Nguyễn Thông
19/06/2025
https://baotiengdan.com/2025/06/19/quoc-tang-phan-cuoi/
Tiếp
theo phần 1 — phần
2 — phần
3 và phần
4
Tôi
đã muốn kết thúc loạt bài này bởi viết về nó, chuyện tang ma, dù là quốc tang,
tỉnh tang, cũng chả hay ho thích thú gì. Chẳng qua nó là thứ điểm nghẽn ngang
nhiên tồn tại trong dòng mạch cuộc sống suốt bao nhiêu năm, nay thấy các bác ấy
bảo tháo nghẽn khơi dòng thì nhà cháu cào thôi. Cũng là cách giúp các bác ấy
nhìn ra sự thật và hiểu lòng dân còn đầy chất chứa.
Vừa
may, buồn ngủ gặp chiếu manh. Hôm 15.6, các báo mậu dịch đều nhất loạt thông
tin trung ương đã có văn bản về việc điều chỉnh quy định quốc tang, tang lễ cấp
nhà nước, được gọi chung là tang lễ cấp cao. Đây vốn là một trong muôn vàn điểm
nghẽn lớn nhỏ trong dòng chảy cuộc sống lâu nay, nhưng muốn tháo cởi phải chính
quyền ra tay, chứ dân không có quyền. Dân chỉ có quyền làm chủ tập thể, mà tập
thể là thứ hết sức vô hình, siêu hình, thậm chí không có.
Theo
dự thảo nghị định về tang lễ, có những thay đổi để phù hợp với tình hình “cán bộ
cấp cao suy thoái”, mà nhẽ ra không cần phải bàn bởi đã rõ như ban ngày. Nhưng
một hệ thống nhà nước rất thích họp hành, ra nghị quyết, nghị định thì cái gì
cũng phải họp phải bàn, nâng lên đặt xuống, phải soạn thảo, đề nghị, tấu trình
đủ thứ tầng nấc rồi mới ra kết quả.
Khi
báo chí vừa thông tin về dự thảo, chỉ vài phút sau, một ông bạn tôi (thực ra từng
là sếp của tôi) đã nhanh nhạy cho ý kiến “Hoan nghênh đảng và nhà nước đã lắng
nghe và tiếp thu ý nguyện của đông đảo đảng viên và quần chúng nhân dân nên đã
ít nhiều điều chỉnh các nghi thức tang lễ nhà nước và cấp cao”. Quả thực,
tôi cũng chẳng biết họ có lắng nghe và tiếp thu không, bởi xưa nay dân ít được
lắng nghe.
Cũng
về cái dự thảo ấy, ngay trong ngày, đại tá Trần Nhung, cựu Tổng biên tập báo “Cựu
chiến binh” có ý kiến. Bác Nhung vốn thẳng tính, có gì cứ nói toẹt. Bác chỉ rõ
rằng nếu vẫn duy trì nghi lễ quốc tang thì chỉ cần tổ chức cho người đứng đầu
thể chế, người cao nhất, là tổng bí thư thôi, mà phải đương nhiệm, chứ đã nghỉ,
đã về hưu cũng dẹp. Những ông bà khác, to mấy chăng nữa, lý đương hay lý cựu,
nguyên hay cựu, cũng cứ đám ma bình thường, không cần bày đặt này nọ.
Hai
bác cựu quan báo đã nói vậy rồi, thảo dân tôi chả nên bày đặt ý kiến ý cò, chỉ
vài gạch đầu dòng thế này:
–
Quốc tang là nghi lễ đặc biệt của đất nước chứ không phải riêng cho đoàn thể, tổ
chức, bộ máy nào. Vì vậy quốc tang không được dành cho cá nhân, dù chức gì đi
chăng nữa, lại càng không cho những ông bà đã hết nhiệm kỳ, đã nghỉ việc, về
hưu, làm người bình thường. Cuộc sống, xã hội phân công mỗi người mỗi việc, khi
làm thì đã có chế độ lương và đãi ngộ, làm xong thì thôi, sống như mọi người, đừng
bắt ngân sách phải gánh họ tới chết. Khi họ chết, cứ để gia đình, thân nhân lo,
nhà nước chỉ nên hỗ trợ phần nào để biết ơn về những đóng góp, gọi là đạo lý.
–
Với những ông to bà lớn, dù tứ trụ ngũ trụ chăng nữa, nếu đã bị thải loại, mất
chức, kỷ luật, gây tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng tới uy tín của tổ chức đoàn
thể (đảng) và nhà nước, v.v… thì chưa bắt đi tù đã là may, sao lại còn phải cân
nhắc lễ tang cấp này cấp nọ. Ngay cả cán bộ – những người tử tế cũng phản đối bởi
họ không thích bị đánh đồng vào lũ ngợm ấy, chứ đừng nói gì dân. Đừng biến lễ
tang thành trò cười, dị nghị, bàn ra tán vào của dân chúng.
–
Nhà nước luôn kêu gọi tiết kiệm, chống lãng phí, thực hiện nếp sống văn minh…
nhưng hầu như chỉ áp dụng với dân. Chính nhà nước lại không tiết kiệm, lại lãng
phí, không gương mẫu, luôn đặt ra những quy định riêng ngoài quy định chung.
Chôn cũng phải chôn riêng nơi đặc biệt, hoặc đưa ra chôn nơi khác thì chiếm nhiều
đất, mồ to mả lớn. Và đáng nói nhất, trung ương luôn kêu gọi dân chúng thực hiện
hỏa táng để tiết kiệm, phù hợp với cuộc sống văn minh, giữ vệ sinh môi trường
(nói tóm lại là đủ thứ hay) nhưng tới tận bây giờ chưa có bất kỳ ông bà lãnh đạo
nào được hỏa táng sau khi chết, toàn xúi dân đốt. Chỉ nói một đằng làm một nẻo.
Thà đừng nói.
Nói
cho cùng, người ta mượn cớ đạo đức, lễ nghĩa, tình cảm để quy định, duy trì thứ
có lợi cho mình, xa cách dân chúng. Về thực chất, những quy định này nọ về quốc
tang, tang lễ cấp nhà nước, quan tài, lăng tẩm, mồ mả đều nặng về hình thức, là
thứ bệnh hình thức đã ăn vào trong não. Cũng là dạng cờ đèn kèn trống, băng rôn
khẩu hiệu vốn được phe xã hội chủ nghĩa, được những người cộng sản ưa thích. Tư
duy ấy không theo kịp thời đại, không hòa vào được thế giới văn minh, chả khác
gì phong kiến thời xưa.
Tôi
tặng họ 10 chữ “vàng”: Sống – màu mè lòe loẹt/ Chết – lãng phí phô trương.
Hay
nói như Esenin: Sống chẳng có gì mới, chết cũng chẳng mới hơn gì.
Đã
không muốn đổi thay thì đưa ra nghìn cái dự thảo cũng thế thôi.
*****
Nguyễn Thông
13/06/2025
https://baotiengdan.com/2025/06/13/quoc-tang-phan-4/
Trong
những phần đã lên của loạt bài này, chúng tôi khẳng định, quốc tang không phải
đặc sản của quốc gia nào, bởi đó là thứ nghi lễ cao nhất dành cho những trường
hợp mất mát, tổn thất sinh mạng đặc biệt. Nhiều người chết do tai nạn, thiên
tai, dịch bệnh, nhà nước đều có thể tổ chức quốc tang. Người đứng đầu bộ máy cầm
quyền (hoặc không cầm quyền nhưng là dạng biểu tượng, như đức vua, nữ hoàng chẳng
hạn) được dân chúng yêu mến, kính phục, biết ơn, cũng là đối tượng được quốc
tang.
Quốc
tang, quốc là nước/ quốc gia, tang là tang lễ, đám ma. Quốc tang là lễ tang tầm
quốc gia, cả nước phải để tang, toàn dân phải chịu tang. Giải nghĩa ngắn gọn
như vậy để thấy rằng đó không phải là thứ lễ nghi bình thường, mà đặc biệt. Đem
tầm thường hóa lễ nghi này tức là coi nước, coi dân chả ra gì, coi thể chế chả
ra gì.
Tôi
tìm hiểu và nghiệm thấy ở nhiều nước phát triển, văn minh, giàu có, dân chủ,
khoa học… rất ít quốc tang dành cho cá nhân. Họ hiểu sự sống mới đáng quý, còn
ai mà chẳng chết bởi đó là quy luật tự nhiên. Dù có là tổng thống, quốc vương,
nếu chết cũng chỉ là cuộc tiễn đưa bình thường, chôn cất bình thường, không mấy
khi bày vẽ quốc tang, mồ mả cũng rất bình thường.
Nói
thẳng ra, chỉ những nước cộng sản, theo đường lối xã hội chủ nghĩa, phe xã hội
chủ nghĩa, kể từ Liên Xô, Trung Quốc… tới Cuba, Triều Tiên, Lào, Việt Nam thích
bày vẽ quốc tang, lăng mộ nhất, trong đó Triều Tiên (Bắc Hàn) số 1. Họ chống chủ
nghĩa cá nhân nhưng lại tôn sùng cá nhân cả khi sống lẫn khi chết như thánh như
thần. Họ luôn có lý do để giải thích, bất kể có thuận nhĩ hay không.
Cuộc
sống đã thay đổi mạnh mẽ, chuyển theo thời đại văn minh. Có những thứ, suy
nghĩ, quan niệm, lề thói tưởng như nhất thành bất biến, không thể thay đổi, sống
mãi trong sự nghiệp của chúng ta… vẫn cần được đổi thay, bãi bỏ. Cần chỉnh sửa
ngay quy định đã quá lạc hậu, cổ hủ về quốc tang, thậm chí cả tang lễ cấp nhà
nước.
Ai
thuộc diện quốc tang, tổ chức như thế nào, thời gian bao lâu, ngân sách chi bao
nhiêu, mồ mả ra sao, diện tích đất bao nhiêu, chôn chỗ nào, nếu bị kỷ luật hoặc
để tiếng xấu thì sẽ làm sao, v.v… Nên dẹp ngay mấy trò quốc tang dành cho cá
nhân không xứng đáng. Dù có là “vua”, là tứ trụ ngũ trụ, là bộ chính trị chính
em, đã không xứng, không đạt “chuẩn” thì thôi, đừng để người quá cố mang thêm
tiếng xấu sau khi chết, dân chúng chê cười, ngân sách hao tổn, chính quyền cũng
chả lợi lộc gì.
Quốc
tang cực kỳ tốn kém. Cứ nhìn ngó mọi cuộc quốc tang, xa lâu là ông Võ Nguyên
Giáp, xa chút thì ông Trần Đại Quang, gần hơn thì ông Lê Đức Anh, ông Đỗ Mười,
ông Nguyễn Phú Trọng, gần nhất là ông Trần Đức Lương, tốn không thể tả, cả tiền
bạc, đất đai, công sức, niềm tin. Ví dụ, một chuyến bay làm nhiệm vụ chính chở
cái quan tài nào có ít tiền, mà tiền ấy nhà nước trả chứ không phải gia đình
người quá cố…
Hỡi
nhà cầm quyền, các vị nên đọc bài thơ của bậc danh nhân còn nổi tiếng hơn cả
vua chúa, cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, trong đó có câu:
“Ấy
chẳng qua bận cho người sống
Chết
đi rồi còn ngóng vào đâu…
…Đề
rằng mấy chữ trên bia
Rằng:
Quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu“.
Chuyện
quốc tang, lâu nay các vị trượt vào vết xe đổ quá lâu rồi, giờ hãy đến lúc tỉnh
táo, đứng thẳng lại cho tử tế, đàng hoàng.
(Còn
tiếp)
*****
Nguyễn Thông
30/05/2025
https://baotiengdan.com/2025/05/30/quoc-tang-phan-3/
Dân
có quyền biết cá nhân nào thực sự xứng đáng được quốc tang, chứ không phải người
xếp trong danh sách; biết số tiền chi cho quốc tang bởi tiền ấy do chính họ làm
ra, nộp vào ngân sách nhà nước. Và thứ cần rõ ràng nhất là tài năng, đóng góp,
tư cách đạo đức của ai đó có xứng được quốc tang không.
Không
cần kể những đương sự từng vào tới tứ trụ nhưng bị đuổi ra, mà ngay cả những
“trụ” tài hèn đức mọn, nhàn nhạt tầm thường, thậm chí tư cách kém, bị dân chúng
chê cười, thì dù có ngồi hết nhiệm kỳ cũng đáng bị phế truất khỏi danh sách quốc
tang. Đừng phí phạm ý nghĩa của quốc tang, đồng thời phí phạm tiền bạc, thì giờ
của dân.
Sự
chia bôi tang lễ cấp này cấp nọ theo kiểu phân biệt đối xử cũng là điều đáng
bàn. Thời nay là thời của toàn dân chứ không phải riêng vua chúa, quan lại. Xã
hội và đời sống phân công mỗi người mỗi việc, ai làm giỏi làm tốt, nhiều đóng
góp thì dân nước ghi tạc, biết ơn, chép vào sử sách.
“Nhân
sinh tự cổ thùy vô tử/ Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (Đời người trước sau ai
cũng chết, để tấm lòng son chiếu vào sử sách là được rồi). Tài đức đã không chiếu
được vào sử xanh thì có tổ chức mười cái quốc tang cũng chả ai thèm quan tâm,
nhớ.
Luật
tự nhiên, ai cũng sống và phải chết. Cần giác ngộ điều ấy. Chết rồi thì thôi, đừng
đòi sống mãi. Có những ông bà, sống thì như thánh, như tướng, biệt phủ lâu đài,
sơn hào hải vị, chết rồi vẫn tham, cứ phải mồ to mả lớn, lăng tẩm này nọ, làm
“cụ lớn mả”. Họ và bề tôi hậu sinh của họ cứ tưởng như thế dân mới nể trọng. Nhầm.
“Thương dân dân lập đền thờ/ Hại dân dân đái ngập mồ thối xương”. Chết đi rồi,
phần để lại bao nhiêu, ít hay nhiều, như thế nào… là ở trong lòng dân chứ không
phải ở cái mộ, cái lăng.
Mả
to lăng tẩm đã đáng chê trách, nhưng nghiêm trọng nhất là bị dân coi thường,
chê cười. Quốc tang những người không xứng đáng, nhất là những kẻ ngang nhiên
chiếm đất, vi phạm pháp luật, lại được nhà nước bao che đồng lõa đã gây xói mòn
khủng khiếp lòng tin của nhân dân vào bộ máy cầm quyền.
Họ
tự bày đặt ra đủ mọi thứ quy định, đến chết vẫn đòi quyền lợi, phải thế này phải
thế kia, quốc tang quốc tiếc, vòng này hoa nọ, quan tài gỗ quý, xe pháo máy bay
rình rang, bắt đưa bắt rước, mộ nọ lăng kia…, nói tóm lại rất vênh váo, đua
đòi, trọc phú, hình thức, khoe khoang, tốn kém, khổ dân.
Bọn
phong kiến, thực dân (đối tượng mà các vị ấy luôn chửi và quyết đánh đổ) cũng
chưa đến nỗi mắc căn bệnh nan y hết thuốc chữa này.
(Còn
tiếp)
***
Nguyễn Thông
27/05/2025
https://baotiengdan.com/2025/05/27/quoc-tang-phan-2/#google_vignette
Tính
tôi nói thẳng, dễ mất lòng người khác, nhất là lại đụng chạm đến quyền lợi của
ai đó, hoặc đề cập tới những điều được cho là “nhạy cảm”.
Theo
tôi, nhà nước nên sửa đổi lại quy định về quốc tang, cụ thể là thu hẹp đối tượng
lại. Đặt ra được thì vẫn có thể sửa được. Luật hay không là ở mình. Hay thì
làm, dở thì sửa, thậm chí bỏ.
Tôi
không phản đối việc tổ chức quốc tang nếu thấy cần thiết. Chẳng hạn đất nước bị
thiên tai nhiều người chết, có thể tổ chức quốc tang. Gần 40.000 người chết bởi
dịch COVID-19 đã quá thừa “tiêu chuẩn” để tổ chức quốc tang nhưng lại bị lờ đi,
rất đáng buồn.
Một
nhà lãnh đạo ngôi vị hàng đầu đang tại chức chẳng may qua đời, cũng nên quốc
tang. Một nhân vật lịch sử có rất nhiều công lao với dân với nước, tạo ra dấu ấn
đặc biệt trong đời sống dân chúng, tạo bước ngoặt trong xã hội trì trệ, ví dụ
ông Kim Ngọc ở Vĩnh Phúc khoán hộ mở đường cho phá bỏ Hợp tác xã, cởi trói nông
dân, giải thoát tam nông; ông Nguyễn Văn Chính (Chín Cần) ở Long An đi đầu
trong phá bỏ bao cấp, phá vòng kim cô đè nén con người suốt mấy chục năm ròng
rã, cụ Võ Nguyên Giáp tài năng đức độ, dân yêu lính quý…, những người như thế cần
được quốc tang. Họ còn hơn cả tứ trụ, hay nói cách khác, tứ trụ chẳng là cái
đinh gì so với họ.
Với
những nhân vật lãnh đạo nhàn nhạt, không mấy nổi bật, thậm chí chỉ có “tác dụng”
ngáng trở cuộc sống đi tới, những tứ trụ đã về hưu sống cuộc sống bình thường
dân dã, không còn tham gia gì vào nơi màn trướng khu cơ hoạch định đường đi nước
bước của quốc gia, thì một mặt cộng đồng vẫn biết ơn họ (nếu họ nghỉ việc do hết
nhiệm kỳ, chứ không như ai kia lú lẫn già rồi vẫn xé luật để tham quyền cố vị,
hoặc như đám Phúc, Thưởng, Huệ trơ trẽn), thì không nên quốc tang làm gì.
Nhiều
khi chính họ, gia đình họ cũng chả muốn, mà chế độ lại cứ muốn cái chết cũng
thuộc quyền xử lý của nhà nước. Nhà cai trị đòi bao cấp luôn cả chuyện tang tế
hiếu ân.
Ngay
cả tang lễ cấp nhà nước hoặc cấp cao cũng vậy, cứ đòi bao cấp nên có khi dẫn đến
chuyện dở khóc dở cười. Chắc nhiều người còn nhớ hồi tang lễ tướng Trần Độ, ông
Vũ Mão thay mặt nhà nước đã phải chịu ê chề như thế nào khi đại diện tang gia đứng
ra nói thẳng không chấp nhận bản điếu văn do ông vừa đọc.
Biết
ơn, kính trọng người đã khuất đâu phải cứ là quốc tang mới là trọng, là ơn.
Trái lại, trong khá nhiều trường hợp, rất “tốn kém thì giờ và tiền bạc của nhân
dân” (lời cụ Hồ). Nói đâu xa, quốc tang ông Phan Văn Khải năm 2018, mặc dù ông
về vui thú điền viên đã mười mấy năm, đã “làm người tử tế” bình thường, gia
đình cố ý tổ chức tang lễ long trọng nhưng ấm cúng trong khuôn viên gia đình ở
Hóc Môn, vậy nhưng nhà nước vẫn đòi đưa quan tài ra hội trường Thống Nhất (dinh
Độc Lập cũ) tuốt ngoài quận 1 bằng được để… tổ chức quốc tang. Và đáng nói, hầu
hết quan chức ngoài Hà Nội vào dự, bay đi bay về, có vị bay 2 – 3 lần, xe cộ,
nhân lực, trang trí, tiếp đón… linh đình, tốn kém không biết bao nhiêu mà kể.
Có
ai đó sẽ bảo, đó là đạo lý, là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, là “uống nước nhớ nguồn”.
Nếu như thế, với người ở tầm quốc gia có công với dân với nước thì tổ chức quốc
tang, vậy làm sao cấm được các tỉnh thành, quận huyện, thậm chí phường xã cũng
đòi tổ chức thành tang, tỉnh tang, quận tang, huyện tang, xã tang… cho lãnh đạo
quá cố địa phương mình.
Đó
là chưa kể cũng trong tứ trụ, vị này nếu làm quốc tang thì có thể không vấn đề
gì, nhưng đứa khác mà quốc tang, dân sẽ cười vào mũi. Không làm thì có ai lại bảo
“nhất bên trọng, nhất bên khinh”.
Ngó
sang nhiều nước văn minh, dễ nhận thấy tang lễ, dù với tổng thống, thủ tướng,
thậm chí cả Giáo hoàng (thế giới tang chứ không chỉ tầm quốc tang) đều rất giản
dị, đơn sơ, lặng lẽ, ít tốn kém, không rùm beng, cờ đèn kèn trống. Nhưng không
vì thế mà mất đi sự kính cẩn biết ơn. Họ biết quý đồng tiền do dân chúng đóng
góp.
Vấn
đề là người đã khuất để lại cái gì trong lòng dân chúng, chứ không phải không
khí và hình ảnh quốc tang rình rang, phản cảm, tốn kém.
(Còn
tiếp)
*****
Quốc tang – chán chả
muốn nói, nhưng cứ viết (Phần 1)
Nguyễn Thông
27/05/2025
https://baotiengdan.com/2025/05/27/quoc-tang-chan-cha-muon-noi-nhung-cu-viet-phan-1/
Hôm
qua, Chủ nhật 25.5, theo kiểu người ta thì “Hôm qua tôi sướng biết bao nhiêu”.
Chả là tôi được dự buổi ra sách “Chém theo chiều gió” và “chém gió” của bác
thánh chém Peter Pho (Phó Đức An) tại Sài Gòn vui thật vui. Xong, vừa nhấc mông
khỏi ghế, lại được hai lão bợm Nguyễn Chí Cư và Phạm Xuân Nguyên kéo phắt ra xe
lôi đi Củ Chi lên nhà bọ Lập (Nguyễn Quang Lập) ngắm chim… yến.
Ăn
một bát yến chạy ba quãng đường phèn, nhưng bõ. Đời người mấy khi được sướng dồn
dập vậy. Thầm nhủ, hay là hết con bĩ cực tới hồi thái lai. Lúc về mình ghé mua
tấm vé việt lốt nhưng chưa trúng, có thể dục tốc bất đạt, nóng vội quá cũng
không được. Chuyện gì cũng vậy.
Thôi,
hai vụ “đại hoan lạc” ấy biên sau, giờ nói chuyện khác đang nóng.
Chả
là hôm qua theo quy định nhà nước là ngày quốc tang, đám ma ông cựu chủ tịch (cựu
chứ không phải nguyên, đám cán bộ và báo chí dốt cứ bảo là nguyên chủ tịch; già
nghỉ lâu rồi, nằm bệnh một chỗ lâu rồi thì cựu chứ nguyên gì mà nguyên) nên nhà
cháu cũng tự biết điều né cho phải đạo.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2025/05/1-108.jpg
Chuyên
cơ chở linh cữu cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương xuống sân bay Chu Lai (huyện
Núi Thành, tỉnh Quảng Nam). Nguồn: Báo
PLVN
Chỉ
khổ thân lão thánh chém, bao nhiêu công phu chuẩn bị cho ngày vui đành phải dẹp
hết hát hò, may nhờ tài hoạt bát của MC Xuân Nguyên và sự thông minh hóm hỉnh của
chính lão kéo lại nên ai cũng hỉ hả. Trước đó một hôm (23.5), ông anh thi sĩ xứ
Thanh cũng phải “đọc thơ chạy tang” dù đã thông báo trước cả tuần việc tổ chức
vào tối 24 (ngày đầu tiên quốc tang) khiến nhiều người mến mộ chưng hửng không
tới dự được. Đúng là chẳng cái khổ nào giống cái nào.
Cổ
nhân khuyên “nghĩa tử nghĩa tận”, con người ta lúc sống đối với nhau dù có (tệ)
thế nào chăng nữa thì lúc ai đó chết cũng nên không chấp, bỏ qua. Lý là vậy, chứ
trên đời vẫn thiếu gì cảnh “thù muôn đời muôn kiếp không tan”, ghét đào đất đổ
đi (ghét tới mức chỗ bàn chân “nó” đặt lên đất cũng phải đào đổ xuống rãnh).
Nhưng
các cụ xưa cũng dạy “cái quan định luận”, sau khi đậy nắp hòm người chết thì mới
có thể luận định đúng sai. Tôi chả tư thù gì ông cựu chủ tịch nên không luận về
ông, nhưng thấy cần phải nói về thứ quy định quốc tang mà người ta áp dụng đối
với ông và rất nhiều ông bà khác ở xứ này.
Cũng
đã có không ít người nói ngay lập tức, nói mạnh, thẳng thắn và chính xác về quốc
tang ông cựu Lương, nhất là bài
của bác Trần Nhung (đại
tá, cựu tổng biên tập báo Cựu Chiến Binh) rất thuận nhĩ, được dư luận tán đồng,
đề cập khá nhiều khía cạnh, kể cả sự tốn kém, nên tôi chỉ nhấn vào vấn đề sau
đây.
Ở
xứ này, trong thể chế này, mỗi khi có người trong tứ trụ chết, dù người ấy đang
tại chức hay đã nghỉ từ tám hoánh, nhà nước mặc định tổ chức quốc tang. Đương
chức thì quốc tang lâu, kéo dài; đã nghỉ đã hưu thì quốc tang ngắn.
Bộ
máy truyền thông quốc doanh được huy động hết cỡ, làm nhiệm vụ ca ngợi người vừa
chết, nào là công này tích nọ, nào là đạo đức sáng ngời, đức tính trong sạch giản
dị, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, miếng ăn miếng uống, cách đi cách đứng…
đều tuyệt vời. Một kiểu văn mẫu. Không khác gì tung hô thánh thần, idol, nhân vật
xuất chúng. Tất cả những điều ấy, nhiều đương sự khi còn tại vị, có bói cũng
không ra.
Tứ
trụ nào chết cũng được thần thánh hóa như thế, dễ khiến người ta liên tưởng tới
ngọc không tì vết, công lao với dân với nước như trời như bể. Sự nhập nhèm tiêu
chuẩn, cách định giá quốc tang đã phong thánh cho cả những ông bà quá đỗi tầm
thường.
Ông
hàng xóm nhà tôi cười bảo, nếu ông bà “lãnh tụ” nào cũng hoàn hảo vậy, đáng ca
ngợi vậy, sao dưới sự lãnh đạo sáng suốt của các ông bà ấy, cuộc sống xứ này,
dân này cứ trầm kha kéo dài, sao cứ khổ cực dai dẳng, đói nghèo bền vững?
Nếu
họ có công lao, thành tích đặc biệt với dân với nước thì quốc tang đã đi một nhẽ,
đằng này nhàn nhạt thường thường, không tạo nên dấu ấn nào đặc biệt, để đến nỗi
gần như bây giờ phải xóa bài chơi lại, phải đột phá cởi bỏ, tháo gỡ điểm nghẽn,
chỉnh đốn triệt để, sửa chữa lại gần như toàn bộ, không khác gì một cuộc cách mạng.
Có đáng được quốc tang không? Không!
Cần
phải làm cuộc cách mạng về quốc tang, dĩ nhiên đối với người còn sống, những
đương sự đang cầm cân nẩy mực.
(Còn
tiếp)
No comments:
Post a Comment