Liệu
Châu Âu có « đến nỗi » rơi vào hỗn loạn do thiếu khí đốt của Nga hay
không ?
Thùy Dương - RFI
Đăng
ngày: 31/12/2024 - 13:39
Kể
từ ngày mai 01/01/2025, theo thông báo của Matxcơva, Nga ngừng cung cấp khí đốt
cho Moldova do nước này không hoàn tất nghĩa vụ thanh toán tiền nợ khí đốt. Hợp
đồng trung chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu qua ngả Ukraina, có thời hạn 5
năm, cũng hết hạn vào hôm nay 31/12/2024. Cả Nga và Ukraina đều đã thông báo
không muốn triển hạn hợp đồng. Nhiều nước Liên Âu, vốn lệ thuộc vào khí đốt
Nga, đã phải khẩn trương tìm các nguồn cung ứng mới.
HÌNH
:
Ảnh
minh họa : Logo tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga. REUTERS - DADO RUVIC
Trên
thực tế, bất chấp chiến tranh Ukraina và các biện pháp trừng phạt của quốc tế,
khí đốt của Nga vẫn tiếp tục được trung chuyển đến Liên Âu qua hệ thống đường ống
dẫn khí chạy qua lãnh thổ Ukraina và được nhiều nước châu Âu sử dụng. Về số lượng,
trước khi chiến tranh Ukraina nổ ra, 40% khí đốt châu Âu sử dụng được nhập từ
Nga, nhưng nay con số này được ước tính chỉ còn khoảng 15% và 1/3 được trung
chuyển qua ngả Ukraina, theo trang tin Géo.
Kể
từ ngày mai 01/01/2025, liệu việc không còn khí đốt của Nga có khiến châu Âu
rơi vào cảnh hỗn loạn do thiếu nguồn cung hay không ? Theo trang mạng
Bloomberg, tình hình đặc biệt gây lo ngại cho các ngân hàng lớn và Ủy Ban Châu
Âu, bởi vì có nhiều nước thành viên Liên Âu lệ thuộc hoàn toàn vào khí gaz của
Nga. Việc các nước này chỉ có ít ngày để « đổ xô » đi
tìm nguồn cung mới có thể đẩy giá khí đốt tăng cao.
Các
ngân hàng Goldman Sachs và HSBC đặc biệt chú ý đến khả năng hợp đồng trung chuyển
khí đốt từ Nga sang châu Âu qua ngả Ukraina sẽ không được triển hạn. Trong trường
hợp này, lượng khí đốt giảm đi sẽ đặc biệt gây tổn hại cho các nước, ví dụ
như Slovakia, trong những tuần qua đã cảnh báo về những tác động tài chính
có thể xảy ra và kêu gọi các bên đạt một thỏa thuận triển hạn hợp đồng. Áo, Cộng
hòa Séc và Ý, vốn cũng được hưởng lợi từ khí đốt Nga, có thể sẽ phải chuyển
sang các nhà cung cấp khí đốt khác, nên về ngắn hạn, có thể sẽ phải gánh chịu
tình trạng giá chất đốt tăng lên.
Tuy
nhiên, vẫn theo trang tin Géo, một đánh giá mới đây của Ủy Ban Châu Âu đã chỉ
ra rằng nhìn một cách tổng thể, các tác động sẽ là « không mấy đáng
kể », bởi
vì Liên Âu đã có các nguồn cung ứng khác. Hiện giờ, mỗi năm, 15 tỷ m3 khí đốt
mà Nga cho trung chuyển qua ngả Ukraina chỉ đáp ứng được chưa đến 5% nhu cầu
chung của toàn khối Liên Âu.
Florence
Schmit, chiến lược gia về năng lượng của châu Âu tại ngân hàng Rabobank, được
Géo ngày 25/12 trích dẫn, nhận định : « Việc tăng giá sẽ là đáng kể
nhưng chỉ trong vài ngày đầu năm mới (2025), trước khi thị trường thích ứng với
trạng thái bình thường mới và giá cả được bình ổn trở lại ».
Tuy
nhiên, cũng không thể xem nhẹ các giả thuyết khác. Bởi theo Marco Saalfrank, phụ
trách mảng bán buôn tại châu Âu, thuộc công ty Thụy Sỹ, Axpo Solutions
AG : « Các cuộc đàm phán dĩ nhiên là rất phức tạp, có nhiều vấn
đề chính trị và nhiều lợi ích khác nhau, chính vì thế mà rất khó dự báo điều gì
sẽ xảy ra vào ngày 01/01 » (2025).
Về
phần mình, các nhà giao dịch đang tiếp tục suy luận về xu hướng biến động giá
khí đốt. Một số người đặc biệt nghĩ rằng có nhiều khả năng là các bên sẽ đạt một
thỏa thuận về khí đốt của Nga sau lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ Donald Trump
vào ngày 20/01/2025, người từng khẳng định trong suốt chiến dịch tranh cử tổng
thống Mỹ 2024 rằng ông sẽ ưu tiên cho việc bắt đầu các cuộc hòa đàm giữa
Ukraina và Nga. Tuy nhiên, Mỹ cũng là một trong những nhà cung cấp khí đốt
chính của châu Âu, nên cũng sẽ có những tham vọng riêng tại châu lục này.
-------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÂN
TÍCH
Gazprom
: Gót chân « Achille » trong ngoại giao khí đốt của Vladimir Putin
No comments:
Post a Comment