Du
học sinh Trung Quốc mắc kẹt trong cuộc chiến của Donald Trump chống Bắc Kinh và
đại học Harvard
Thùy Dương - RFI
Đăng
ngày: 09/06/2025 - 12:00 - Sửa đổi ngày: 09/06/2025 - 14:07
Trong chiến
dịch tranh cử tổng thống trước đây, Donald Trump từng đề xuất biện pháp phát thẻ
di trú Mỹ tự động cho các sinh viên nước ngoài tốt nghiệp đại học tại Mỹ. Theo
AFP ngày 30/05, ông Trump từng lấy làm tiếc về việc các du học sinh ngoại quốc
sau khi học tập tại Mỹ lại về nước lập nghiệp. Thế nhưng, không lâu sau khi trở
lại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump đã « quay ngoắt 180 độ », đẩy
nước Mỹ vào nguy cơ « thất thoát tài năng ».
HÌNH
:
Sinh
viên Trung Quốc Yurong "Luanna" Jiang phát biểu trong buổi lễ tốt
nghiệp tại Đại học Harvard, ngày 29/05/2025, Cambridge, Massachusetts, Mỹ. AP
- Charles Krupa
Có
các trường đại học danh tiếng, nay nước Mỹ có nguy cơ mất nguồn sinh viên quốc
tế, kéo theo đó là những thiệt hại về tài chính, nhân lực trình độ cao.
Đòn
kép đánh vào sinh viên Trung Quốc
Đối
với học sinh, sinh viên quốc tế, giấc mơ học hành tại các trường đại học danh
tiếng của Mỹ bỗng dưng vỡ tan sau hàng loạt thông báo của chính quyền Donald
Trump. Từ khi trở lại Nhà Trắng, Donald Trump đã phát động một chiến dịch lớn
chống các trường đại học mà ông cho là truyền bá tư tưởng cánh tả, quá cấp tiến
(woke), trái ngược với lập trường bảo thủ của chính quyền Trump, tạo thuận lợi
cho nạn bạo lực, bài Do Thái …
Trong
số các trường đại học bị nhắm tới, đặc biệt phải kể đến Harvard, một trong những
đại học lâu đời nhất của Mỹ, danh tiếng hàng đầu thế giới và mức học phí cũng
thuộc loại cao nhất, mỗi năm thu hút khoảng 6.700 sinh viên ngoại quốc (hơn 1/4
tổng số sinh viên của Harvard).
Sau
khi cắt khoản tài trợ liên bang 2,7 tỉ đô la, ngày 22/05 chính quyền Trump quyết
định cấm đại học Harvard tuyển sinh viên ngoại quốc. Đến ngày 04/06, tổng thống
Donald Trump thông báo cấm sinh viên nước ngoài nhập học Harvard. Theo AFP, biện
pháp có hiệu lực trong 6 tháng và có thể được triển hạn. Thậm chí các sinh viên
nước ngoài đã được cấp visa nhập học Harvard cũng sẽ bị xét lại và có thể bị hủy
visa nhập cảnh.
Nhóm
nạn nhân liên đới lớn nhất trong cuộc chiến của tổng thống Donald Trump chống lại
các trường đại học Mỹ chính là du học sinh Trung Quốc. Ngoại trưởng Marco Rubio
hôm 28/05 thông báo Mỹ sẽ « mạnh tay » thu hồi visa
nhập cảnh của những sinh viên đến từ Trung Quốc, nhất là những du học sinh bị
xem có mối liên hệ với đảng Cộng Sản Trung Quốc và sinh viên theo học các
ngành « nhạy cảm ». Theo AFP, bộ Ngoại Giao Mỹ lý giải
là Trung Quốc « đánh cắp công nghệ Mỹ », trong khi tổng
thống Donald Trump nói rằng cần phải dành nhiều chỗ hơn cho sinh viên Mỹ.
Những
biện pháp gần đây nhất của chính quyền Trump như vậy chống lại một bên là các
trường đại học không thỏa mãn yêu cầu của tổng thống, và kên kia là đối thủ
Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng, trong đó có cuộc chiến
thuế quan. Nói cách khác, chính sinh viên Trung Quốc đang « thiệt đơn,
thiệt kép », giấc mộng du học Mỹ dang dở vì « mắc kẹt » trong
2 trận chiến của Donald Trump.
Bà
Maureen Martin, giám đốc bộ phận nhập cư của đại học Harvard hôm 28/05 nhận định,
cuộc chiến của Donald Trump đã gây « một nỗi lo sợ sâu sắc »,
« sự hoang mang, bối rối » và « nỗi khổ sở về mặt
tâm lý » cho các sinh viên và các nhà nghiên cứu nước ngoài.
Nhưng có thể nói, không ai khác ngoài sinh viên Trung Quốc là những nạn nhân đầu
tiên bị nhắm tới vì chiếm tỉ lệ cao nhất.
Trên
thực tế, theo số liệu của bộ Ngoại Mỹ, được hãng tin Pháp AFP trích dẫn hôm
29/05, trong năm học 2023-2024, trong số 1,1 triệu sinh viên nước ngoài ghi
danh học tại hàng trăm trường đại học tại Mỹ thì có tới 277.000 sinh viên Trung
Quốc, nhiều chỉ sau du học sinh Ấn Độ.
Giấc
mơ học hành dang dở trước gọng kìm Mỹ - Trung
Theo
trang mạng Slate phiên bản Pháp ngữ, từ vài năm trở lại đây, bối cảnh địa chính
trị căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã gây biến động cho cuộc sống của
hàng ngàn học viên Trung Quốc. Từng là biểu tượng của sự thành công và cởi mở,
các đại học của Mỹ hiện giờ lại trở thành nguồn cơn gây bất ổn, ngờ vực, thậm
chí là sự bác bỏ. Và điều này càng được thúc đẩy bởi các biện pháp hạn chế và sự
ngờ vực ngày càng tăng, gây xáo trộn cho cả một thế hệ có ước mơ đi du học.
Chính
quyền Mỹ đã công khai bày tỏ nghi ngờ, tố cáo một số trường đại học có mối liên
hệ với đảng Cộng Sản Trung Quốc. Những du học sinh từng học tập hoặc làm việc tại
các cơ quan có mối liên hệ gần quân đội Trung Quốc đã bị chính quyền Mỹ hủy thị
thực nhập cảnh hoặc bị trục xuất, đôi khi không có lý do chính đáng rõ ràng.
Đối
với một số người, trải nghiệm này rất khủng khiếp. Một nhà nghiên cứu trẻ, được
chấp nhận làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại đại học Harvard, đã bị chất vất về bản
chất nghiên cứu y khoa của mình : « Ung thư vú có thể liên quan đến
quốc phòng như thế nào? ». Nghiên cứu sinh đã giải thích, nhưng
hoài công vô ích.
Khi
căng thẳng Trung - Mỹ leo thang, sinh viên Trung Quốc đang phải gánh chịu hậu
quả cho sự cạnh tranh giữa hai cường quốc. Bị từ chối cấp thị thực, bị nghi ngờ
làm gián điệp, gặp khó khăn trong việc tái hòa nhập, những du học sinh này là
hiện thân của một giới trẻ bị mối nghi kỵ lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc kìm kẹp,
buộc phải suy nghĩ lại về ước vọng và phải làm quen với một thế giới khép kín
và nhiều mối ngờ vực hơn.
Chính
quyền Mỹ tự mình bắn vào chân mình ?
Tuy
nhiên, biện pháp cấm đoán của Donald Trump không chỉ tác động đến du học sinh
Trung Quốc mà còn gây thiệt hại cho chính nước Mỹ, cả về kinh tế và nguồn chất
xám, nhân lực trình độ cao.
Trang
mạng Deutsche Welle, phiên bản Pháp ngữ, ngày 30/05 có bài « Trọng lượng
kinh tế của sinh viên quốc tế tại Mỹ », theo đó khẳng định 1,1
triệu sinh viên nước ngoài đến học tập tại Hoa Kỳ trong năm học 2023-2024, là
nguồn đóng góp tài chính lớn cho kinh tế Mỹ. Theo NAFSA, một hiệp hội của
sinh viên và giáo viên quốc tế, sinh viên quốc tế đã đóng góp 43,8 tỷ đô la
(42,8 tỷ euro) cho nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm học 2023-2024. Sinh viên Trung
Quốc chiếm 20% số du học sinh nước ngoài tại Mỹ, là 1 trong những nguồn thu nhập
lớn nhất cho các trường. Ví dụ, học phí mỗi năm của Harvard lên tới khoảng
60.000 đô la.
Còn
Reuters ngày 30/05 trích dẫn một số liệu của bộ Thương Mại Mỹ, theo đó du học
sinh nước ngoài, 54% đến từ Trung Quốc và Ấn Độ, đã đóng góp hơn 50 tỷ đô la
cho kinh tế Mỹ trong năm 2023.
Michael
Clemens, một nhà kinh tế học về nhập cư tại Đại học George Mason ở bang
Virginia, nhận định việc tạm dừng cấp thị thực, dù chỉ là trong thời gian ngắn,
cũng có thể gây ra những tác hại lớn trên khắp cả nước. Theo ông, « ở
nhiều bang, hệ thống trường đại học hoặc là nhà tuyển dụng lớn nhất, ví dụ như
bang Alabama, hoặc là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất ».
Ngoài
ra, số lượng sinh viên quốc tế sụt giảm cũng có thể làm giảm tiềm
năng thành lập doanh nghiệp mới và kìm hãm khả năng sáng chế, đổi mới của nước
Mỹ : « 15% các công ty khởi nghiệp tăng trưởng mạnh có vốn đầu tư
mạo hiểm tại Mỹ, tạo thuận lợi cho việc tạo công ăn việc làm, đầu tư và thay đổi
công nghệ, lệ thuộc vào các sinh viên quốc tế ».
Việc
đình chỉ thủ tục cấp thị thực cũng có thể ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế của
các địa phương, bởi vì nhiều doanh nghiệp nhỏ phụ thuộc vào nguồn lao động tạm
thời hoặc theo mùa tuyển dụng từ nguồn sinh viên nước ngoài.
Về
lâu dài, vẫn theo kinh tế gia Michael Clemens, Hoa Kỳ sẽ mất đi vị thế là điểm
đến nhân tài hàng đầu thế giới. Caleb Thomson, một sinh viên Mỹ 20 tuổi, đại học
Harvard, được Reuters ngày 30/05 trích dẫn, cho rằng : « Nếu Mỹ loại
trừ những sinh viên xuất sắc và tài năng đó, họ sẽ tìm những nơi khác để học tập
và làm việc ». Giáo sư khoa học thông tin, khoa học công nghệ
Phoebe Sengers của đại học Cornell, cũng lưu ý : « Vấn đề là
các sinh viên lẽ ra có thể sang Mỹ học, sẽ ở lại học trong nước hoặc đến các nước
khác, nơi họ có thể học hành và sẽ thành lập các doanh nghiệp để cạnh tranh trực
tiếp với các doanh nghiệp của chúng ta ». Điều này có nghĩa là Mỹ
đang để vuột vào tay các nước khác, thậm chí là các đối thủ cạnh tranh của Mỹ,
nguồn chất xám, nguồn nhân lực tiềm năng cho tương lai. Nói cách khác, dường
như tổng thống Donald Trump đang « tự bắn » vào nước
Mỹ.
---------------------------
Các
nội dung liên quan
MỸ
- GIÁO DỤC
Chính
quyền Trump cấm đại học Harvard tuyển sinh viên nước ngoài
THEO
DÒNG THỜI SỰ
Mỹ
: TT Trump “tuyên chiến” với Harvard – cuộc tấn công vào giới tinh hoa học thuật
PHÂN
TÍCH
Harvard,
biểu tượng cho sự chia rẽ nội bộ Hoa Kỳ
No comments:
Post a Comment