang, một uỷ viên Bộ chính trị người gốc miền Nam với uy thế đang lên, hiện đang đứng đầu Ban Bí thư thường trực, là cơ quan điều hành đảng trên căn bản hàng ngày. Ông Sang đang chỉ đạo chiến dịch đàn áp báo chí và đã thành công trong việc đưa các nhà báo và các thành phần bất đồng chính kiến ra tòa, lấy cớ là vì sự ổn định cần thiết trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
Ông ta mới đây đã viết : “Việc sắp đặt các phiên tòa chính trị này đã đạt được một số thành quả bằng cách dạy cho những kẻ này một bài học, và như thế dập tắt một cách có hiệu quả các sinh hoạt chính trị trái ngược trong khi chúng vẫn còn đang ở thời kỳ phôi thai”.
Trong khi vai trò của ông ta đang lên, cùng với những kẻ khác trong nhóm bảo thủ như Lê Hồng Anh và Hồ Ðức Việt, thì Thủ tướng Dũng bắt đầu bị lu mờ. Những gả du côn cứng cựa coi trời bằng vung hiện đang chiếm ưu thế. Sự đi lên của phe bảo thủ và việc thoái trào của thành phần cải cách đã rõ rệt trong những va chạm nội bộ hiện đang xảy ra về vấn đề làm sao để đối phó với sự suy sụp nghiêm trọng của nền kinh tế cả nước, và có thể là sẽ có thêm nhiều vụ ẩu đả nữa trên tầng lớp chóp bu trong đảng nếu nền kinh tế tiếp tục đi xuống.
Như một chuyên gia về Việt Nam đã nói : “Phiên tòa hồi tuần trước không phải là về hai nhà báo, nhưng về việc làm sao họ, cùng với nhiều nhà báo khác, cuối cùng được xử dụng trong việc đấu đá lẫn nhau của các phe phái ”.
Chuyên gia này tiếp tục : “Rất khó để nói rằng ai đứng về cùng phe với ai, và liệu chúng ta có thể dễ dàng phân biệt được nhóm này “bảo thủ” hoặc nhóm kia “ôn hoà” hay không, vì các vụ đấu đá lẫn nhau này dường như ít bị lèo lái bởi lý tưởng nhưng bị lèo lái nhiều hơn vì một sự pha trộn giữa việc tranh đoạt quyền lực và lợi ích kinh tế cá nhân”.
Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia nổi tiếng về các vấn đề Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc Ðại Lợi nói thêm : “Tính chính đáng của nhà nước độc đảng Việt Nam phần lớn là dựa trên việc “thi hành đúng đắn”, đó là thành công trong việc đưa tăng trưởng kinh tế đến toàn thể xã hội”
Thiếu sự tăng trưởng đó, thì sự giận dữ của quần chúng về các biện pháp tàn bạo khắc nghiệt giống như việc kết án hồi tuần trước, chắc chắn là sẽ gia tăng và càng lúc càng de dọa đến tính chính đáng của đảng.

Khánh Ðăng lược dịch
http://www.lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=404:404&catid=37:bandoc&Itemid=56
http://www.doi-thoai.com/baimoi1008_391.html

---o0o---

Vietnam: Behind the Journalists' Jailings
Written by Roger Mitton
Friday, 24 October 2008
http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1500&Itemid=390
http://www.asiasentinel.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1500&Itemid=390&limit=1&limitstart=0

The Communist Party's hardliners set out to kill the messenger and dent the prime minister

The conviction of two senior journalists in Hanoi last week had more to do with tussles within the leadership of the ruling Vietnam Communist Party than anything else. The much-derided show trial of the journalists and two anti-corruption investigators indicates the intensity of the conflict between the party's conservatives and reformists. The loser appears to be Prime Minister Nguyen Tan Dung.
Gathered around Dung is a new breed of reformist technocrats and other advocates of a more open and transparent society. They are mostly from the South and have studied at western universities. Under Dung, this group has spearheaded Vietnam’s move towards a more market-oriented economy with a stress on high growth, greater investment and higher consumer spending.
Opposing them is a larger group of senior leaders, mostly from North and Central Vietnam, and predominantly from the military and security wing of the party, who place national stability above all else. These conservatives regard any reforms, economic or political, with great caution, since in their view they carry an unmistakable threat to the primacy of the party.
Constitutionally, Vietnam is a one-party state. No other political organization is allowed to exist except the Communist Party. And naturally, any event that brings the party into disrepute carries the potential to weaken the public's acceptance of this absolute rule. And no event in recent years has besmirched the party so much as the PMU-18 scandal two years ago.
Back then, in the run-up to the party's 10th Congress, police investigators leaked to the media details about how officials at the Ministry of Transport’s Project Management Unit 18 (PMU-18) had skimmed off vast sums of money to gamble on football games in the English Premier League. The PMU-18 head Bui Tien Dung publicly confessed to having used US$2.6 million from ministry funds from the World Bank and Japan for gambling and other illicit activities.

At the time, none of Vietnam's top leaders suggested that there might be any doubt about the complicity of these transport ministry officials in corrupt practices. It was immediately taken for granted, not just by ordinary people – who, in any case, believe that all party officials from top to bottom are on the take, but also by the national leadership that the officials were guilty and must be punished. So the PMU-18 group were consequently jailed for up to 13 years, while the transport minister was forced to resign and his deputy was detained for further investigation.
The two key police officers who leaked the information to the media said they did so because they knew it was the most expeditious way to galvanize their superiors to take action against the miscreants.
Of course, civic altruism was not the only motive. They and the journalists also knew, given the timing of the leaks, that they were being used to discredit certain figures who were in line for promotion at the 10th Party Congress that April.
After all, corruption is rampant throughout all levels of the party, and provided it is done relatively discreetly and not too excessively, it is tolerated in order that party officials in the military, police and civil service can live comfortably, despite their pitiful official salaries.
The transport minister at the time, Dao Dinh Binh, was already a member of the Party's key central committee and viewed as a potential Politburo member. His deputy Nguyen Viet Tien, and Maj-Gen. Cao Ngoc Oanh, an associate of the head of the PMU-18 unit Bui Tien Dung, were viewed as favorites to be voted onto the central committee and likely to be promoted to minister and deputy minister of transport, respectively. But after they were publicly fingered in the corruption scandal, their chances of promotion were dead.
As the political analyst Huy Duc noted in his blog, in Vietnam’s factional politics, many officials "use the newspapers as a means to further their own cause." And they often do that by furthering the demise of their rivals.
To what extent the downfall of the PMU-18 gang was due to their direct involvement in corruption, or to the way their rivals exposed them publicly, is a moot point. But clearly the decision to expose and punish them was a political move that was supported by the reformists, including then-Deputy Prime Minister Nguyen Tan Dung and his coterie, which sought to establish their credentials as anti-corruption campaigners.
Indeed, soon after the Congress ended and Dung became PM, he called for the public security ministry to speed up its investigations into high-level corruption by party and state officials. He also called on the media to help the government root out corruption.
That was all well and good and it was widely applauded by the international community. And it was strongly backed by the general public, which was riveted by the PMU-18 case and the way it revealed the widespread nepotism in the appointments of the unit's staffers – which in turn only confirmed the worst suspicions of the public about the importance of family connections, as opposed to ability, in gaining party promotions. And it was astonishing to have the national press reveal such things as the inexplicable wealth of PMU-18 officials and the way the party’s personnel system had failed to stop – and in some cases had encouraged – the ascent of these rich and dishonest officials.

These shocking revelations were a clear and present threat to the dominant conservative bloc in the party and to all government officials who rely on connections, backhanders, sweetheart deals, nepotistic promotions and the like to survive.
If police investigators were willy-nilly going to be allowed to start leaking information to the media about corrupt practices, then almost every party member was going to be in danger. There was angst. There was anger.
Traditionally, it has been all very well to expose certain mid-rank party members if they have transgressed in an unseemly way and if the party has decided they are expendable; but the decision has always been taken internally by the party before the officials were exposed.
And never, under any circumstances, are central committee members or ministers to be exposed without Politburo approval. The PMU-18 affair broke that code.
Without first obtaining approval from the party leadership, the two key investigators, General Pham Xuan Quac, the head of one of the public security ministry's investigative departments, and one of his subordinates, Lt-Col Dinh Van Huynh, fed information to the press.
The key journalists receiving the inside dope about the PMU-18 scam were Nguyen Viet Chien and Nguyen Van Hai, who were the deputy editors of two of Vietnam's best-selling and most highly regarded newspapers, Thanh Nien (Young People) and Tuoi Tre (Youth).
This quartet – the two journalists and the two investigators – were the ones who received their comeuppance last week when the Hanoi People”s Court convicted them of "abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the state" under Article 258 of Vietnam’s Penal Code.
Their real crime, of course, had been to betray a different code, that of not exposing senior party members without first getting approval from the top, and secondly, of getting swept up in party infighting so that they became instruments to bring down certain leaders and thereby allow others to progress.
Of course, there was culpability on both sides. General Quac, the lead leaker, had hoped to be recommended for a post on the central committee in 2006, but he was passed over in favor of others in the public security ministry and so he was naturally disposed to leaking information that would not help his rivals.
Said Professor Nguyen Manh Hung, director of the Indochina Program at George Mason University in the United States: "This whole affair reflects an internal fight within the security ministry."
Still, no one, not even PM Dung, disputes that there really was rampant corruption within the PMU-18 unit and that the exposé helped root it out. And because of that, the leadership had to let some time pass before they could launch "payback" action against the leakers and the lead journalists who had broken the code

During that time, while scores of journalists were brought in for questioning about their sources for the PMU-18 story, party insiders say that tussles ensued about how those involved in the exposé should be punished.
It goes without saying that the conservatives, who remain dominant within the party, won out and that despite PM Dung’s personal opposition to the move, a decision was taken to prosecute those who had revealed the scandal.
Of course, the fact that the party boss, General-Secretary Nong Duc Manh, had been personally embarrassed by the affair because his son-in-law Dang Hoang Hai had handled work for the PMU-18 unit meant that some action against the leakers was inevitable.
That said, the extent of that action has surprised many people, especially the two-year jail term given to the much admired veteran journalist Nguyen Viet Chien. As Chien himself said at last week’s trial, his reporting had been motivated not by personal gain, but by the desire “to fight corruption.” Pleading not guilty, he told the court: “The information used in my press articles was provided by police officials.”
Said Professor Hung: “The two journalists got their news from government sources. And when officials contact journalists to publish certain information, it is almost impossible for the journalists to refuse.”
Such arguments did the defendants no good. Nor did it do any good for the other journalists who protested the arrests of their colleagues; that action merely cost them their press credentials. And that further inflamed public outrage.
The Tuoi Tre newspaper, which called the arrests "a mockery of justice," reported that it had been inundated with phone calls, emails and letters from angry citizens protesting the government’s action – the most it had received in 33 years of publication.
But before passing sentence last week, Judge Tran Van Vy asserted that Chien had published fabricated information that "damaged the prestige of certain high-ranking officers, inciting the population to have a negative opinion of high levels of government."
Seeking to stem that rising negative opinion, the party's Commission for Ideology and Culture ordered all local media to curb their reportage of the arrests and to punish any staffers who disobeyed the directive (this resulted in Huynh Kim Sanh being forced to quit his post as Chief Managing Editor of Thanh Nien and Bui Thanh, the deputy editor in chief of Tuoi Tre, being sacked, along with that paper's Chief Managing Editor Hoang Hai Van).
Said Nguyen Tran Bat, chairman of the Investconsult Group, one of the nation’s largest business advisory companies: "When the government arrests and jails people who were formerly praised for their work in exposing corruption, it is very difficult to understand."
It is known that PM Dung was contacted and privately expressed sympathy with the protesting editors; but there was clearly little he could do. Vietnam's journalists are now effectively forbidden from receiving information about corruption among party members.
One prosecutor, when cross-examining Chien, said all interviews with police sources are illegal under Vietnam’s press law because "journalists are not allowed to receive information from unauthorized sources."
Said Reporters Without Borders: "The outcome of this trial is a terrible step backwards for investigative journalism in Vietnam. The fragile basis of a press capable of playing its role of challenging established authority has been badly shaken."
Nowadays, even foreign scholars based in Vietnam are cautious about publicly disseminating their views for fear of retribution, usually in the form of visa denials. Undaunted, party officials closed ranks and reiterated that in Vietnam, the role of the nation’s state-owned media is to protect the party and communicate its wishes to the people.

It bears noting that on June 20 this year, the deputy culture minister Do Quy Doan said that the domestic media is a force to combat "the false ideas and plans of enemy forces and other political opportunists, and to protect the ideas, agenda and fundamental leadership of the party." It is not to expose malfeasance within the leadership and embarrass it.
The crackdown, coming as it does at the same time as a robust move against the Catholic community and labor activists and indeed any incipient anti-party line voices, reflects a triumph for the conservatives and a severe setback for the reformist movement.
PM Dung has had to accede to the crackdown after enduring conservative criticism of his government’s tolerance of a more open media, as well as his emphasis on fast economic growth despite painfully high inflation that has alienated much of the party's rural base.

Increasingly viewed as both soft on security and over-eager to bow to foreign demands, Dung is in danger of being eclipsed within the party by the increasingly powerful Truong Tan Sang, a fellow Politburo member from the South who heads the Secretariat, which runs the party on a day to day basis. Sang is leading the crackdown on the media and has pushed successfully for the trials of journalists and other dissidents, citing the need for stability during tough economic times.
He recently noted: "The disposition of these political trials has achieved some degree of success by teaching these people a lesson and thus effectively snuffing out contrarian political activities while they are still in the embryonic stages."
As his star rises, along with those of other hardliners like Le Hong Anh and Ho Duc Viet, PM Dung’s has begun to be eclipsed. The tough guys who take no prisoners are now in the ascendant. Their rise and the setback for the reformists has already been evident in the internal skirmishes going on over how to deal with the nation’s severe economic downturn and it may yet result in further ructions at the top if that downturn continues.
As one Vietnam specialist said:" Last week's trial was not about a couple of journalists but about how they, among many other journalists, were ultimately used in factional struggles."
He continued: "It is hard to say who sided with whom, and whether we can easily mark this group "conservative" or that group "moderate" since these factional struggles seem to be less driven by ideology and more by a mix of power grab and personal economic gain."
Added Professor Carlyle Thayer, a noted Vietnam expert at the Australian Defense Force Academy: "The legitimacy of Vietnam's one-party state largely rests on "performance legitimacy," that is, success in delivering economic growth to society at large."
Absent that growth, public outrage at draconian measures like last week's convictions will unquestionably grow and will increasingly threaten the party’s legitimacy.

No comments: