“Thoát
Trung” hay “bám Trung”: Đã đến lúc lựa chọn, không thể “đu dây” mãi
Trần Hùng | Báo Tiếng Dân
19/06/2025
Việt
Nam không thể tiếp tục “đu dây” giữa hai thế lực đang ngày càng đối đầu. Đã đến
lúc phải lựa chọn một vị thế rõ ràng — không chỉ để phát triển, mà để tồn tại với
phẩm giá của một quốc gia có chủ quyền.
Một
số nguồn tin có thể kiểm chứng nhưng chưa được công bố chính thức cho biết, sau
vòng đàm phán thương mại thứ ba giữa Hoa Kỳ và Việt Nam — được tổ chức kín tại
Washington từ ngày 9 đến 12/6 — một cơ hội chiến lược đã xuất hiện cho một đột
phá ngoại giao cấp cao. Chuyến thăm của Tổng Bí thư Việt Nam Tô Lâm, dự kiến
vào ngày 27/6 tới, là một thời khắc then chốt trong quan hệ Việt – Mỹ.
Mặc
dù vẫn còn những vấn đề nhạy cảm — đặc biệt là sự phụ thuộc vào đầu vào công
nghiệp từ Trung Quốc — các nguồn tin từ BBC xác nhận rằng, Mỹ đang gây sức ép để
Việt Nam giảm sử dụng công nghệ Trung Quốc trong các thiết bị xuất khẩu sang
Hoa Kỳ (1). Đằng sau đó là một câu hỏi cốt lõi: Việt Nam đứng ở đâu trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ –
Trung?
Đã
đến lúc không thể tiếp tục “đu dây”. Giờ là thời điểm để lựa chọn: Thoát
Trung để phát triển, hay bám Trung để tự trói mình vào thế lệ thuộc.
1. Không
thể vừa ngả mũ với Trung Quốc, vừa bắt tay với Mỹ
Một
mặt, các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn ca ngợi mối quan hệ “cộng đồng chia sẻ tương
lai”, “cùng hợp tác toàn diện” với Trung Quốc. Mặt khác, vẫn nỗ lực tiếp cận
Hoa Kỳ để tìm kiếm đầu tư, công nghệ và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nhưng
trong thời kỳ cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt, trò chơi nước đôi đó đã
chạm tới giới hạn. Mức thuế trừng phạt lên tới 46% mà Mỹ đe dọa áp với hàng Việt
có sử dụng linh kiện Trung Quốc không đơn thuần là một biện pháp đối phó kỹ thuật,
mà là tối hậu thư chính trị (2).
2. Nội
bộ phân hóa: Ai muốn “thoát Trung,” ai vẫn cố níu giữ?
Người
dân không mù mờ. Xã hội ngày càng nhìn rõ những khác biệt trong nội bộ đảng cầm
quyền. Có một bộ phận muốn đưa đất nước tiến lên, thoát khỏi sự lệ thuộc truyền
thống, hội nhập sâu rộng với thế giới dân chủ, xây dựng một nền kinh tế độc lập
thực chất.
Nhưng
cũng có những nhóm khác — chịu ảnh hưởng sâu sắc từ đào tạo, tiếp xúc và quyền
lợi gắn với Trung Quốc — vẫn cố gắng duy trì quỹ đạo lệ thuộc, viện dẫn các lý
do như “ổn định”, “hòa hiếu”, “truyền thống” để che đậy sự bảo thủ hoặc tính
toán lợi ích nhóm.
“Thoát
Trung” không chỉ là một rủi ro địa chính trị đối với họ, mà là đe dọa trực tiếp
đến những đặc quyền đặc lợi đã bám rễ từ lâu (3).
3. Một
nền kinh tế đang bị “trung gian hóa”
Thực
tế cho thấy Việt Nam đang trở thành một mắt xích trong chiến lược “né thuế” của
Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp nội địa chỉ làm nhiệm vụ trung chuyển: Nhập linh
kiện từ Trung Quốc, lắp ráp tối thiểu, rồi xuất khẩu sang Mỹ với nhãn “Made in
Vietnam” (4).
Hành
vi này không chỉ vi phạm các cam kết thương mại mà còn phá hoại uy tín quốc
gia. Và giờ đây, mức thuế 46% từ Mỹ không còn là lời cảnh báo – đó là hệ quả tất
yếu của một mô hình lệ thuộc, thiếu sáng tạo, thiếu nội lực.
Nếu
không đạt được thỏa thuận, Việt Nam không chỉ mất đơn hàng mà còn đánh mất niềm
tin chiến lược từ Hoa Kỳ và các đối tác phương Tây khác.
4.
Làm sao đảng trả lời cho người dân, doanh nghiệp và thế giới?
Làm
sao có thể thuyết phục được người dân rằng Mỹ là “kẻ thù” khi họ đã viện trợ
vaccine, hỗ trợ giáo dục, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy phát triển kinh tế?
Dư luận chưa quên Chỉ thị 24 của Bộ Chính trị đóng dấu “Mật” chỉ hai tháng trước
khi Tổng thống Mỹ Biden, thăm Hà Nội và nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt
Nam lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” (5).
Làm
sao yêu cầu doanh nghiệp cạnh tranh minh bạch, khi hàng hóa kém chất lượng từ
Trung Quốc vẫn len lỏi vào thị trường trong nước, với sự bảo kê không ít từ những
người có chức, có quyền? Chính Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thừa nhận công khai
tình trạng việc sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng
không rõ nguồn gốc đang diễn ra công khai và tràn lan (6).
Làm
sao có thể nói với giới trẻ rằng đất nước “độc lập – tự chủ”, khi từ nguyên liệu
sản xuất đến nền tảng công nghệ và tư duy quản trị vẫn còn phụ thuộc sâu sắc
vào Bắc Kinh? Việt Nam là nơi đặt các cơ sở sản xuất quy mô lớn của các tập
đoàn công nghệ như Apple và Samsung, vốn chủ yếu phụ thuộc vào các linh kiện được
sản xuất tại Trung Quốc (7).
5.
Không thể đứng hai chân trên hai con thuyền
Trong
chính trị quốc tế, mập mờ là nguy cơ. Hàn Quốc từng chịu sức ép nặng nề khi cố
cân bằng giữa Mỹ và Trung. Philippines từng bước lùi trước Bắc Kinh vì nội bộ
thiếu đồng thuận. Việt Nam không nên lặp lại những bài học đắt giá đó.
Từ
lâu, dư luận quốc tế đã cảnh báo: Việt Nam không thể vừa hô hào chuyển đổi số,
vừa nhập công nghệ giám sát từ Huawei. Không thể vừa nhận sự hỗ trợ của Mỹ để
phát triển, vừa lắp thiết bị Trung Quốc để xuất khẩu hàng sang Mỹ. Không thể vừa
tuyên bố “làm bạn với các nước dân chủ”, vừa duy trì cấu trúc lệ thuộc vào độc
tài (8).
Đã
đến lúc phải dứt khoát: Hoặc là một quốc gia có chủ quyền thực sự,
hoặc là một vệ tinh kinh tế – chính trị trong chiến lược kiểm
soát của Trung Quốc.
6.
“Thoát Trung”: Nói dễ, làm khó – nhưng không thể không làm
Mỹ
không phải thiên thần. Nhưng Mỹ đưa ra luật chơi rõ ràng: Nếu anh gian lận, tôi
trừng phạt; nếu anh tuân thủ, tôi sẵn sàng hợp tác. Trong khi đó, Trung Quốc lại
xây dựng một trật tự giả tạo, nơi “hợp tác” chỉ là vỏ bọc cho thao túng và áp đặt.
Trên
thực tế, Trung Quốc đầu tư để khống chế, cho vay để trói buộc, chuyển giao công
nghệ đi kèm điều kiện kiểm soát. Một khi hạ tầng bị thâu tóm, chính trị và an
ninh quốc gia cũng khó mà giữ vững.
Nếu
đảng Cộng sản Việt Nam thực sự còn là lực lượng đại diện cho dân tộc, thì giờ
chính là thời điểm để lựa chọn con đường: Hoặc bước ra để cùng thế giới
văn minh kiến tạo tương lai, hoặc tiếp tục trượt dài trong vòng xoáy lệ thuộc —
về kinh tế, công nghệ, và cả số phận.
Kết
luận: Một lựa chọn lịch sử không thể né tránh
“Thoát
Trung” không còn là một khẩu hiệu, mà là một yêu cầu sống còn (9). Nó đòi hỏi tầm
nhìn chiến lược, sự nhất quán chính sách và lòng dũng cảm chính trị. Để thực hiện,
Việt Nam nên bắt đầu từ ba việc:
–
Xây dựng một hệ sinh thái kinh tế độc lập hơn;
–
Làm sạch môi trường chính sách khỏi ảnh hưởng nhóm lợi ích;
–
Tăng cường minh bạch trong quan hệ đối tác chiến lược.
Việt
Nam không thể tiếp tục “đu dây” giữa hai thế lực đang ngày càng đối đầu. Đã
đến lúc phải lựa chọn một vị thế rõ ràng — không chỉ để phát triển, mà để tồn tại
với phẩm giá của một quốc gia có chủ quyền.
Lịch
sử rồi sẽ ghi lại những gì đang diễn ra hôm nay. Và nhân dân sẽ là người phán
xét sau cùng.
__________
Tham
khảo:
(1)
Ông Tô Lâm ‘sắp đi Mỹ,’ Việt Nam tiếp tục bị yêu cầu giảm sử dụng
công nghệ Trung Quốc:
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cr585yl7v88o
(2)
https://tinyurl.com/52h6h6pt
(3) https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thoat_trung_luan.html
(4) https://www.reuters.com/world/china/vietnam-clamps-down-fraud-us-exports-document-shows-2025-04-22/
(5) https://usvietnam.uoregon.edu/mo-vai-suy-tu-ve-chi-thi-24-ct-tw-cua-bo-chinh-tri-dcsvn/
(7) https://www.reuters.com/world/china/us-pushes-vietnam-decouple-chinese-tech-sources-say-2025-06-16/
(8) https://vietnam-aujourdhui.info/2023/09/09/vietnams-time-to-choose/
(9) https://www.ft.com/content/81caf263-7e5a-43bb-9ee4-1de1a89bc394
No comments:
Post a Comment