Tô
Lâm và “Báo chí Cách mạng”: Im lặng là vàng, hay là bế tắc của cải cách?
Trần Quốc Sách
| Báo Tiếng Dân
23/06/2025
Cố
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh từng kêu gọi: “Ðừng bẻ cong ngòi bút, phải viết cái
điều mình nghĩ!” và nói với các nhà báo: “Hãy tự cứu mình trước khi trời cứu!”
Giờ đây, đến lượt TBT Tô Lâm hãy trả lời: Ai sẽ cứu “báo chí cách mạng” khỏi
chính nó – nếu không phải là ông?
Ngày
21/6/2025, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Tổng Bí
thư Tô Lâm có mặt tại sự kiện nhưng không phát biểu chính thức [1]. Sự im lặng
này gây nhiều đồn đoán, nhất là trong bối cảnh toàn bộ hệ thống chính trị đang
được huy động tuyên truyền cho “bộ tứ nghị quyết” – một chiến lược cải cách
mang dấu ấn cá nhân ông.
Tại
sao Tô Lâm – người được kỳ vọng là “kiến trúc sư của cải cách thể chế đang tắc
nghẽn” – lại “né tránh” trong cái ngày đáng lẽ phải biến nó thành một “diễn đàn
tư tưởng” cho chiến lược truyền thông thời đại số? Phải chăng đó là cách né
tránh chủ đề mà chính ông cũng chưa biết sẽ cải tổ ra sao: Nền báo chí cách mạng
– di sản lâu đời, nhưng đã quá lỗi thời?
Trưởng
Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại buổi lễ tuy có nhắc
đến Phan Đăng Lưu như “một nhà báo tiền bối xuất sắc”, nhưng đã lờ tịt thông điệp
từ tháng 11 năm 1938 của nhà lý luận họ Phan: “Tự do báo chí không bao giờ có hại
cho nhà cầm quyền; có hại chăng là một chính sách cai trị hẹp hòi, đi ngược với
sự tiến hóa của dân chúng mà thôi” [2].
100
năm “báo chí cách mạng”: Từ ngọn đuốc đến cây gậy
Ngày
21/6/1925, Nguyễn Ái Quốc cho ra đời tờ Thanh Niên – tờ báo đầu
tiên mang sứ mệnh cách mạng. Từ đó, báo chí trở thành cánh tay nối dài của đảng,
là “vũ khí” để tuyên truyền, định hướng, dẫn dắt quần chúng.
Trong
suốt thế kỷ XX, vai trò này có thể hiểu được: Báo chí là công cụ cổ động chính
trị, xây dựng chính thể, hiệu triệu kháng chiến. Nhưng trong thế kỷ XXI, khi Việt
Nam đã là thành viên WTO, đang theo đuổi mô hình “kinh tế tư nhân là động lực
phát triển,” thì báo chí lẽ ra phải chuyển từ “công cụ” sang “thiết chế dân chủ,”
từ “cây gậy kiểm soát” sang “cái la bàn đi đường.”
Đáng
tiếc, báo chí ngày nay vẫn hoạt động theo mô hình thời chiến – bao cấp tư tưởng
[3]:
–
Nhà báo là công chức, phải viết theo “định hướng” chứ không theo sự thật.
–
Báo không phải của xã hội, mà thuộc các cơ quan đảng, đoàn, bộ ngành.
–
Phản biện chính sách là điều cấm kỵ – thay vào đó là “đưa tin theo tinh thần
nghị quyết.”
Điều
đó khiến nền báo chí cách mạng, từng có lúc là biểu tượng khai phóng trong thế
kỷ trước, trở thành một chiếc “loa rè” cũ kỹ, không còn sức nặng với công
chúng, không tạo được niềm tin – nhất là với thế hệ trẻ và giới doanh nhân, trí
thức.
Tô
Lâm – cải cách thể chế nhưng lảng tránh báo chí
Từ
khi trở thành tổng bí thư, Tô Lâm đã phát động một loạt động thái được đánh giá
là “đổi mới kiểu 4.0”:
–
Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân
–
Nghị quyết 66 về pháp luật hiện đại
–
Nghị quyết 57 về khoa học công nghệ
–
Nghị quyết 59 về hội nhập toàn diện
Truyền
thông nhà nước gọi đây là “bộ tứ nghị quyết lịch sử,” là “mệnh lệnh từ tương
lai của dân tộc”, với “tầm nhìn Việt Nam 2035” [4]. Nhưng trớ trêu thay: Truyền
thông ấy vẫn là nền báo chí cách mạng kiểu cũ – thứ báo chí không thể chất vấn,
không dám điều tra, càng không thể phơi bày khuyết tật của đảng và chính quyền.
Thành
thử, những nghị quyết nghe có vẻ tiến bộ ấy bị bao quanh bởi dàn vỗ tay hưởng ứng,
thay vì những tiếng nói phản biện của người dân, trí thức và cộng đồng doanh
nghiệp – vốn là liều thuốc thử để biết liệu một chính sách có thể sống sót qua
thực tiễn hay không.
Trong
khi cố TBT Nguyễn Văn Linh từng mạnh mẽ kêu gọi “nhà báo không được bẻ cong
ngòi bút,” thì báo chí ngày nay vẫn bị buộc phải “bẻ cong bộ gõ cho vừa vặn với
các khẩu hiệu của đảng, tuyên huấn và công an!” Thử hỏi, nếu Nguyễn Văn Linh
còn sống, liệu ông có lên tiếng, báo chí hiện nay phải “tự cứu mình trước khi
trời cứu” – hay chờ một cú sụp đổ do chính sự ngu trung mù quáng gây nên?
[5]
“Bộ
tứ nghị quyết” dưới lăng kính truyền thông: Chỉ tụng ca, không phản biện
Chúng
ta hãy nhìn thẳng vào cách báo chí “xử lý” bộ tứ nghị quyết:
–
VTV đưa tin Nghị quyết 66 là “hiến chương cách mạng pháp quyền”
–
Báo Nhân Dân nói về Nghị quyết 68 như là “giải phóng doanh nhân”
–
Thông Tấn Xã chạy loạt bài ca ngợi Tô Lâm là “người mở lối cải cách”
Vấn
đề không nằm ở nội dung các nghị quyết – vốn có một số điểm tích cực – mà nằm ở
cách báo chí tuyệt đối hóa một chiều: Không có phân tích từ giới học thuật độc
lập, không có tiếng nói từ doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có câu hỏi phản biện
từ các tổ chức dân sự. Mọi thứ như thể đã được soạn sẵn trong một kịch bản
tuyên truyền vụng về: Càng đọc càng thấy giống… các báo cáo tổng kết.
Trong
khi đó, dân chúng lên mạng xã hội để tìm thông tin khác chiều, để biết “sự thật
là gì,” để nghe tiếng nói mà báo chí chính thống bỏ quên hoặc cố tình không
nói. Chính sự im lặng ấy đã làm mất đi cái gọi là “quyền lực thứ tư.”
Báo
chí bị vô hiệu hóa: Cải cách không có “tai mắt”
Một
chính sách, dù đúng đắn đến đâu, nếu không có hệ thống phản biện của truyền
thông thì cũng giống như “người bị quáng gà đi trong bóng tối”. Không có báo
chí độc lập, nhà nước không thể nắm bắt được hiệu ứng thực tế, không nghe được
tiếng nói của người dân, và không nhận ra những bất cập trong quá trình vận
hành.
Trong
báo cáo “Freedom of Expression in Southeast Asia” (Tự do ngôn
luận ở Đông Nam Á) (UNESCO – 2022) [6], Việt Nam được xếp trong nhóm quốc gia
có mức tự do báo chí thấp nhất khu vực, với tình trạng kiểm duyệt nội dung có hệ
thống, không có báo chí tư nhân, và cơ quan truyền thông bị coi là ‘cơ quan
tuyên truyền’ thay vì kênh thông tin độc lập.
Tệ
hơn, khi báo chí bị vô hiệu hóa, mạng xã hội – dù đầy rủi ro tin giả – lại trở
thành nơi duy nhất để phản hồi chính sách. Đây là một kiểu “phản biện không
chính thức”, mang tính bùng nổ, cảm tính, và dễ bị thao túng. Về lâu dài, điều
này gây bất ổn xã hội nhiều hơn là tạo động lực cải cách.
So
với Indonesia, sau khi chế độ độc tài Suharto bị sụp đổ năm 1998, nước này đã
trải qua một “thập niên dân chủ hóa truyền thông,” với hàng chục đài phát
thanh, báo mạng, và kênh truyền hình tư nhân mọc lên. Báo chí đóng vai trò then
chốt trong việc vạch ra lỗ hổng thể chế và giúp chính quyền điều chỉnh chính
sách nhanh hơn, hạn chế sai lầm chính sách dẫn tới xung đột.
Giới
hạn đỏ của Tô Lâm: Muốn cải cách nhiều thứ, trừ… báo chí?
Tại
sao Tô Lâm không đụng đến báo chí? Phải chăng ông hiểu rằng báo chí tự do là mảnh
đất quá dễ sụt lún cho một trật tự chính trị đang rạn nứt vốn dựa vào kiểm soát
tư tưởng?
Điều
này khiến nhiều người nhớ đến một trong những mâu thuẫn lớn của chính Hồ Chí
Minh. Ông Hồ từng viết: “Một đảng, một dân tộc, một tập thể mà không biết
sửa chữa khuyết điểm, không nhận rõ khuyết điểm của mình là một tập thể hỏng.” (Hồ
Chí Minh, Sửa đổi lối làm việc, 1947) [7]. Nhưng suốt đời, Hồ cũng không
dám cho phép tồn tại báo chí tư nhân độc lập, và vẫn duy trì cơ chế “đảng lãnh
đạo toàn diện”.
Ngày
nay, Tô Lâm – người đang cố dựng một nền tảng cải cách mới – lại đứng ở chính
giữa cái ngã ba ấy. Nếu muốn thực sự cải cách, ông không thể không cải tổ nền
báo chí. Còn nếu chỉ dừng lại ở những khẩu hiệu như “đổi mới thể chế,” “hiện đại
hóa điều hành”… nhưng báo chí vẫn phải “xin định hướng” để viết bài, thì đó là
cuộc cải cách khuyết tật từ trong trứng nước.
Muốn
có cải cách thật, phải dám để người dân “mở miệng”
Không
có cuộc cải cách nào thành công nếu người dân không được nói. Và báo chí là cái
“miệng của xã hội.” Một khi miệng bị bịt, tai bị bưng, thì đầu óc không thể
sáng.
Trên
thực tế:
–
Trung Quốc đã có hàng chục nền tảng truyền thông tư nhân, với mô hình kiểm soát
mềm.
–
Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia từng đi lên từ chính những cuộc cải cách báo chí
và tư pháp.
–
Ngay cả những nước XHCN như Cuba gần đây cũng bắt đầu cho phép một số kênh
thông tin dân lập hoạt động bên lề nhà nước.
Việt
Nam, với 100 triệu dân, không thể mãi là một “ốc đảo im lặng” giữa một thế giới
đang chuyển mình trên địa hạt truyền thông toàn diện.
Báo
chí tự do không phải là thả nổi
Khi
nói đến tự do báo chí, người ta thường mặc định là buông lỏng quản lý. Nhưng đó
là một hiểu lầm cố hữu. Tự do báo chí không đồng nghĩa với “tự do vô tổ chức,”
mà là thiết lập một hệ sinh thái thông tin nơi nhà nước không độc quyền chân
lý, nhưng công dân, doanh nhân và xã hội dân sự có quyền phản biện mà không sợ
bị trừng phạt.
Singapore
– vốn được xem là quốc gia kiểm soát truyền thông chặt – vẫn cho phép tồn tại
các kênh phân tích chính sách độc lập như The Online Citizen, Mothership hay Today
Online. Các mô hình này không “chống chính quyền,” nhưng đưa ra được các phản
biện chuyên môn, thúc đẩy điều chỉnh chính sách và giảm thiểu mù mờ thông
tin.
Ngay
cả Trung Quốc – biểu tượng kiểm duyệt – vẫn có các “đặc khu báo chí mềm”
như Caixin, The Paper, nơi được phép điều tra một số
sai phạm kinh tế, chính sách cấp địa phương, hoặc các vụ bê bối y tế – với điều
kiện không đụng đến “tầng chính trị tối cao.” Đó là mô hình kiểm soát mềm,
không phải mô hình câm lặng tuyệt đối [8].
Việt
Nam hoàn toàn có thể học từ các mô hình này – không để báo chí chống lại thể chế,
mà để thể chế nhìn thấy chính mình rõ hơn, sớm hơn.
Tô
Lâm sẽ chọn lịch sử nào?
Lịch
sử rồi sẽ viết về Tô Lâm như một người “chuyển giao thế hệ cải cách” – hoặc là
người bảo thủ cuối cùng giam giữ tư tưởng trong chiếc lồng báo chí thời Lenin,
Mao Trạch Đông?
Im
lặng trước cải cách báo chí không phải là thận trọng – đó là sự trì hoãn nguy
hiểm.
Cải
cách không thể chỉ bằng các nghị quyết; nó phải đi vào thiết chế cụ thể, vào
quyền lực của báo chí, của dư luận, của xã hội dân sự.
Chừng
nào TBT Tô Lâm chưa dám “nói một lời” cho báo chí được mở miệng, thì chừng đó
ông vẫn chỉ là người soạn thảo khẩu hiệu – chứ chưa phải là nhà cải cách đích
thực. Muốn trở thành “nhà cải cách đích thực,” ông Tô Lâm nên đọc kỹ bài
phân tích về “quá trình phản tiến hóa” 100 năm qua của “Báo chí Cách mạng Việt
Nam” đăng trên Tiếng Dân để “chào mừng ngày 21/6”! [9]
Cố
TBT Nguyễn Văn Linh từng kêu gọi: “Ðừng bẻ cong ngòi bút, phải viết cái điều
mình nghĩ!” Văn nghệ sĩ và nhà báo “hãy cứu mình trước khi trời cứu!”
Giờ
đây, đến lượt TBT Tô Lâm phải trả lời: Ai sẽ cứu “báo chí cách mạng” khỏi
chính nó – nếu không phải là ông?
---------------------
Tham
khảo:
[2] https://baotiengdan.com/2025/06/21/tu-do-bao-chi-va-loi-nhan-gui-tu-phan-dang-luu/
[3] https://luatminhkhue.vn/luat-bao-chi-la-gi.aspx
[4] https://nhandan.vn/xay-dung-bo-tu-tru-cot-menh-lenh-tu-tuong-lai-cua-dan-toc-post886472.html
[5] https://www.viet-studies.net/NhaVanDoiMoi/NguyenVanLing_NoiChuyenVanNgheSi.htm
[6] https://www.chathamhouse.org/2021/06/freedom-expression-under-threat-southeast-asia
[8] https://eastasiaforum.org/2024/07/19/politics-powers-chinas-paradoxical-press-suppression/
[9] https://baotiengdan.com/2025/06/20/100-nam-bao-chi-cach-mang-viet-nam/
No comments:
Post a Comment