NỘI DUNG :
.
Phát
ngôn của Xuân Bắc là lời cáo chung cho Táo quân
.
.
Tư
cách nghệ sĩ của Xuân Bắc !
.
.
==================================================
25 tháng 1, 2023
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/an-chua-het-chen-chao/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/01/tt.jpeg
Xuân Bắc (ảnh: VTV)
Kẻ đó là Xuân Bắc, một Đảng sĩ của chế độ cộng sản
Việt Nam.
Ngày mùng 2 Tết, một mẩu đăng trên trang Facebook
do anh này viết như một “truyện ngụ ngôn” tân thời có tên “Cái tát của mẹ” ngụ ý xỉ vả những
người chê chương trình Táo quân, giống như người con trai không biết gói bánh
chưng nhưng năm nào cũng chê bánh chưng mẹ mình gói, dù vẫn ăn “tụt lưỡi”. “Ngụ
ngôn” của Xuân Bắc đăng tải hai ngày sau khi chương trình Gặp nhau cuối
năm – Táo quân 2023 được phát sóng trên Đài truyền hình Việt Nam
(VTV).
Mặc dù đang “bận rộn” việc Tết nhất nhưng cộng đồng mạng vẫn bị cái sự
“ăn cháo đá bát” của Xuân Bắc làm cho phẫn nộ. Anh ta đã trịch thượng ngồi trên
đầu khán giả, đa phần là miền Bắc, và dạy dỗ cách biết ơn người đã mang đến cho
mình việc giải trí hàng năm trong khi chê bai vai diễn, kịch bản của anh ta và
đồng bọn là hành động mà anh ta gọi là “ăn cháo đá bát”.
Vấn đề lớn nhất ở đây là anh ta nói ngược, mà dân gian thường gọi là ăn
nói ngược ngạo. Cháo ở đây là anh ăn từ người xem ban phát, cái chén anh ta
đang cầm là thời gian vàng ngọc của người xem. Việc anh ta lên sân khấu vốn được
người xem chấp nhận và trả tiền còn vỗ tay hay chê bai là do sự rèn luyện, động
não của chính anh ta chứ không ai khác.
Khi nghe được thông tin này, không ít người miền Nam vốn hiếm khi xem
cái kịch bản sặc mùi cộng sản tuyên truyền này đã tòm mò vào YouTube mở lại
chương trình “Gặp nhau
cuối năm 2023 Quý Mão” để xem tại sao khán giả lại chê bai đến như thế,
thì hỡi ơi, chê như vậy là nương tay, là còn nhân đạo, còn miễn cưỡng và nhất
là còn thương hại cho cái êkíp làm chương trình kia, nếu không chỉ cần mỗi một
chữ “vất”.
Một kịch bản dài đúng hai giờ đồng hồ nhưng không xuyên suốt, quàng
xiên hết râu ông nọ cắm cằm bà kia tới hổ lốn tả pí lù. Những mẩu chuyện ngăn
ngắn không ra đầu ra đũa được thể hiện với cách diễn phùng mang trợn má, hét
toáng thô thiển, tấu hài không cần nội dung, xiêm y rặt mùi… Bắc Kinh. Toàn bộ
kịch bản được chắp vá vụng về và nội dung hầm bà lằng chẳng ra đầu ra đuôi gì cả.
Đáng lý nó phải nhắm vào hai câu chuyện lớn nhất trong năm là “Chuyến bay giải
cứu” và “Test kit” thì người xem bị dẫn dắt tới những chuyện phấn son, đàng điếm.
Vậy làm sao mà khán giả không phản đối cho được! Rất may cho khán giả
miền Nam vì họ còn nhiều show khác tương đối “lành mạnh” hơn trong những ngày
cuối năm, nếu không thì không biết cơn hồng thủy còn dữ dội đến bao nhiêu nữa.
Người dân vốn dĩ hòa vi quý nhưng cũng thắc mắc tìm hiểu xem Xuân Bắc là ai mà
dám ngạo nghễ đến như vậy. Nếu biết vài chi tiết về nhân thân anh hề này, chắc
không ai trong chúng ta lại bỏ công phản biện, thậm chí chửi bới anh ta đến thế.
Anh ta là một Đảng viên cao cấp, một Đảng sĩ trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam, một
con cưng của Ban Tuyên giáo và cũng là một dư luận viên tầm cỡ.
Đảng viên
vì anh ta là một Ủy viên của Hội đồng Trung ương khóa VIII Ban Chấp hành Trung
ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Anh ta cũng là Phó Chủ tịch Hội Liên
hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VIII. Đảng sĩ vì anh ta được trao tặng
danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2016; rồi sau đó được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà hát
Kịch Việt Nam.
Với những chức vụ “quan trọng” như thế làm sao anh
ta nín nhịn được khi bị khán giả chê bai kịch bản Táo quân năm Quý Mão do anh
ta biên soạn? Anh ta giống như rất nhiều quan lại khác càng cao chức tước càng
khinh bỉ dân. Anh ta theo gương chửi dân của Tổng Bí Thư khi ông này nói “Đất
nước ta có bao giờ được như thế này chưa?”. Ai cũng biết đất nước đang gặp biết
bao khó khăn tụt hậu nhưng ông TBT nói ngược lại với thực tế, vậy không phải là
chửi dân hay sao! Xuân Bắc không phải là trường hợp ngoại lệ. Bên cạnh
anh ta là rất nhiều những vai “diễn” đang được hệ thống chính trị nâng đỡ, hay
ít ra cũng tạo cơ hội nâng đỡ. Họ là những Đảng sĩ đầy kinh nghiệm trong việc
loan tải những cung bậc ru ngủ người dân bằng những kịch bản được che đậy qua
cách tấu hài rẻ tiền, những kịch bản không hơn Táo quân là mấy.
Nhưng bọn này không hề sợ khán giả tẩy chay vì suy cho cùng chúng không
kiếm tiền từ khán giả mà kiếm tiền từ nhà nước. Những chương trình trên VTV
không ai phê duyệt độ chấp nhận của khán giả mà chỉ chú trọng “mục tiêu chính
trị” của chúng có làm ảnh hưởng đến nhận thức của quần chúng hay không. Chúng
luôn muốn dạy dỗ người khác nhưng chúng lại là những kẻ mất dạy nhất trong số
những kẻ mất dạy trong hệ thống của chúng.
-----------------------------------------------------------------------------------------
.
Phát ngôn của Xuân Bắc là lời cáo chung cho Táo quân
24/1/2023
https://thuymyrfi.blogspot.com/2023/01/suong-nguyet-minh-phat-ngon-cua-xuan.html
Thực ra, nghệ sĩ biểu diễn nếu khán giả thích thì phải
bỏ tiền ra mua vé để thưởng thức, cũng như nhà văn sáng tạo ra tác phẩm, người
đọc thích thì bỏ tiền ra mua.
Xuân Bắc và các nghệ sĩ trong chương trình Táo quân hàng năm lên sóng
đã được nhận thù lao, tiền này từ Đài Truyền hình trả. Mà Đài là của Nhà nước,
Nhà nước sống được là từ thuế của dân. Tiền trao cháo múc rồi.
Ở đây là quan hệ cộng sinh nghệ sĩ và công chúng, không ai phải hàm ơn
ai. Cho nên nói “người chê Táo quân là ăn cháo đá bát” là vô minh.
Vả lại, đã chấp nhận đời nghệ sĩ thì phải chịu được tiếng khen chê. Người
ta chê mình thì phải xem lại mình trước. Biết nghe lời chê để hoàn thiện lao động
nghệ thuật mới là người nghệ sĩ lớn chân chính, chứ không phải thợ diễn mua vui
rẻ tiền.
Một chương trình kéo dài 20 năm, dù nỗ lực cố gắng bao nhiêu cũng sẽ đến
lúc lụi tàn. Lụi tàn bởi ý tưởng không mới, kịch bản không hay, lại nhạt nhẽo,
tầm phào; bởi diễn đuối, diễn viên trụ cột hết sáng tạo và hết duyên…vv...
Nhưng cái điều cơ bản là một khi không còn khí phách để giễu nhại, châm chích
con bệnh xã hội nữa thì cũng phải biết có dũng khí từ bỏ cái cách gãi ghẻ con bệnh.
Từ bỏ quả thật là khó!
Để hủy bỏ một chương trình, trước hết Đài Truyền hình phải có bản lĩnh,
dám vứt bỏ cái không còn hấp dẫn nữa, chứ không cố đấm ăn xôi, méo mó có hơn không.
Đồng thời phải có chương trình mới sinh động lấp vào.
Còn một điều quan trọng nữa là: Người nghệ sĩ còn phải có lòng tự trọng
nghề nghiệp, khi thấy kịch bản tầm thường thì từ chối không diễn; khi thấy mình
cạn duyên thì biết từ chối lời mời. Còn thấy mình vẫn “má thắm môi son” duyên mặn
nồng, mà không biết mình đã thành cái xác không hồn đi động trên sân khấu thì bị
kịch chồng bi kịch.
Thật sự, phát ngôn của Xuân Bắc cho rằng "người chê Táo quân 'ăn
cháo đá bát' lại là… lời cáo chung, là dấu chấm hết của chương trình này.
SƯƠNG NGUYỆT MINH 24.01.2023 (Tựa bài do Thụy
My đặt)
Publié par Thụy My RFI à 23:58
-------------------------------------------------------
24/01/2023
https://thuymyrfi.blogspot.com/2023/01/nguyen-quoc-tan-trung-tao-quan-ht.html
Chương trình gọi là “Táo quân” vào cuối năm âm lịch
được sáng tạo và công chiếu lần đầu tiên bởi Đài truyền hình HTV (Đài Truyền
hình Thành phố Hồ Chí Minh) vào tận năm …1992.
Đây không phải là một chương trình hài, mà là sự pha trộn của chính kịch
- hài kịch nhẹ nhàng. Cơ bản là vì không
cần “sâu cay” hay “thâm thúy” gì với nhau trong đêm giao thừa.
Táo quân HTV là một dịp để các gương mặt nghệ sĩ quen thuộc của màn ảnh
nhỏ HTV gặp nhau, cũng như gặp lại khán giả trong dịp cuối năm. Trong đó, mọi
người cùng nhau ôn lại một năm thành công thất bại ra sao, vấn đề là gì, cùng với
một chút propaganda (1) trong đó: Mọi thứ sẽ tươi sáng hơn trong năm mới.
Hơi cliche (2) nhưng phù hợp.
Số lượng nghệ sĩ tham gia cũng rất đông, phải từ 20 đến 30 người và có
thể thay đổi theo từng năm, cũng là cách tạo ra không gian giới thiệu các gương
mặt nghệ sĩ trẻ, mới mẻ đến khán thính giả của màn ảnh nhỏ.
Việc chỉ có độc nhất một nghệ sĩ được diễn một vai cố định của VTV phần
nào cũng thể hiện sự khác biệt về tư duy chính trị.
Đến năm 2019, vì không thể cạnh tranh về độ phủ sóng với đài “truyền
hình quốc gia”, Táo quân HTV dừng sản xuất trong im lặng chứ cũng không chửi bới
khán giả hay ai khác.
Táo quân HTV là một phần quan trọng của tuổi thơ mình đến mức khi VTV
ra mắt chương trình Táo quân riêng vào năm 2003 (với cốt truyện và motif tương
tự), và toàn quốc nghĩ rằng VTV là người sáng tạo ra chương trình này, mình
luôn cho rằng đây là màn cultural hijack (3) kinh điển nhất của thế giới
truyền hình Việt Nam.
Cho đến thời điểm này mình vẫn nghĩ nền tảng của Táo quân VTV là
“ill-founded” (4). Và sự phủ sóng của chương trình này là dựa trên thẩm quyền
chính trị là nhiều hơn thẩm quyền sáng tạo.
Sự lên gân với khán giả từ phía những người tham gia chương trình này
(thường xuyên) là có thể hiểu được.
NGUYỄN QUỐC TẤN TRUNG 24.01.2023
Ghi
chú của TM : Rất tiếc là tác giả cứ thích chêm tiếng Anh vào
trong bài. Tạm dịch, chẳng biết có đúng ý hay không (1) tuyên truyền (2)
sáo ngữ (3) đánh cắp văn hóa (4) phi logic
Publié par Thụy My RFI à 23:56
-------------------
Tư
cách nghệ sĩ của Xuân Bắc !
24/01/2023
https://thuymyrfi.blogspot.com/2023/01/hoang-nguyen-vu-tu-cach-nghe-si-cua.html
Viết ngụ ngôn tự nhận mình là “mẹ thiên hạ” và đá đểu
khán giả vô ơn, Xuân Bắc có còn đủ tư cách nghệ sĩ không?
Tôi đã đọc kỹ bài “ngụ ngôn bánh chưng” của anh Xuân Bắc, một câu chuyện
ngụ ngôn viết rất dở và ngụ ý thì vô cùng thảm hại: anh mắng khán giả vô ơn khi
dám “chê” chương trình Táo quân mà anh đóng một vai “năm nào cũng giống năm
nào” trong đó.
Anh Bắc ạ, Táo quân cũng chỉ là một vở hài kéo dài lê thê suốt bao năm ấy.
Và các anh cũng chỉ thủ vai nhân vật múa máy trong vở hài đó, chứ thực sự các
anh không phải Ngọc Hoàng, cũng chẳng phải Nam Tào quyền năng trên thiên đình
hay dưới âm phủ đâu anh nhé. Anh đừng nhầm lẫn.
Mà đã là diễn viên thủ vai thì chấp nhận khen chê từ khán giả. Hay thì
được khen, dở thì phải chê. Nhất là trong một chương trình giải trí quan trọng
trên đài quốc gia trong một thời khắc quan trọng - chắc chắn phải chinh phục được
đa phần khán giả anh nhé.
Để người ta ngán ngẩm, để người ta chê bai, chắc chắn là nó dở. Mà dở
thì phải rút kinh nghiệm để làm tốt lên, chứ không ai lại có cái kiểu bố láo
như anh cả.
Anh viết câu chuyện ngụ ý các anh là “mẹ” thiên hạ, “mẹ” của khán giả
trong quốc gia này. Anh ngụ ý luôn Táo quân của các anh là bánh chưng, thứ đã
được mang ra thờ phượng cả nghìn năm qua. Ôi, sự “khiêm tốn” kiểu này thì ”đạo
đức” nghệ sĩ anh ”lớn” quá anh Bắc nhỉ?
Thưa, nghệ sĩ không thể là “mẹ” thiên hạ, sự thật là thế. Táo quân
không thể là món đại diện cho dân tộc, sự thật là thế. Các anh kiêu căng tự đại
đặt mình trên cả nhân dân, trên cả dân tộc, anh xứng đáng làm nghệ sĩ nữa
không, anh Xuân Bắc?
***
Giờ thì “mẹ” cùng “bánh chưng” tự nhận nghe cho rõ này:
1/ Có lẽ nhà đài đã quá ưu ái cho ê kíp Táo quân các anh suốt 20 năm
qua, khi năm nào cũng có từng đó, cũng ngôn ngữ ấy, cũng giọng điệu ấy. Từng đó
gương mặt cứ nhai đi nhai lại 20 năm chứng tỏ các anh phải được ưu ái lắm đó,
anh có chịu hiểu điều này không anh Bắc?
2/ Anh và không ít nghệ sĩ một bước lên mây từ chương trình này, có
công danh sự nghiệp và tiền tài, lẽ ra anh nên tạ ơn khán giả thay vì đòi làm mẹ
khán giả và trịch thượng với khán giả như vậy.
Và đến giờ, nhìn cái lối diễn cũ mòn của các anh mà khán giả chúng tôi
năm hết tết đến vẫn phải ngồi nhai, anh nên thấy thương chúng tôi thay vì đòi hỏi
chúng tôi phải biết ơn các anh chứ nhỉ?
3/ Chương trình của các anh đã xa rời thực tế và có nhiều thứ phản cảm
lắm rồi anh Bắc. Ví dụ như cứ chửi bới nhau xoe xóe như chợ vỡ, nó phản văn hóa
vô cùng.
Hay như hình ảnh Bắc đẩu, các anh tạo hình thành hình ảnh “phi giới
tính” nhưng không ít lần mang giới tính ra bỉ bôi cũng như nhiều hành động của
nhân vật rất dị hợm, đã tạo ra những cái nhìn lệch lạc và kỳ thị giới.
4/ Tạm cuối, thưa anh, nếu là một người hoạt động trong lĩnh vực văn
hóa - chứ chưa nói tới nghệ sĩ lớn, thì điều kiện cần đó chính là phải “có văn
hóa”. Vậy phiền anh đọc lại những gì anh viết rồi tự kiểm tra lại văn hóa của
anh đi “mẹ bánh chưng” nhé.
Nghệ sĩ của nghệ thuật khác với kẻ mua vui giữa chợ giải trí anh Bắc ạ.
Vì thế, xin anh đừng đưa thói quen nghề nghiệp của kẻ mua vui để bắt khán giả
phải thế này thế nọ với các anh, không sòng phẳng với khán giả đâu. Các nghệ sĩ
chân chính sẽ chẳng bao giờ làm thế cả anh Bắc ạ!
Tiện thể nhắc thêm chị nhà trật tự chút, đừng như những lần trước mỗi lần
anh có ồn ào nhé!
Chúc anh năm mới bình an!
HOÀNG NGUYÊN VŨ 24.01.2023 (Tựa bài do Thụy My đặt)
Publié par Thụy My RFI à 23:55
----------------------------------------------------------------------------
.
Khán giả không nợ nần gì nghệ sỹ. Nghệ sỹ sáng tác hay trình diễn một
tác phẩm tốt, khán giả sẽ tán thưởng. Ngược lại, nếu là một sản phẩm kém, họ
hoàn toàn có quyền chê.
Khi khán giả cảm ơn nghệ sỹ đã cho họ những giây phút sảng khoái, ấy là
phép lịch sự thông thường. Người nghệ sỹ sống được là nhờ khán giả, nhà văn sống
được nhờ độc giả, hoạ sỹ hay nhạc sỹ cũng vậy.
Đấy là mối quan hệ cung cầu theo thị trường, cũng như thức ăn nuôi cơ
thể, còn nghệ thuật là thức ăn nuôi tâm hồn, nhận thức của con người.
Thử hỏi có chủ nhà hàng nào chửi khách hàng là “ăn cháo đá bát”. Trừ
khi chủ nhà hàng phát cơm miễn phí, làm từ thiện cho ai đấy.
Có nhà văn nào dám chửi độc giả là “ăn cháo đá bát” không? Nếu không có
độc giả mua sách thì nhà văn sẽ chết đói.
Xuân Bắc tuy được trời cho tài năng, được làm nghệ
thuật, được tiếp xúc ngôn từ, kịch bản, được va chạm, được cập nhật những gì về
tình hình xã hội nhưng lại quá kém về nhận thức, được tắm trong môi trường văn
hoá nhưng lại vô văn hoá.
Ở Việt Nam hay có cái kiểu nhận thức ngược kiểu này. Trong ngành công
an cũng vậy. Công an là để phục vụ nhân dân, trấn áp tội phạm nhưng đã xuất hiện
những “bố đời, mẹ thiên hạ, ông nội dân.”
Cán bộ cũng là để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân nhưng lại nghĩ mình
là quan, là cửa trên với dân.
Giờ đây thái độ của một nghệ sỹ nổi tiếng như Xuân
Bắc cũng vậy. Chẳng những vậy, Xuân Bắc còn được xét duyệt là Nghệ sỹ Nhân dân.
Tôi không chắc quá trình ấy đến đâu.
Từ “nhân dân” ở đây rất cao quý, nó thể hiện đấy là một người nghệ sỹ của
nhân dân. Nhưng sau phát ngôn này. Xuân Bắc không bao giờ là nghệ sỹ trong lòng
nhân dân và cậu ta đã làm vấy bẩn cái danh hiệu Nghệ sỹ Ưu tú cậu ấy đang có.
Nghệ sỹ Nhân dân là nghệ sỹ của nhân dân, vì nhân dân chứ nhất định
không phải là bố của nhân dân, lại càng không phải bố láo.
Vậy Xuân Bắc là ai trong lòng khán giả thì tự cậu ấy quyết định. Lời
xin lỗi chân thành, sâu sắc sẽ vớt được phần nào tình cảm của công chúng.
Người nghệ sỹ, nhà văn, nhạc sỹ, hoạ sỹ hay bất cứ ai làm ra sản phẩm
nghệ thuật cũng đều phải khiêm tốn trước khán giả, độc giả, với nhân dân nói
chung. Chỉ có những kẻ ngạo mạn, ngộ nhận và ngu dốt mới không hiểu điều này.
Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=10160251124923965&set=a.10150708808583965
.
====================================================
.
Nhiều khán giả khi xem chương trình Táo quân năm nay trên Đài Truyền
hình VTV đã phê bình là nhạt. Cũng có nhiều ý kiến đề nghị nên chấm dứt mục này
hằng năm. Phản ứng với những lời phê bình đó, Xuân Bắc đã lên mạng dùng lời lẽ hằn học, mất dạy chửi khán
giả.
Thái độ vô học này đã khiến nhiều người thất vọng và giận dữ. Cái láo
và mất dạy của tên diễn viên này đã lên đến đỉnh. Người diễn viên sống nhờ khán
giả, phải biết trân trọng và tri ân. Những lời góp ý với mục đích xây dựng, người
diễn viên phải có thái độ cầu thị, lịch sự và xử sự có văn hoá. Làm người nghệ
sĩ phải biết chấp nhận lời khen lẫn chê. Không nên vì tự ái mà tuôn ra những lời
lẽ khó chấp nhận. Hãy lấy những lời khen chê để làm động lực , học hỏi để tiếp
tục lao động nghệ thuật tốt hơn, cống hiến cho khán giả nhiều tác phẩm có giá
trị hơn.
Chỉ có những kẻ tự cao, tự đại cho mình là trung tâm, là cái rốn của vũ
trụ, là đỉnh cao mới mở miệng chửi rủa khán giả bằng ngôn ngữ vỉa hè như thế mà
tưởng là thâm thuý. Có chút danh tiếng đã ngộ nhận, ảo tưởng mình là bố người
ta, kiêu căng, phách lối, lên mặt dạy đời khi anh chỉ là thằng hề rẻ tiền, tài
năng chưa hẳn hơn ai.
Cái lối thoá mạ người phê bình như thế này không nên xuất phát từ nghệ
sĩ. Chỉ có thứ vô học, vô giáo dục, xem thường người khác, mất dạy mới viết những
lời láo toét, trịch thượng như thế này:
"Sử tô (Xuân Bắc nói lái một câu chửi thề?!) - vừa chê phát là bọn
nó xúm vào chê cùng mặc dù chưa đứa nào ăn miếng nào!".
"Bây giờ mới là ngu tiếp tập hai, ngu đỉnh điểm đây này!".
"Mấy năm trở lại đây năm nào mày cũng nói câu này nhưng năm nào
mày cũng ăn tụt cả lưỡi".
"Mâm cơm 30 thì mày cắm đầu vào ngấu nghiến... rồi mày chê. Mày là
đồ "Ăn cháo đá bát".
"Đồ có lớn mà không có khôn".
"Mày không ăn thì thôi ai bắt mày… Sao mày cứ phải ăn bánh chưng
tao gói rồi để mày chê. Đến rửa lá, vo gạo mày còn không biết làm mà mày lại cứ
dạy mẹ mày gói bánh là sao!?".
"Mày không ăn thì mày cút".
"Mày không ăn bánh chưng mẹ mày gói thì mày ăn... Đào lộn hột đi -
ai cấm!?"
Ở đâu ra cái thứ gọi là nghệ sĩ như thế này hở trời? Được cưng chiều
quá, được tung hô quá nên cứ tưởng mình là vĩ đại, buông những lời khó mà lọt
tai và nói lên nhân cách đốn mạt của nó. Bó tay rồi ông giáo già ơi!
Mùng bốn Tết Quý Mão
DODUYNGOC
https://tuoitre.vn/xuan-bac-mang-nguoi-che-tao-quan-la-an-chao-da-bat-20230124154810988.htm
Xuân Bắc ‘mắng’ người chê Táo quân là ‘ăn cháo đá
bát’?
.
=======================================================
.
(Nhân vụ Táo quân)
Hiểu một cách đơn giản: DANH là cái người ta có (nhờ tài năng, học vấn,
uy tín xã hội, khả năng cống hiến...), còn PHẬN là cái người ta được (có vị thế
xã hội, có công việc tốt, nhận được sự vì nể, ưu đãi của xã hội cả về tinh thần
lẫn quyền lợi vật chất...). Hiểu như vậy vấn đề sẽ đơn giản, thậm chí như một
hiển nhiên: Ai mà chả phải có danh và có phận.
Bởi vì xã hội được thiết lập khi có từ hai người trở lên. Hay nói khác
đi khi nào nảy sinh những quan hệ giữa các cá nhân, khi đó xuất hiện đời sống
xã hội. Để con người có thể sống với nhau trong trật tự, người ta phải thỏa thuận
định ra những nguyên tắc chung. Khi nguyên tắc đó được số đông thừa nhận thì với
mỗi cá nhân là sự bắt buộc phải làm theo và được gọi là luật. Người Hy Lạp cổ
dùng tiêu chí luật để phân biệt giữa văn minh (có luật) với dã man (chưa có luật).
Nhưng trong cuộc sống không phải hành vi nào cũng bị chi phối bởi luật.
Có hàng ngàn ứng xử không cần (và thực tế không thể) dùng luật để duy trì tính
đúng đắn. Sự điều chỉnh hành vi ở đây dựa trên "cảm ứng văn hóa" (cái
đó được cộng đồng tán dương, là cái có thể; cái đó bị cộng đồng lên án, là cái
không thể). Nó tạo ra một thiết chế tinh thần mà luật không với tới. Một xã hội
có văn hóa cao hay thấp phụ thuộc vào cái thiết chế tinh thần ấy. Văn hóa cao
là trong ứng xử làm tăng phẩm giá của nhau, tôn nhau cao lên. Ngược lại hạ giá,
hạ nhục nhau hoặc thường thấy hơn, tạo ra sự khó chịu cho nhau... là biểu hiện
của văn hóa thấp.
Trong một cộng đồng luôn luôn chênh lệch nhau về học vấn, trình độ văn hóa
(điều này, trừ ảo tưởng hay dối trá ra, sẽ là một thực tế vĩnh viễn) lại luôn
luôn va vấp về quyền lợi, thì tự biết mình là ai, tự biết mình được gì, tức là
ý thức về danh và phận, sẽ loại trừ được hầu hết các tình huống (đa số là không
lường trước) đẩy mình đến chỗ thất thố, kệch cỡm, lố bịch, gây tổn thương cho
người khác, nhiễu loạn trật tự và hạ thấp mình. Biết danh và phận mình sẽ có sự
hồn nhiên trong ứng xử và công việc, không phải khổ sở đố kị với người khác, tức
là tự tôn cao mình lên.
Hậu quả của sự không chịu ý thức về danh và phận theo nội hàm trên (ở
đây xin tránh xa quan niệm về Danh và Phận của Khổng Tử) đã cho ra vô vàn ứng xử
thiếu văn hóa mà chúng ta bắt gặp hàng ngày: nịnh trên nạt dưới của bất kỳ ai tự
cho mình có quyền; tìm mọi cách để chòi sang vị trí của người khác; nhân viên
bán hàng giật lại hàng từ tay khách khi họ không mua; văn nghệ sỹ chửi
khán-thính-độc giả khi bị chê bai; lái xe yêu sách hành khách, tinh tướng với
thủ trưởng; nhân viên bảo vệ hành hạ người có nhu cầu làm việc với cơ quan
mình; hộ lí, thậm chí cả bác sỹ mắng bệnh nhân xơi xơi; kẻ dốt nát khinh người
có học; kẻ lười nhác đòi quyền lợi cao hơn người tận tâm cống hiến... Tệ hơn là
người ta muốn quan trọng hóa mình bằng cách hạ nhục người khác. Căn bệnh kinh
niên nhức nhối này có khả năng hủy hoại mọi thứ được coi là tốt đẹp.
Đó đều là hậu quả của việc mỗi người không tự ý thức về danh và phận.
Và suy đến cùng, nó chính là đầu mối của loạn vậy. Trước hết là loạn các thứ tự
giá trị.
Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=10226215260265547&set=a.10214678173885598
.
No comments:
Post a Comment