VỀ
“VĂN HÓA” XỬ PHẠT GIAO THÔNG: "Thuế ngầm”?
Trước
tiên, mình cho rằng dùng tấm ảnh này để làm minh chứng cho “hiệu quả” của việc
tăng mức phạt xử phạt hành chính giao thông tại Việt Nam gần đây có lẽ hơi thái
quá: Chúng ta rõ ràng có thể quan sát được một viên cảnh sát giao thông đứng
ngay giữa hình?
https://www.facebook.com/photo/?fbid=28894619426791864&set=a.1863932726953900
Ảnh:
Báo Tuổi Trẻ
Bốn
năm trước khi rời Việt Nam, mình chưa từng thấy một người dân (bình thường) nào
chủ động vi phạm quy định an toàn giao thông trước mặt cảnh sát viên cả. Bức ảnh
này rõ ràng không phản ánh hiệu quả của việc tăng mức xử phạt hiện nay.
***
Ngoài
ra, tranh cãi cũng như lo ngại của công chúng hiện nay dành cho việc tăng mức xử
phạt, trong bối cảnh và văn hóa phạt hành chính tại Việt Nam, là hoàn toàn hợp
lý.
Tại
Việt Nam, tất cả các hành vi, biểu đạt, và mục tiêu xử phạt (bỏ qua hết các vấn
đề tiêu cực) dường như đều xoay quanh một mục tiêu chung, đó là TĂNG THU NGÂN
SÁCH. Mọi mục tiêu khác (giáo dục công dân, phát hiện nguy hiểm bất thường
trong lưu thông…) đều bị lu mờ.
Người
sống ở thành phố Hồ Chí Minh lâu năm chắc cũng biết rằng đầu ra của ba tuyến đường
huyết mạch tỏa đi Tây, Đông, và Bắc thành phố đều có các chốt chặn xử phạt thường
trực. Trong các đợt cao điểm (lễ, Tết), có đến ba, bốn cảnh sát viên có chức
năng “ngoắt” người vi phạm. Còn lại là năm đến sáu bàn ngồi “xử lý” người vi phạm.
Như đã nói, ngay cả khi bỏ qua yếu tố tiêu cực, toàn bộ mặt ngoài của mô hình xử
phạt này là để… thu ngân sách, nhanh nhất và nhiều nhất có thể.
Từ
mục tiêu đó, các lỗi nhỏ nhặt trong bối cảnh giao thông Việt Nam, như phạt lấn
làn (trong khi làn đường dành cho xe máy trong cùng thường rất nhỏ và hay bị hư
hại, ngập nước), phạt chạm vạch dừng, phạt không bật xi-nhan khi quẹo phải… trở
thành những lỗi phổ biến nhất được sử dụng để dừng phương tiện và xử phạt. Nguồn
thu từ đó mà trở thành một dạng “thuế”, nhanh chóng, ổn định, dồi dào.
Là
người từng sử dụng phương tiện giao thông cá nhân ở cả Việt Nam, Canada, và
châu Âu (Anh và Netherlands), thực hành xử phạt này có thể nói là độc nhất vô
nhị, chỉ có ở Việt Nam (nếu cho phép dùng trải nghiệm tại thành phố lớn nhất
nhì quốc gia này để khái quát hoá thành câu chuyện của Việt Nam).
Hiển
nhiên, ở các quốc gia nói trên, việc buộc lái xe dừng lưu thông vì một số hành
vi như vượt tốc độ, vướng vật thể lạ trên xe, hay tài xế có các dấu hiệu bất
thường khác… vẫn thường xuyên diễn ra. Song soi xét người điều khiển phương tiện
giao thông xem họ có bật xi-nhan quẹo phải hay không, có cán một chút lên vạch
dừng hay không… để lập chốt phạt hành chính nóng, lạnh, sôi để nguội… là hoàn
toàn không tồn tại.
***
Mình
không có quan điểm nào cụ thể về việc nâng trần mức phạt. Bộ Công an và Bộ Tài
chính chắc hẳn có mấy trăm trang số liệu của các tỉnh qua nhiều năm để lý giải
cho mức phạt trên.
Nhiều
người cũng có thể nói rằng không muốn bị phạt thì đừng vi phạm.
Tuy nhiên,
“văn hóa” xử phạt để tăng thu ngân sách trong thực hành hiện nay rõ ràng là thứ
mà đại bộ phận người dân đều có thể nhìn thấy. Ngay cả cái cách nói về tỉ lệ
“chia” trong xử phạt giao thông cũng quá khó để người quan sát không liên tưởng
đến tính “thuế” của văn hóa xử phạt hiện nay.
No comments:
Post a Comment