Mỹ mắc nợ 36.000 tỷ,
một gánh nặng cho đồng đô la
Thanh
Hà - RFI
Đăng
ngày: 17/06/2025 - 16:11
Kịch bản bất
thường khi đồng tiền Mỹ mất giá trong lúc tình hình thế giới bất ổn hơn bao giờ
hết. Phải chăng đô la không còn là « tài sản an toàn nhất » ?
Câu hỏi được đặt ra một phần do trung bình cứ ba tháng một lần, gánh nợ của
chính quyền liên bang lại tăng thêm 1.000 tỷ đô la. Nhờ là nền kinh tế số 1 thế
giới và quy chế đặc biệt của đồng đô la, công trái phiếu bộ Tài Chính phát hành
vẫn dễ dàng có người mua.
HÌNH
:
(Ảnh
ghép) Hình ảnh tổng thống Mỹ Donald Trump trên tờ một trăm đô la tại một bài
đăng trên sàn của Sở giao dịch chứng khoán New York ở New York, Mỹ, ngày 21
tháng 1 năm 2025. AP - Seth Wenig
Tình
trạng này sẽ còn kéo dài được bao lâu khi mà giới tài chính ngân hàng, các nhà
nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp và giới đầu tư bắt đầu hoài nghi về tiềm
năng tăng trưởng của Hoa Kỳ và chiến lược phát triển kinh tế bị coi
là « mù mờ » của tổng thống Trump ?
Thế
giới vẫn xem nợ của Mỹ là một sản phẩm tài chính an toàn ?
Mỹ
không chỉ là nền kinh tế lớn nhất mà còn là quốc gia mang nợ nhiều nhất trên
hành tinh. Trong một vài ngày nữa tổng nợ công của Hoa Kỳ sẽ đụng ngưỡng 37.000
tỷ đô la. Nợ của Mỹ như vậy lớn gấp 9 lần so với GDP Đức, nền kinh tế số 1
trong Liên Hiệp Châu Âu.
Hôm
nay 17/06/2025 là một ngày quan trọng đối với Washington do bộ Tài Chính Mỹ
phát hành thêm 118 tỷ đô la công trái phiếu đủ loại (với thời hạn 3-10 và 30
năm). Câu hỏi đặt ra là chuyện gì sẽ xảy ra nếu như các ngân hàng trung ương nước
ngoài, các định chế tài chính tư nhân của Mỹ và ngoại quốc « chê » hay « ngại
» mua thêm vào nợ của Hoa Kỳ ?
Một
số dự báo e rằng, lãi suất tín dụng dài hạn 10 và 30 năm Mỹ phải đi vay có nguy
cơ lại « vượt quá ngưỡng tâm lý » 5 %. Mới chỉ với
lãi suất tín dụng 4 % mà theo thẩm định của Văn Phòng trực thuộc Hạ Viện lo về
ngân sách, trong tài khóa 2025 chính phủ Liên Bang sẽ phải dành ra 952 tỷ
đô la để trả tiền lãi cho các chủ nợ. Số tiền này như vậy lớn hơn cả « ngân
sách của bên bộ Quốc Phòng ».
Donald
Trump, « mối đe dọa lớn nhất » đối với kinh tế Hoa Kỳ ?
Có
ít nhất ba yếu tố báo trước Mỹ sẽ phải đi vay tín dụng với lãi suất cao
hơn : Thứ nhất, từ 2019 Mỹ đã phải đi vay với lãi suất càng lúc càng cao,
nhưng từ khi trở lại Nhà Trắng hôm 20/01/2025 tổng thống Trump như đang « nhấn
ga » mạnh hơn nữa để lao vào một bức tường. Chính sách thuế đối ứng
và chiến tranh thương mại của Washington có nguy cơ đánh thẳng vào tăng tưởng của
Hoa Kỳ.
Lo
ngại thứ hai là gần đến hạn định 90 ngày Donald Trump (tức là ngày 09/07/2025)
để cho thế giới để đàm phán hòng tránh được những mức thuế « trên
trời » từ 10 đến 50 % phụ trội mà Mỹ áp đặt. Nhưng đã gần đến cột
mốc 09/07/2025 mà đến nay mới chỉ có 1 nước duy nhất là Anh Quốc chính thức
đạt được đồng thuận để chỉ bị phạt 10 % thuế hải quan khi xuất khẩu sang
Mỹ.
Một
số quốc gia khác như Việt Nam, Nhật Bản thì mới chỉ « gần sắp đạt đến
đích ». Hàn Quốc với một chính quyền mới của tổng thống Lee Jae
Myung « cần có thời gian để nắm vững hồ sơ ».
Indonesia
thì sáng 17/06/2025 vừa tuyên bố « không cần thiết điều phái đoàn
trở lại Washington để tiếp tục đàm phán vì Jakarta đã cố gắng hết sức mình. Quả
bóng giờ đây ở trên sân chơi của Mỹ » …
Với
Trung Quốc chưa thể nói là Bắc Kinh và Washington đã buông vũ khí sau hai vòng
đàm phán ở Genève và Luân Đôn.
Thêm
2.400 tỷ đô la nợ trong 10 năm
Lý
do thứ ba khiến nhiều nhà đầu tư thận trọng với Hoa Kỳ chính là dự luật ngân
sách Big and Beautiful Bill Act mà tổng thống Trump coi là
công cụ hiệu quả để đem lại « hào quang cho nước Mỹ ». Nếu
được Quốc Hội Lưỡng Viện thông qua, đạo luật này sẽ đào sâu thêm nữa 2.400 tỷ
đô la nợ của chính phủ liên bang trong 10 năm sắp tới.
Làm
thế nào giải thích núi nợ đã xấp xỉ 37.000 tỷ đô la của Mỹ ? Phải chăng đó
là một yếu tố đang làm suy yếu đồng đô la ? RFI mời chuyên gia
Thomas Grjebine, Trung Tâm Nghiên Cứu về Triển Vọng Kinh Tế và Thông Tin
Quốc Tế của Pháp – CEPII trả lời các câu hỏi này.
Trước
hết Thomas Grjebine nhấn mạnh nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ đều ỷ lại vào sức mạnh
và đặc quyền Washington có được nhờ đồng đô la :
« Nợ
công của Mỹ tăng mạnh trong nhiều năm do các chính quyền liên tiếp vừa mạnh tay
tăng các khoản chi tiêu, vừa có những chương trình quy mô để giảm thuế - đặc biệt
là dưới nhiệm kỳ đầu của ông Donald Trump. Quả thực là trong một thời gian dài
Washington không xem nợ nần chồng chất là một vấn đề bởi vì Hoa Kỳ có đồng đô
la, nên vẫn có thể đi vay với lãi suất không quá đắt. Trong những tuần lễ gần
đây chúng ta thấy tình hình thêm căng : Mỹ đi vay tín dụng với lãi suất
cao hơn - có nghĩa là Mỹ khó huy động vốn hơn và qua đó, chi phí phải thanh
toán cho các chủ nợ sẽ nặng hơn. Trước mắt hiện tượng này chưa tác động đến các
hộ gia đình Mỹ. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là trong tương lai xa hơn và đến một
lúc nào đó chính quyền liên bang phải tăng thuế để tiếp tục trả nợ ».
Đô
la không còn là một phương tiện dự trữ an toàn ?
Có
điều từ đầu 2025 đến nay, đô la Mỹ mất giá 9 % so với các đơn vị tiền tệ khác
như đồng euro hay franc của Thụy Sĩ, bảng Anh và Yen Nhật Bản… Phải chăng đây
là dấu hiệu đô la không còn là một « tài sản an toàn » vì
nợ Mỹ càng lúc càng tăng nhanh và có ngy cơ « vượt ngoài tầm kiểm
soát » ? Khi đó, nền kinh tế số 1 thế giới càng khó đi vay ?
Thomas
Grjebine, trước mắt loại trử kịch bản Mỹ khan hiếm tiền mặt :
«
Cần nói rõ là chưa có chuyện Hoa Kỳ gặp khó khăn khi cần đi vay tín dụng, Mỹ
cũng không lâm vào hoàn cảnh thiếu hụt thanh khoản và chúng ta hoàn toàn không
đứng trước khủng hoảng về nợ nông như điều từng xảy ra với Hy Lạp hồi 2011. Hiện
tại chúng ta mới ghi nhận hiện tượng lãi suất tín dụng tăng lên cao và sẽ đè nặng
thêm nữa lên các khoản chi phí trong ngân sách của chính quyền liên bang. Nhưng
còn phải kể đến vai trò của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ : Federal Reserve có
thể can thiệp bằng cánh ồ ạt mua vào các công trái phiếu mà bên bộ Tài Chính
phát hành và qua đó làm hạ nhiệt tình hình. Kết luận ở đây là Hoa Kỳ không bị
khủng hoảng về nợ công đe dọa »…
Thái độ
thận trọng : đô la sẽ tiếp tục mất giá
Thomas
Grjebin giải thích thêm : « Các nhà đầu tư tiếp tục mua vào nợ của Mỹ bởi
Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất, năng động nhất và phát hành nhiều công trái
phiếu nhất. Nếu muốn đầu tư vào công trái phiếu, thì không có giải pháp nào để
thay thế cho công trái Hoa Kỳ : Đức cũng phát hành công trái nhưng không
thấm vào đâu. Hơn nữa Mỹ có đồng đô la… »
Đây
là « đơn vị tiền tệ quốc tế thực thụ duy nhất » của
thế giới. Hiện tại có một khối lượng khoảng 1.300 tỷ đô la lưu hành ở mọi nơi,
ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ…
Trên
nguyên tắc, trước mọi biến động về địa chính trị, nhu cầu mua vào đô la được đẩy
lên cao. Đô la tăng giá. Lần này, cho đến cuối tuần trước thế giới phải đối mặt
với nhiều bất ổn như xung đột Israel và Palestine tại dải Gaza, và một cuộc chiến
đã kéo dài là chiến tranh Ukraina… vậy mà đồng đô la đã liên tục trượt giá.
Các
ngân hàng lớn của Hoa Kỳ có vẻ không mấy lạc quan. Morgan Stanley chẳng hạn e rằng « từ
nay đến giữa 2026 đô la có thể sẽ còn rơi mạnh hơn nữa, mất giá thêm 10 % so với
thời điểm hiện tại ». Goldman Sachs cũng đánh giá tương tự và thậm chí
khuyên các thân chủ nên tích trữ đồng yen và euro hơn là đô la.
Về phần
nhà nghiên cứu Thomas Grjebine của trung tâm Pháp CEPII, anh nói đến một hiện
tượng « chưa từng có » :
«
Đây là hiện tượng khá mới mẻ bởi vì từ trước đến nay mỗi lần xảy ra khủng hoảng
thì thông thường đô la tăng giá. Những mối lo ngại liên quan đến thị trường tài
chính hay về sức tăng trưởng của các nền kinh tế trên thế giới, thì phản ứng là
mọi người đua nhau tích trữ đồng đô la hay mua vào công trái phiếu của Hoa Kỳ.
Tức là đơn vị tiền tệ của Mỹ sẽ tăng giá. Nhưng lần này thì không.
Từ
nhiều tháng qua, đô la trượt giá vào lúc mà tăng trưởng toàn cầu bị đe dọa và
tình hình thế giới bấp bênh hơn bao giờ hết (....) Có chiều hướng là đô la
sẽ tiếp tục mất giá trong nhiều tháng bởi vì môi trường hiện tại không ổn định
do có nhiều rủi ro : Chúng ta chưa biết chiến tranh thương mại sẽ đi về
đâu. Donald Trump có tiếp tục đẩy cuộc chiến này lên một mức độ cao hơn nữa hay
không. Thế nhưng cầm chắc là thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ còn tăng thêm nữa. Hiện
có nhiều nghi vấn về dự luật tài chính tổng thống Trump đang ấp ủ là dự luật
Big and Beautiful Act Bill. Những ngờ vực về tăng trưởng của Hoa Kỳ cũng có
nguy cơ kéo tỷ giá của đô la xuống thấp ».
Một
nhà tài chính trên báo kinh tế Les Echos hôm 03/06/2026 kết luận « đô
la cũng như công trái phiếu của Hoa Kỳ vốn được xem là những sản phẩm tài chính
an toàn bậc nhất đang bị rớt đài ».
No comments:
Post a Comment