Bao
tử Việt, trí thức Việt và những thứ khác…
Nguyễn Hoàng Văn
10/06/2025
https://baotiengdan.com/2025/06/10/bao-tu-viet-tri-thuc-viet-va-nhung-thu-khac/
“Tôi
còn lạ gì cái bao tử của người Việt Nam!” Cứ mỗi lần nghe thêm một thông tin về
việc đầu độc nhau qua đường tiêu hóa, tôi lại nghĩ ngay đến phát biểu về độ lì
của cái bao tử Việt này [1].
Đó
là lời thoại trong một “tiểu phẩm điện ảnh” của “Trung tâm nghe nhìn” ở Hà Nội
phát trên truyền hình vào giữa thập niên 1980, lấy bối cảnh một công ty thực phẩm
ngay giữa thủ đô. Đại loại thịt hư, đã bốc mùi không thể ngửi nổi nhưng viên
giám đốc vẫn cho tiêu thụ dưới hình thức thịt chín sau khi chế biến với thật
nhiều gia vị và hương liệu để át mùi. Khi một nữ thuộc cấp, là kỹ sư thực phẩm
mới ra trường, phản đối, viện lẽ sức khỏe nhân dân, thì ông giám đốc với cốt
cách trọc phú này gằn giọng, rằng đừng có mang cái thứ “khoa học nửa mùa” kia
ra lý sự với ông: Đây là công ty của ông, ông biết việc ông làm và, quan trọng
hơn, ông còn “lạ gì cái bao tử của người Việt” [2].
Nhưng
đâu chỉ là cái bao tử với khả năng tiêu hóa gần như vô biên? Đất nước có quá
nhiều thứ bị xô lệch ra khỏi những khuôn khổ bình thường, lặp đi lặp lại với tần
số khá cao nên được chấp nhận và trở nên quen thuộc như thể là… bình thường nên
lời trên, diễn đạt theo cố Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến, không chỉ là “lạ gì” cái
bao tử Việt mà, hầu như, với cả … nước Việt.
Sinh
thời, trong một cuộc phỏng vấn trên trang Talawas, mỗi khi đề cập đến
một điều bất ý và chướng tai, Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến lại than thở “Cái nước
mình nó thế”. Như một điệp khúc, nó lặp đi lặp lại với đôi chút biến tấu, khi
thì “Cái nước mình nó như vậy”, khi thì “Cái nước mình nó buồn cười thế”, “Nước
mình hoàn toàn thế” và, khi thì, như lúc nói về Chế Lan Viên: “Cả nước mình nó
thế” [3].
Là
người dám cải tên “hiện thực xã hội chủ nghĩa” thành “hiện thực phải đạo”,
nghĩa là thứ “hiện thực” uốn nắn theo chính sách chủ trương, Giáo sư Hiến đã bị
“đánh” tơi bời trên báo chí, bị Chế Lan Viên đánh đòn yết hậu trong cuộc họp
toàn quốc của Ban Tuyên huấn Trung ương năm 1980, một hội nghị quan trọng đến độ
có sự tham dự toàn thời của ông trùm quyền lực Lê Đức Thọ:
“Ba
ngày, tôi đăng ký, không được lên phát biểu. Còn nửa tiếng trước khi kết thúc
thì mới được lên, tôi là người phát biểu trước cuối cùng, người cuối cùng sau
tôi là Chế Lan Viên, họ sắp đặt rất cẩn thận. Chế Lan Viên phát biểu đại loại rằng,
tư tưởng của anh Hiến không phải là Mác-Lê, mà theo Kant.
[…]
Chẳng biết ông ấy định nói đến cái gì của Kant, cứ nhằng nhịt thế thôi, cái nước
mình nó như vậy. Có một chi tiết thế này: Trong lúc giải lao, có cà phê, kẹo lạc,
Nguyễn Duy Bình và tôi đang ngồi cùng một bàn thì Lê Đức Thọ đến, ngồi cùng.
Ông ấy nói những chuyện rất đời thường, thí dụ: ‘Trong kháng chiến, tôi cắt tóc
thế nào cũng được, nhưng bây giờ hoà bình rồi, cắt cũng phải có kiểu của nó’.
Nhưng việc Lê Đức Thọ ngồi vào mâm của tôi, ngồi rất lâu, hơn nửa tiếng, chỉ
nói chuyện ngụ ngôn thế thôi, được cả hội trường chú ý. Chế Lan Viên thấy thế,
có lẽ nhột, đi đi lại lại ngay sát bàn chúng tôi, mấy lần, cuối cùng thì béo
vào vai tôi một cái, bảo: ‘Vừa rồi tôi có nói gì hơi quá thì anh bỏ qua cho tôi
nhé’. Rất buồn cười, cái nước mình nó thế! Béo vai tôi một cái. Rất nhà quê.
[…]
Nhà
thơ lớn nước mình cũng nhà quê, cũng trẻ con cả thôi, cả nước mình nó thế: Nhà
quê và trẻ con”.
Chỉ
mỗi một Chế Lan Viên thôi cũng đến ba lần “cái nước mình nó thế” mà, trước sau,
câu chuyện đều xoay quanh giới nghiên cứu và cầm bút nên lời này, thực chất, chỉ
nhắm vào những sinh hoạt tri thức hay, nói cách khác, có thể diễn đạt như là
“Trí thức nước mình nó thế”.
Về
Trần Đăng Khoa, Hoàng Ngọc Hiến nói:
“Ông
Nguyễn Đăng Mạnh có nói, Trần Đăng Khoa là nông dân, tôi thì muốn thêm câu của
Tản Đà: ‘Dân hai mươi triệu ai người lớn – Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con’. Trần
Đăng Khoa là nông dân và trẻ con, thế thôi. Tất nhiên cũng có tài năng, thần đồng
nữa. Và hầu hết những người như Khoa cũng là trẻ con và nông dân. Người thì có
tài, người thì bất tài, nhưng đều là trẻ con và nông dân cả”.
Như
Nguyễn Huy Thiệp, Hữu Thỉnh, với những màn kèn cựa:
“Hay
có khi Thiệp lại nằm ở một cái tuyến nào mạnh hơn tuyến của Thỉnh. Cái nước
mình nó thế”.
Hay
Đỗ Lai Thúy và Đặng Việt Bích:
“Không,
Đỗ Lai Thuý không được về Viện Văn hoá-Nghệ thuật, mà về tạp chí Văn hoá-Nghệ
thuật. Viện không nhận Đỗ Lai Thuý, vì Thuý giỏi quá. Còn Đặng Việt Bích vì ngu
quá nên họ nhận ngay, làm ngay Viện phó. Cái nước mình nó thế”.
Đặng
Việt Bích là con trai Trường Chinh, có bằng tiến sĩ ở Đức, nhưng theo ông Hiến,
là thứ “lười đọc sách, ngu dốt, ích kỷ”. Dẫu vậy thì, theo ông, với tình trạng
hiện tại của trí thức Việt Nam, sự ngu dốt học thuật này vẫn chưa phải là điều
đáng sợ nhất:
“Tôi
có một luận điểm: Ở trí thức Việt Nam, giác quan về sự ngớ ngẩn rất yếu, trước
một câu nói ngớ ngẩn thường không có phản ứng gì hết, vì không nhận ra là ngớ
ngẩn.
[…]
“Để
bớt sự ngớ ngẩn, theo tôi phải phân biệt giáo dục elite và
giáo dục đại trà. Với thiểu số đặc tuyển ở Việt Nam hiện nay, trước hết phải thực
hiện những việc rất tầm thường, nhưng tầm thường thế thôi mà có khi còn chưa đủ
sức. Cái nước mình nó thế.
[…]
Cái
mục ruỗng của học thuật nước mình là ở đó, chứ những chuyện như làm bài thuê,
mua tiến sĩ không đáng sợ lắm đâu. Đáng sợ nhất là giác quan về sự ngớ ngẩn gần
như bị tê liệt”.
Báo
động này làm tôi nhớ lại cái cảm giác là lạ năm mười mấy tuổi, mới là học sinh
lớp 9, đã mơ hồ nhận ra sự ngớ ngẩn của Tố Hữu, khi trong một kỳ thi, phải căng
óc ra chứng minh cái hay và cái vĩ đại trong bài thơ “Ta đi tới”:
Ngẩng
đầu lên: Trong sáng tuyệt trần
Tháng
Tám mùa thu xanh thắm
Tố
Hữu khiến tôi hình dung ra một bầu trời xanh trong vắt, không một gợn mây thế
nhưng, ngay sau đó, cũng ông Tố Hữu này, nền trời ấy không được như thế nữa:
Mây
nhởn nhơ bay
Hôm
nay ngày đẹp lắm!
Mây
của ta, trời thắm của ta
Mà
đó không phải là trường hợp duy nhất. Tố Hữu đã ngớ ngẩn khi, trong thế thắng,
tỏ ra ngạo mạn với kẻ thua, trong bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”:
Chúng
bay chỉ một đường ra:
Một
là tử địa, hai là tù binh.
Hay
lúc cao hứng, phởn lên với “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” trong hình ảnh Nguyễn
Văn Trỗi giáp mặt cái chết ở pháp trường mà lại, vô hình trung, đưa “hiện thực
cách mạng” trong thơ mình lên đoạn đầu đài:
Chúng
trói Anh vào cọc mấy vòng dây
Mười
họng súng. Một băng đen bịt mắt.
Anh
thét lên: “Chính Mỹ kia là giặc!”
Và
tay Anh giật phắt mảnh băng đen”
(“Hãy
nhớ lấy lời tôi”) [4]
Có
thể, đâu đó, vẫn có người nhận ra nhưng không dám hó hé một lời bởi ai dám chê
thơ Tố Hữu, ông trùm văn nghệ mà cũng là Bí thư Trung ương Đảng, là “ngớ ngẩn”?
Cũng như không ai dám vạch ra ra sự ngớ ngẩn của con người mệnh danh là sự “kết
tụ của hồn thiêng sông núi” với phát biểu hùng hồn vẫn hằng được sử dụng làm khẩu
hiệu: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có
thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Chân lý là điều không bao giờ
thay đổi, nên nếu có “giác quan về sự ngớ ngẩn”, tác giả đã không dư thừa đến
thế, hoặc chỉ là “nhưng đó vẫn là chân lý”, hoặc chỉ là “nhưng điều đó không
bao giờ thay đổi”.
Nhưng
điều quan trọng không phải là từng thí dụ lắt nhắt như thế, mà là sự dẫn dắt của
những “cây cao bóng cả” như thế. Đó là cái giới bề trên luôn áp đặt tính đại
chúng, hay nói cách khác là tính sự bình dân, dễ hiểu và xuề xoài, như một tiêu
chí dẫn dắt và định hướng, người Việt đã sống chung, quen dần rồi tê liệt hẳn
giác quan về sự ngớ ngẩn?
Cũng
có một sự tê liệt khác, về lương tâm, như trong câu chuyện về cái bao tử Việt kể
trên. Đó là cô kỹ sư thực phẩm mới ra trường, trong sáng, tràn đầy lý tưởng, vì
nghĩ đến sức khỏe nhân dân mà chống đối viên giám đốc. Hành động của cô bị gần
như cả công ty xem là “ngớ ngẩn”, là “hâm”, tiếng lóng chỉ người bất bình thường
vào thời đó, nên sự “bình thường” ở đây, hay sự “không ngớ ngẩn”, chính là sự a
tòng với kẻ có quyền.
Nói
cách khác là xu thế phò chính thống. Phò chính thống, cộng thêm một “giác quan
rất yếu” về sự ngớ ngẩn nên, phải chăng, “trí thức Việt”, phần đông, tỏ ra hân
hoan trước một ngả rẽ vô cùng ngớ ngẩn của nền dân chủ Mỹ?
Nền
dân chủ ấy có hai điểm nhấn nổi bật là tinh thần pháp trị và tinh thần tư bản.
Nhưng đến bây giờ, khi Trump làm nước Mỹ rối tung lên, nó mới thực sự bộc lộ sự
… ngớ ngẩn tày trời. Nó ngớ ngẩn khi lo xa về mặt “tư bản”, cấm tiệt những kẻ
phá sản ra ứng cử tổng thống nhưng lại bỏ mặt giới tội phạm. Nó ngớ ngẩn khi
tiên liệu mọi thứ để không một ai có thể đứng lên trên Hiếp pháp nhưng mập mờ,
không dự đoán cái ngày ông Chánh án của Tối cao Pháp viện, từ sự mập mờ này, lại
đứng ra bảo vệ cho hành vi xâm phạm Hiến pháp của một Tổng thống đương chức
[5]. Nó đòi hỏi sự minh bạch trong kinh doanh, nghiêm trị những hành vi hối lộ
cả với nước ngoài, ngay ở nước ngoài, thế nhưng lại mập mờ với nạn hối lộ chính
trị, ngay tại nước Mỹ, trong mùa bầu cử.
Bước
ngoặc ngớ ngẩn này, không nói ra, ai cũng biết, là Donald Trump, một con buôn
lý tài, một gã đầu cơ chính trị dân túy, một nhân vật phản trí thức và, thậm
chí, còn hiu hiu tự đắc về sự phản trí thức của mình [6]. Một biến thái của nền
dân chủ như thế – dẫu chưa huỵch toẹt như Vladimir Lenin hay Mao Trạch Đông,
công khai xem trí thức là… cứt – cũng đều đặn thể hiện sự khinh miệt với giới
trí thức, thế nhưng biến thái này lại khiến khá đông “trí thức” Việt khom lưng
sùng bái [7].
Hình
tượng nói trên của Lenin và Mao làm tôi nghĩ đến cảnh cuối trong cuốn phim ngắn
đã kể với những khuôn mặt nhăn nhó, những bước chân hối hả, những cái bụng quặn
thắt và cái cảnh chen chúc chờ đợi trước cửa nhà xí, ở nhà riêng hay nhà tập thể.
Đó cũng là cái thời mà, đến lượt, những gì mà những nạn nhân cho ra ngoài cũng
bị chen lấn giành giật trước khi mang ra chợ như một món hàng, qua diễn tả của
Hàn Sĩ, một tiến sĩ vật lý làm việc tại Viện Khoa học cạnh làng Cổ Nhuế, quê
hương của Văn Tiến Dũng.
Đây
là làng, mà theo nguyên văn của tác giả, “sống bằng nghề hót cứt, có đền thờ
Thành Hoàng hẳn hòi, … một vị hót cứt chính hiệu”:
“Không
biết đại tướng đồng hương, ngày ấy có can thiệp vào chuyện này hay không, nhưng
theo quy dịnh của UBND thành phố Hà Nội dân ngoại thành không được phép tự do
đi hót cứt và lấy cứt nữa. […] . Bây giờ người nông dân ngoại thành bị bắt buộc
phải mua phân tại chợ Cổ Nhuế, một chợ tự cổ chí kim, từ Ðông sang Tây đều
không có, được thành lập năm 1989. Giá cả tùy thuộc chất lượng (nói sau).
[..]
Trong chợ phân, xuất hiện phân giả. Người ta dùng đất xét thuồn qua ống nứa,
giã nhỏ thân chối trộn lẫn với nghệ bôi bên ngoài và cho tất cả lẫn vào phân thật.
Ðó là bí quyết. Phân giả gây náo loạn cho chợ phân khiên thanh niên Cổ Nhuế phải
cử ra một bộ phận ‘kiểm tra chất lượng’ trước khi giao hàng. Anh còn nhớ dốc Bưởi
chạy về viện Khoa Học không? Trạm kiểm tra được lập ra tại đó, hoạt động từ mờ
sáng đến trưa. Mùi uế khí từ tay các kiểm tra viên thọc thẳng vào sọt phân tìm
của giả. Nhờ lành nghề và cương quyết, sau đó vài tuần, những đứa làm phân giả
bị cắt giấy phép.
Tại
chợ cứt được chia làm bốn loại:
–
Hạng nhất (first class), là phân lấy từ khu Ba Ðình… nơi có nhiều gia đình quan
chức nên cứt được coi là ‘nạc’(tiếng nhà nghề chỉ cục phân rắn chất lượng cao)
(!).
–
Hạng 2: Từ khu Hoàn Kiếm, nơi có nhiều dân buôn bán, nhiều nhà hàng khách sạn.
–
Hạng 3: Từ khu Hai Bà Trưng và Ðống Ða, nơi đa số dân cư là ngưòi lao động, xài
nhiều rau nên ‘mờ’ (nhiều nước lỏng bõng)
–
Hạng 4: Từ ngoại thành, loại này xanh lẹt vì ‘nguồn nguyên liệu’ thuần túy là
rau muống. Bà con nông dân làm gì có thịt mà ăn.
Có
lần tại chợ xuất hiện một sọt phân đề chữ : ‘Phân ngoại 100 phần trăm’. Dân
chúng không hiểu tại sao có bọn dám qua mặt Hải quan, dám nhập cảng ‘phân ngoại’
về xài.
Về
sau chủ nhân sọt phân giải thích: Phân lấy từ bể ‘phốt’ (fosse septique) của
các sứ quán nước ngoài thì không phải là phân ngoại còn là gì?
Ðây
là những điều tai nghe mắt thấy, tôi ghi lại gửi anh để có dịp kể lại cho bà
con xa nước nghe chơi… Cho biết quê hương ta có những thứ…. mà người ta hoàn
toàn không có. Tôi bảo đảm đây là sự thật ‘chăm phần chăm’.” [8]
Kể
ra thì tri thức của nhân loại chỉ giàu lên một cách có hệ thống với sự ra đời của
môn phân loại học. Người xưa có để tâm phân loại tiếng nói của mình, thế nào là
danh từ, thế nào là động từ v.v… thì môn ngữ pháp mới ra đời. Người xưa có để
tâm quan sát sự giống nhau của những cây cỏ hay động vật để xếp vào một loại, một
chi thì sinh vật học và thực vật học mới ra đời. Và ở trên, nếu cứt thì được
chia làm bốn hạng thì những thành phần bị Lenin, Mao và Trump khinh miệt nên được
phân loại như thế nào?
Thường,
chúng ta không có thói quen phân loại “trí thức” qua bản chất công việc trí tuệ
đang theo đuổi, mà thường là theo thái độ chính trị, nên từ đó mới có “trí thức
thiên tả”, “trí thức cánh hữu”, và thậm chí, “trí thức trùm chăn”. Thế nhưng,
bây giờ có lẽ ranh giới giữa “tả” và “hữu” đã lâm vào tình trạng lộn sòng.
Thường,
ý niệm “thiên tả” được dùng để chỉ những khuynh hướng xã hội, nhắm đến những
thay đổi để xây dựng những mối quan hệ bình đẳng hơn. Như thế thì “phe tả” phải
là phe chống lại hay ít ra là ở trong cái tư thế đối lập với thể chế hiện hành,
nêu cao những khẩu hiệu đòi thay đổi, cách mạng. Họ là giới anti-establishment, chống
lại lực lượng bảo thủ hay nói cách khác là thành phần phản chính thống.
Làm
cách mạng nghĩa là chống lại thế lực chính thống đã lỗi thời và phản động. Khi
cách mạng thành công thì có nghĩa là những phe “tả” này trở thành chính thống
và họ, như thực tế hằng cho thấy, trở nên phản động y hệt cái thế lực họ từng đả
đảo. Tán thành hay không, chúng ta phải thừa nhận rằng Che Guevara đã chết trẻ
trong rừng rậm Nam Mỹ như một nhà cách mạng và chết với lý tưởng nóng hổi trong
lồng ngực. Nhưng Fidel Castro tham quyền cố vị thì đã chết già như một cái bị
thịt phản động, hại dân hại nước.
Người
cộng sản Việt Nam từng đứng ở vị trí phản chính thống, từng nêu cao những khẩu
hiệu bình đẳng, nên những thái độ thân Cộng được xếp vào cánh tả và đó là điều
bình thường. Nhưng khi họ hiện nguyên hình là một thế lực cai trị chính thống,
khư khư bảo thủ, khư khư bảo vệ tình thế hiện tại để giữ lấy những lợi lộc kếch
xù, thì những kẻ lăng xăng mua vui, trang sức hay “át mùi” cho hệ thống toàn trị
thối nát, bảo thủ và phản động này, không thể nào là “thiên tả”. Đó là hạng
“phò chính thống”, đứng về phía kẻ có quyền như là ông Trump ở Mỹ, hay ông Tổng
Bí thư ở Việt Nam [9].
Cứt
của người Việt ngày nào, cũng bị làm giả và nếu thật, được chia làm bốn hạng.
Còn “trí thức Việt Nam”, thời nào cũng có hạng mạo xưng cả, nhưng, nếu khả dĩ
là thực, thì nên được phân loại như thế nào, trong sự lộn sòng giữa hai ý niệm
“tả – hữu”?
Trước
mắt, cũng chỉ có thể tạm phân hạng qua chọn lựa vậy thôi. Hoặc là đứng về phía
nhân dân; hoặc là nấp sau đuôi bọn đang nắm súng, nắm quân đội, nắm công an, nắm
chìa khóa nhà tù. Mà khi đã phò công an và phò cả cai tù như thế, thì dẫu có
đưa ra trăm ngàn lý do để biện minh, cũng không thể thay đổi cái tư thế đối
đầu với lẻ phải, nhân quần.
__________
Chú
thích:
1. https://baotiengdan.com/2025/06/02/thit-heo-cp-tu-tam-thu-den-cuoc-kiem-tra-da-duoc-bao-truoc/
2.
Tôi thuật lại theo trí nhớ.
3. “Hoàng
Ngọc Hiến – Cái nước mình nó thế”, bài phỏng vấn do Phạm Thị Hoài và Trương Hồng
Quang thực hiện năm 2004, đăng trên trang Pro&Contra năm 2019: https://www.procontra.asia/?p=6179
https://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=9606
4.
Có ý kiến cho rằng Nguyễn Văn Trỗi chỉ bị trói ngang khuỷu tay, như trong hình
có thể tìm trên wikipedia, nên có thể “giơ tay” nhưng cứ thử thực nghiệm, trói
ngang vị trí ấy rồi bịt mắt, xem có thể “giơ tay giật phắt” hay không.
Vấn
đề là sự ngớ ngẩn của Tố Hữu trong thơ. Hơn thế nữa, ở đây Tố Hữu chỉ tưởng tượng,
thậm chí trong những ngày đầu tiên sau khi Nguyễn Văn Trỗi bị hành quyết,
cả hệ thống chính trị miền Bắc vẫn thông tin là “Nguyễn Văn Trôi”, dựa theo bản
tin nước ngoài viết tên không dấu Troi (Thời gian và nhân chứng, Hà Minh
Đức chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia 2001, trang 380).
Còn
việc Nguyễn Văn Trỗi đi ra pháp trường thế nào, nhợt nhạt thiếu sinh khí thế
nào, bị bịt mắt như thế nào và có hô khẩu hiệu nào không, bằng chứng rành rành
tại đây:
Clip
phim tuyên truyền của CSVN và sự thật về Nguyễn Văn Trỗi khi ra pháp trường: https://www.facebook.com/watch/?v=1242892882404123
5. https://au.news.yahoo.com/analysis-john-roberts-remains-confounded-080038303.html
6. https://archive-yaleglobal.yale.edu/content/trumps-america-anti-intellectual-and-proud-it
8.
Hàn Sĩ, “Nghề tổ”, Thông Luận, số 112, 2/1998, Paris, trang 31.
9.
Tôi đã trình bày những ý tưởng này vào năm 2010, trong bài “Xin đừng gọi họ là
thiên tả”: https://www.talawas.org/16472/
No comments:
Post a Comment